Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Skip to content
  • Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội thực thi quyền trẻ em; lồng ghép thực hiện quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch, dự án
  • Hội thi câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tỉnh Hưng Yên năm 2019
  • Đồng Tháp: Triển khai các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
  • Hòa Bình: Ban hành Đề án “Tăng cường công tác truyền thông về giữ gìn hạnh phúc gia đình và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”
  • Hà Tĩnh: Góp ý dự thảo các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ
  • Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng
    Tỉnh Nghệ An: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.

Nạn bắt nạt trên mạng ngày càng trở nên nghiêm trọng và diễn ra 24/7. Đe doạ trực tuyến có thể ẩn danh, không dễ theo dõi, và lây lan nhanh hơn bao giờ hết. Đã có những trường hợp nạn nhân trẻ tuổi bị lấy đi mạng sống do bị quấy rối trực tuyến: Ashlynn Conner, Megan Meier, Hailee Lamberth, v.v.

Ngăn chặn đe dọa trực tuyến không có nghĩa là tránh tất cả các công cụ Internet và từ chối các tiện ích của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Thay vào đó, cần chú ý theo dõi những gì sẽ gây hại cho môi trường trực tuyến của con bạn.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 8 bước ngăn chặn bắt nạt trên mạng cho con bạn, giúp con bạn an toàn trước những mối đe dọa tiềm ẩn trực tuyến đó.

Bắt nạt là khi ai đó cố tình lặp lại lời nói hoặc hành động để làm tổn thương cảm xúc của người khác, khiến họ cảm thấy tồi tệ, xấu hổ. Về lâu dài, nạn nhân bị bắt nạt sẽ bị lo lắng, trầm cảm, thậm chí tự tử.

Bắt nạt trên mạng là một hình thức bắt nạt sử dụng công nghệ như internet, email, phương tiện truyền thông xã hội, điện thoại, cộng đồng trò chơi trực tuyến, v.v. để gây hại cho người khác.

Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Nhận thức tình hình

95% thanh thiếu niên đang sử dụng điện thoại thông minh và 87% thanh thiếu niên đã chứng kiến bắt nạt trực tuyến xảy ra. Do đó, nguy cơ con bạn bị bắt nạt trực tuyến là rất cao. Bạn có thể biết Hana Kimura, một đô vật chuyên nghiệp người Nhật Bản, đã qua đời ở tuổi 22. Cô từng bị bắt nạt trên mạng. Điều này phần nào chứng tỏ rằng Internet càng phát triển thì nạn bắt nạt trên mạng càng trở nên nghiêm trọng.

Bắt nạt xảy ra ở khắp mọi nơi trên Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, email.

Với những thay đổi đột phá của công nghệ, con bạn đang sống trong môi trường dễ bị bắt nạt nhất hơn bao giờ hết. Hãy là một người bạn luôn bên cạnh chúng, liên tục theo dõi thiết bị di động của con bạn và các hành vi trực tuyến của chúng để luôn chuẩn bị tốt cho mọi mối đe dọa tiềm ẩn đến con bạn.

Hãy thử và bạn có thể thích điều này: 

Để luôn chuẩn bị tốt cho mọi mối đe dọa tiềm ẩn, hãy luôn cập nhật những thông tin hữu ích. Theo một cuộc khảo sát của Google vào tháng 12 năm 2018, bắt nạt trên mạng được coi là vấn đề an toàn số 1 trong lớp học đối với trẻ em.

Là cha mẹ, điều quan trọng là phải tìm hiểu tất cả các dấu hiệu (sẽ được liệt kê sau) cho thấy con bạn đang bị bắt nạt hoặc là kẻ bắt nạt, để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Một quan niệm sai lầm đó là con gái có nhiều khả năng là nạn nhân bị bắt nạt hơn con trai. Trên thực tế, cả hai giới tính đều có thể là nạn nhân và là kẻ bắt nạt. Trong khi con trai có xu hướng đe dọa sử dụng bạo lực, con gái lại tập trung vào cảm xúc, dùng lời nói để hạ lòng tự trọng của nạn nhân.

Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Một đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng thường xấu hổ và sợ gặp phải nhiều kẻ bắt nạt hơn nếu kẻ bắt nạt biết trẻ đã nói với người lớn. Vì vậy, trẻ có thể ngại nói về vấn đề chúng đang gặp phải, cho cha mẹ biết.

Khi con bạn không nói với bạn bất cứ điều gì, không có nghĩa là mọi thứ đều ổn. Cha mẹ có trách nhiệm phát hiện các dấu hiệu cho thấy con bạn là nạn nhân của bắt nạt trên mạng:

– Trốn học

– Thành tích học tập giảm sút không rõ nguyên nhân

– Xấu hổ, lo lắng, chán nản, căng thẳng

– Thay đổi cảm xúc bất chợt

– Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích

– Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống

– Ngừng sử dụng máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào

– Cố gắng tự làm hại bản thân hoặc đe dọa tự tử, v.v.

Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Đối với trẻ có khả năng là kẻ đi bắt nạt, hãy tính đến những hành vi sau:

– Đánh giá ngoại hình người khác: Nếu con bạn dành nhiều thời gian cho việc trang điểm, làm tóc, quần áo,… hoặc quá coi trọng số lượng người theo dõi hoặc lượt thích trên mạng xã hội, con bạn có khả năng đánh giá/ chê bai ngoại hình người khác (hầu hết đúng với các cô gái).

– Dễ nổi nóng: Nhiều thanh thiếu niên thể hiện sự tức giận thông qua hành động hoặc lời nói khi mọi thứ không như họ mong đợi. Nếu con bạn không thể kiềm chế cơn giận của mình ở nhà và thường xuyên gây sự với các thành viên trong gia đình, điều đó cũng có thể xảy ra ở trường.

Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew, 95% thanh thiếu niên kết nối với Internet, trong số đó, 85% là người dùng mạng xã hội. Khi tiếp xúc nhiều với thế giới ảo như vậy, trẻ chắc hẳn đã chứng kiến ​​hoặc thậm chí gặp phải một số hình thức bắt nạt.

Kẻ bắt nạt khiến bản thân cảm thấy tốt hơn bằng cách hành hạ những người xung quanh. Vì vậy, thay vì hành động cảm tính, hãy dùng lí trí. Suy nghĩ lí trí đòi hỏi cả sự thừa nhận và sự phớt lờ.

Đối với những người chứng kiến ​vụ bắt nạt, hãy báo cho bạn bè, giáo viên hoặc các thành viên trong gia đình. Đối với những người bị bắt nạt, thay vì đáp trả, tránh tiếp xúc và trao đổi với kể bắt nạt.

Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Phản ứng tốt nhất là không có phản hồi nào cả. Chặn kẻ bắt nạt không chỉ nơi họ bắt nạt bạn mà còn tất cả các tài khoản mà họ tồn tại: Instagram, Facebook, Twitter, Snapchat, email. Việc chặn không chỉ ngăn kẻ bắt nạt tiếp xúc, theo dõi con bạn, mà còn ngăn chúng nhắm mục tiêu vào các mối quan hệ chung của con bạn.

Bằng cách chống trả, bản thân sẽ trở thành kẻ bắt nạt. Đây có thể là một cách để giải quyết vấn đề, tuy nhiên, cảm giác mà con bạn có được sau khi đánh trả có thể kích hoạt hành vi phòng thủ và hung hăng hơn trong tương lai. Nếu tình trạng tiếp diễn, con bạn có thể dễ dàng bị kích động khi có sự cố. Như đã nói, đừng tiếp tục tương tác và tạo cơ hội kẻ bắt nạt.

Vì mỗi người đều có quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau, hãy giáo dục con bạn biết lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân và tuyệt đối không tự cho mình đúng.

Và nếu người khác đưa ra những lời ác ý với con bạn, cho con bạn biết bạn hiểu cảm giác muốn trả đũa của chúng, nhưng khuyên chúng kìm hãm cảm giác đó lại vì trả đũa không có lợi ích gì cho con bạn.

Dựa theo “Dữ liệu về Đe doạ Trực tuyến năm 2019” của Patchin, 37% thanh thiếu niên đã bị bắt nạt trực tuyến và 30% trong số đó đã từng bị bắt nạt nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ 1 trong 10 nạn nhân thông báo cho cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy về việc đó, theo số liệu của Hội đồng Phòng chống Tội phạm của Mỹ.

Việc ngại nói với cha mẹ có thể xuất phát từ sự thiếu giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình hoặc trẻ sợ rằng hành vi quấy rối sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu kẻ bắt nạt phát hiện ra họ đã nói với người lớn, cũng có thể là cảm giác sợ hãi và xấu hổ.

Là học sinh em làm gì để góp phần đây lùi và ngăn chặn hành vi bắt nạt xâm hại / quấy rối trên mạng

Dù lý do là gì, con cái có chịu đựng được những tổn thương tâm lý không thể hồi phục hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ. Hãy tỉnh táo, luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ khó khăn cùng con.

Nếu bạn tin rằng con bạn đang bị bắt nạt, hoặc là kẻ bắt nạt (dựa trên các dấu hiệu ở trên), chỉ cần liên hệ ngay với giáo viên, ban giám hiệu nhà trường hoặc thậm chí bác sĩ trị liệu khi cần thiết.

Vì bị bắt nạt trên mạng bằng những tin nhắn lăng mạ và gây tổn thương, David Molak, 15 tuổi, đã treo cổ tự tử. Hoặc, Hailee Lamberth, 13 tuổi, đã lấy đi mạng sống của mình do liên tục bị đe dọa trực tuyến trên các diễn đàn nhắm vào tình trạng sức khỏe của bé.

Đe doạ trực tuyến có thể vượt qua ranh giới, sang quấy rối bất hợp pháp. Để thảm kịch này sẽ không xảy ra với con bạn, hãy nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bắt nạt.

Tiếp cận con ngay lập tức, chụp ảnh màn hình và lưu tất cả các bài đăng, tin nhắn và lời đe dọa từ kẻ bắt nạt và đưa mọi thứ lên ban giám hiệu nhà trường và thậm chí cảnh sát nếu bạn cảm thấy mọi việc quá nghiêm trọng để tự xử lý.

Phòng ngừa luôn tốt hơn đối phó. Khi đăng bài trực tuyến, khuyên con bạn giới hạn đăng số lượng ảnh và thông tin cá nhân, chỉ nên chia sẻ với những người thân thiết và đáng tin cậy, nếu không thì hãy để ở chế độ riêng tư.

Đồng thời, tăng tính bảo mật cho các ứng dụng. Sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu như xác thực hai yếu tố trên Facebook để giữ an toàn cho danh tính trực tuyến của con bạn. Tạo mật khẩu an toàn, thay đổi thường xuyên và không bao giờ tiết lộ mật khẩu, mã PIN, v.v.

Bên cạnh đó, hãy thận trọng và không bao giờ để điện thoại, máy tính ở những nơi công cộng để kẻ có ý đồ có cơ hội xâm nhập và lấy cắp thông tin của con bạn.

Bạn có thể cũng sẽ cần: