Khóc dạ đề là gì

Làm gì khi trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì

Khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi, thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm.

1. Thế nào là khóc dạ đề?

Mỗi đêm trẻ thường bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, không chịu ngủ yên, hoặc có những trẻ đang ngủ thỉnh thoảng lại giật mình tỉnh dậy, khóc thét. Trẻ khóc đêm hay ưỡn người, trán vã nhiều mồ hôi, da trẻ thường nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, chán ăn, tiểu tiện dài, trong, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt và rêu lưỡi trắng mỏng. Biểu hiện của trẻ là khóc dữ dội đồng thời kèm theo dấu hiệu toàn thân trở nên đỏ ửng, lưng cong lại, tay nắm chặt còn hai chân cò về phía bụng căng cứng, đó là dấu hiệu của những cơn đau.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề:

  • Khóc kéo dài nhiều hơn ba giờ/ ngày
  • Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần
  • Khóc hơn ba tuần/tháng

Trẻ khóc dạ đề, hay khóc đêm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, không những thế còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lý và giấc ngủ của những người khác trong gia đình do phải thức đêm, ngủ không đủ giấc dẫn tới mệt mỏi, lo âu và ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau.

Theo các chuyên gia ở khoa nhi, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học cụ thể nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm, và cũng chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Khóc dạ đề là gì

Trẻ khóc dạ đề bam đêm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ


2. Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không gây đau, nhưng đột nhiên vì một lý do nào mà gây nên nhu động ruột tăng lên không đều, dẫn tới đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì ngừng.

Khóc dạ đề thường do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ như: ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hay trước lúc đi ngủ đùa nghịch quá độ làm cho thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh.

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Trẻ khóc dạ đề có khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ.

Tuy nhiên cần phân biệt trẻ khóc đêm, khóc dạ đề với các chứng khóc đêm thông thường khác gây khóc to, kéo dài trong đêm ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bị đau
  • Trẻ mọc răng
  • Tã hoặc quần áo mặc cho bé quá chật
  • Trẻ bị đói hoặc khát
  • Trẻ khóc do các giấc ngủ không trọn
  • Trẻ ăn sữa quá no
  • Đau bụng
  • Trẻ bị mệt do người thân có những động tác mạnh
  • Bị dị ứng với thực phẩm có trong khẩu phần ăn của mẹ

Khóc dạ đề là gì

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trẻ khóc dạ đề ban đêm

3. Làm gì khi con khóc dạ đề?

Các triệu chứng khóc dạ đề, khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh đều ít nhiều gây ra lo lắng, bối rối cho các ông bố, bà mẹ và đặc biệt khi em bé khóc vào các buổi chiều, tối hoặc về đêm. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia y khoa, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, trong các trường hợp trẻ bú tốt, không bị giảm cân, và trẻ vẫn phát triển bình thường, thì điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ là các mẹ phải giữ bình tĩnh và thoải mái, làm giảm sự khó chịu của bé bằng cách thể hiện sự yêu thương để bé cảm nhận được như:

  • Ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ người mẹ truyền sang.
  • Mẹ nhẹ nhàng hát ru em bé bằng những bài hát ru hoặc cho em bé nghe các bản nhạc dịu dàng.
  • Đặt em bé nằm ngủ trong một không gian êm ái, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Trong một trường hợp ngoại lệ, có thể cho bé làm quen với những tiếng ồn có âm lượng nhẹ.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và vùng bụng cho em bé bằng các loại tinh dầu thảo mộc...
  • Tránh những tâm trạng căng thẳng ở mẹ khi cho bé bú, vì nghĩ rằng nguyên nhân khóc ở bé do đói, đồng thời cũng không nên ép bé ăn quá no nếu bé có những hành động có tính phản đối. Bởi ăn quá no sẽ khiến bé khóc vì đầy hơi hoặc đau bụng.
  • Không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, nếu không có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhi.

Tóm lại, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không cần phải chữa trị đặc hiệu, trừ khi các bà mẹ nhận thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ ví dụ như: khóc kéo dài gần 4 giờ, khóc có kèm theo sốt, nôn mửa, tiêu chảy, tiêu ra máu, trẻ có biểu hiện mệt lả, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngược lại, nếu sau những cơn khóc kéo dài, mà trẻ trở lại bình thường, vui, khỏe, bú tốt, thì các bà mẹ cần yên tâm và cố gắng trấn tĩnh chờ cho 3 tháng đầu đời của bé dần trôi qua.

                                                                                                                               (Theo Vimec.vn)

Sau bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, thiên thần nhỏ cũng đến bên mẹ. Hằng ngày con chỉ ngủ, ăn, tè và khóc. Rồi một ngày, con đang ngủ giật mình khóc thét, trán vã mồ hôi với đôi tay nắm chặt, đôi chân khua khoắng và khuôn mặt đỏ bừng không vui.

Dù có cố gắng thế nào đi nữa, mẹ cũng không thể dỗ dành đứa con đang khóc của mình – và đó không phải là tất cả: Con lặp đi lặp lại những tiếng khóc đau lòng, căng thẳng này vào cùng một thời điểm vào mỗi tối cùng một lúc dường như chẳng thể dỗ nín. Người ta bảo đó là khóc dạ đề và bắt đầu kể những chuyện tâm linh về nó làm mẹ lo lắng mãi không thôi.

Trẻ khóc dạ đề đã là “nỗi ám ảnh không lỗi thoát” của nhiều gia đình từ xưa đến nay. Vì vậy, đã có không ít lời đồn đoán về những nguyên nhân tâm linh khiến trẻ khóc dạ đề, cụ thể là:

  • Ma quỷ trêu chọc bé
  • Bé sinh vào giờ xấu: giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dần mùa hạ, giờ Tý mùa thu, giờ Mão mùa đông.
  • Phong thủy ngôi nhà chưa phù hợp

Khóc là cách tốt nhất, và đôi khi là duy nhất để trẻ giao tiếp với ba mẹ. Nhưng khóc dạ đề thì xảy ra đột ngột và lý do thì chưa được xác định, cho nên khóc dạ đề chưa có cách điều trị.

Khóc dạ đề không phải là bệnh mà là sự kết hợp của các hành vi khó chịu như tay chân khua khoắng, gào thét không thôi. Vấn đề là không có giải pháp nào cho chứng khóc dạ đề ở trẻ ngoài việc chịu đựng những cơn khóc này cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi. Khóc dạ đề rất phổ biến phổ biến, tỉ lệ xảy ra ở khoảng 1/5 trẻ sơ sinh.

Khóc dạ đề là gì
Trẻ khóc dạ đề (Ảnh minh hoạ)

Một số vấn đề, bệnh lý khiến trẻ khóc dạ đề

  • Các giác quan bị kích thích quá mức: Ở trẻ sơ sinh có một cơ chế tích hợp để điều chỉnh tầm nhìn và âm thanh xung quanh, cho phép trẻ ngủ và ăn mà không bị môi trường làm phiền.Tuy nhiên, gần cuối tháng đầu tiên, cơ chế này biến mất – khiến trẻ nhạy cảm hơn với các kích thích xung quanh. Với rất nhiều cảm giác mới đến với các bé, một số trẻ sơ sinh cảm thấy quá tải, thường là vào cuối ngày. Để giải tỏa căng thẳng đó, bé khóc.

    Về lý thuyết, khóc dạ đề kết thúc khi em bé học cách lọc ra một số tác nhân kích thích từ môi trường và tránh được tình trạng quá tải về giác quan.

  • Hệ tiêu hóa chưa phát triển:
    Tiêu hóa thức ăn là một nhiệm vụ lớn đối với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Do đó, thức ăn có thể đi qua quá nhanh và không được phân hủy hoàn toàn, dẫn đến đau bụng do đầy hơi trong ruột.
  • Trẻ nôn trớ (trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày): Có kết quả nghiên cứu rằng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh (nôn trớ) có thể gây ra các cơn đau bụng khiến bé khóc. Các triệu chứng bao gồm thường xuyên khạc nhổ, ăn uống kém và cáu kỉnh trong và sau khi bú. Tin vui cho mẹ là hầu hết trẻ sơ sinh sẽ hết nôn trớ khi được 1 tuổi và cơn đau bụng thường biến mất rất lâu trước đó.
  • Dị ứng thức ăn, sữa:
    Một số chuyên gia tin rằng đau bụng là kết quả của dị ứng đạm sữa bò (hoặc không dung nạp đường lactose) ở trẻ bú sữa công thức. Ít thường xuyên hơn, đau bụng có thể là phản ứng với các loại thực phẩm cụ thể trong chế độ ăn của Mẹ ở trẻ bú sữa mẹ.
  • Trẻ hít phải khói thuốc lá:
    Một số nghiên cứu cho thấy rằng những bà mẹ hút thuốc trong hoặc sau khi mang thai có con khóc dạ đề. Vì vậy, mẹ không cho phép người hút thuốc lại gần bé, không đem bé đến môi trường có khói thuốc để cải thiện tình trạng trẻ khóc đêm.

Triệu chứng trẻ khóc dạ đề

Cha mẹ có thể dựa vào một số triệu chứng được liệt kê dưới đây để phân biệt khóc dạ đề và khóc thông thường:

  • Cơn khóc kéo dài tổng cộng ít nhất 3 giờ một ngày, ít nhất 3 ngày một tuần và trong ít nhất 3 tuần liên tiếp.
  • Bé thường khóc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Bé khóc không phải vì bỉm bẩn hoặc đói bụng hay mệt mỏi
  • Tay chân bé khua khoắng không yên
  • Vừa nhắm mắt vừa khóc
  • Vừa khóc vừa đánh rắm
  • Giật mình khóc thét khi ngủ

Khóc dạ đề bao lâu thì hết?

May mắn là khóc dạ đề ở trẻ không kéo dài mãi mãi. Hầu hết các trẻ bắt đầu khóc tại khoảng 2 đến 3 tuần tuổi (muộn hơn ở trẻ sinh non), cao điểm vào khoảng 6 tuần tuổi và sau đó thường bắt đầu giảm dần sau 10 đến 12 tuần.

Khi đủ 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh khóc dạ đề sẽ chấm dứt tình trạng này. Khóc dạ đề có thể ngừng đột ngột – hoặc kết thúc dần dần tùy bé.

Xử trí khi trẻ khóc dạ đề?

Tất nhiên là khi bé khóc, việc giữ bình tĩnh là rất khó khăn, vì vậy, cha mẹ nên làm một số việc để dỗ bé nín:

  • Ôm ấp và âu yếm bé, ba mẹ cần giúp bé cảm nhận được sự an toàn, bảo bọc, trẻ sơ sinh có nhu cầu cảm nhận cảm giác này cho đến khi được 9 tháng tuổi. Bạn lo lắng rằng việc ôm con quá nhiều sẽ khiến con hư hỏng hoặc đeo bám? Vậy thì hãy đặt những nỗi sợ hãi sang một bên, việc ôm ấp không chiều hư một đưa trẻ sơ sinh, bé cần bạn xoa dịu theo cách này.
  • Ủ ấm bé, cuộn bé trong chăn ấm sẽ cho bé cảm giác an toàn và làm dịu cơn khóc của bé.
  • Mở những âm thanh đều đều như tiếng hát ru, tiếng nước chảy róc rách, tiếng gõ mõ đều đều, sẽ làm cho bé bình tĩnh hơn.
  • Nếu nhà có nôi hoặc võng, cha mẹ hãy nhẹ lắc, sự chao đảo đều đặn sẽ đưa bé về lại giấc ngủ, nếu đang bế bé, ba mẹ cần nhạ nhang đu đưa bé.
  • Thử cho núm vú vào miệng bé, tránh đưa bình sữa cho bé lúc bé đang khóc để tránh làm bé sặc. Một số trẻ khóc dạ đề có thể dỗ bằng cách cho bú.
  • Thay đổi không khí quanh bé, không khí trong lành ngoài trời có thể làm dịu sự khó chịu khiến bé khóc.

Ba mẹ cần ghi nhớ: không bao giờ được cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào, thảo dược hay những thứ khác mà không nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước. Cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống của mẹ và bé.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù có khả năng bé khóc dạ đề là do đau bụng, nhưng nếu như bé khóc ngặt nghẽo kéo dài, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.

Khi gặp được bác sĩ nhi khoa, ba mẹ cần mô tả chi tiết về những lần bé khóc (thời gian, cường độ, động tác tay chân, bất kỳ sự khác biệt nào so với bình thường và bất kỳ triệu chứng đi kèm nào) cũng sẽ giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng hoặc dị ứng sữa, …

Khóc dạ đề là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, không có cách điều trị cụ thể. Những mẹo chữa khóc dạ đề dân gian chưa được chứng minh hiệu quả và ảnh hưởng đến bé, cho nên cha mẹ không nên thực hiện khi chưa tham khảo bác sĩ nhi khoa. Nếu bé khóc dạ đề liên tục 3 tuần, cha mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ xác định xem có bệnh lý cụ thể nào khiến bé khóc hay không để điều trị.

Các bác sĩ nhi khoa giỏi

Tham khảo từ Top 10 bác sĩ nhi giỏi ở Tp. HCM, nổi bật là các bác sĩ sau:

Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com