Kháng nguyên sars cov 2 bất hoạt là gì

Đội ngũ bác sĩ

Về trang chủ

Giới thiệu

Dịch vụ y tế

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateReminders StrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Mục lục bài

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateReminders StrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Menu

6 LOẠI VACCINE COVID-19 PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

  • Series toàn tập về Covid-19 (Sars Cov 2)

Vắc xin (vaccine) là giải pháp duy nhất để chống lại virus SARS-CoV-2 trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lấy đi tính mạng của hàng triệu người và gây gánh nặng lên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vắc xin Covid – 19 nào phổ biến nhất hiện nay?

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin như thế nào?

Tiêm vắc xin covid gồm mấy mũi?
... là những thắc mắc được hàng triệu người quan tâm.

Mục lục nội dung

1. Vắc xin Covid – 19 là gì?

Vắc xin Covid – 19 là chủng loại vắc xin ngăn ngừa virus Corona và viêm đường hô hấp cấp. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất thành công vắc xin Covid – 19 và cho hiệu quả tích cực.

Cuối tháng 02/2020, WHO đã bày tỏ quan ngại về việc sản xuất thành công một loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 trong vòng 18 tháng.

Thế nhưng chỉ 8 tháng sau, cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin Covid – 19 đã có 320 ứng viên tham gia trên toàn cầu, đưa vắc xin Covid – 19 trở thành loại vắc xin có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử.

Đến tháng 11/2020, đã có 56 ứng cử viên vắc xin Covid – 19 đang trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, trong đó vắc xin AstraZeneca vương lên top dẫn đầu những loại vắc xin phòng bệnh Covid – 19 vì nhà sản xuất đã công bố kết quả khả quan từ các phân tích của thử nghiệm lâm sàng vắc xin pha III và đưa tới hy vọng tươi sáng, hứa hẹn sẵn sàng cung cấp 3 tỷ liều vắc xin cho người dẫn trên toàn cầu.

Vắc xin là giải pháp chấm dứt dịch bệnh Covid – 19

2. Cơ chế sản sinh miễn dịch của vắc xin Covid – 19 như thế nào?

Trên thế giới hiện có đến hơn 100 loại vắc xin Covid – 19 đang ở các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Sự tác động của mỗi loại vắc xin sẽ theo cơ chế khác nhằm tạo ra miễn dịch, nhưng cơ chế chung của tất cả các loại vắc xin Covid – 19 đều tạo ra kháng thể chống lại virus và tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh nếu bị tấn công trong tương lai.

Hiện nay các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu thời gian các tế bào ghi nhớ này bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2 là bao lâu?

Vắc xin AstraZeneca được sản xuất theo cơ thể vector, có nghĩa là vắc xin sử dụng virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), virus này đã mất khả năng sao chép, có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus SARS-CoV-2, tên Spike hoặc S. Protein.

Protein gai bề mặt được sản xuất, hệ thống miễn dịch sẽ tiếp tục tạo ra các loại tế bào ghi nhớ sau khi tiêm vắc xin. Nếu virus SARS-CoV-2 tấn công cơ thể trong tương lai, những tế bào này sẽ phát hiện ra virus bằng cách nhận ra protein tăng đột biến trên bề mặt virus.

Khi các tế bào miễn dịch đi qua virus SARS-CoV-2 ở trong cơ thể thì chúng sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể và tế bào lympho T ngăn chặn virus lây lan, giảm biến chứng do Covid – 19 gây ra.

2.1. Miễn dịch chủ động

Sử dụng huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để tạo ra miễn dịch thụ động chống Covid – 19. Huyết thanh này có chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch từ Globulin siêu miễn dịch. Điển hình như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được tổng hợp từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng. 

2.2. Miễn dịch bị động

Vắc xin AstraZeneca sản xuất theo cơ chế vector

3. Công dụng phòng bệnh của vaccine Covid – 19 là gì?

Virus SARS-CoV-2 đặc biệt nguy hiểm vì có khả năng lây lan nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao. Hệ thống y tế hiện đại trên khắp thế giới đã rơi vào tình trạng quá tải, hàng triệu y bác sĩ và nhân viên y tế bị mắc bệnh đã phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ kể từ khi đại dịch Covid – 19 xuất hiện.

Đứng trước thời điểm khẩn cấp của y tế thế giới, vấn đề quan trọng được WHO đặt lên hàng đầu là thúc đẩy sản xuất vắc xin nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, vắc xin Corona xuất hiện như một sự kiện lớn mang đến niềm cho hàng triệu dân.

Vắc xin giúp nâng cao hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng, giảm số ca tử vong, chấm dứt cuộc chiến với Covid – 19, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, người dân được bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2, tái thiết cuộc sống binh thường an toàn – khỏe mạnh.

4. Có mấy loại vắc xin phòng Covid – 19?

Sự khác biệt giữa các ứng viên vắc xin và công nghệ sản xuất vắc xin là những điểm độc đáo trong cuộc chạy đua sản xuất vắc xin corona.

Hiện tại, các loại vắc xin Covid – 19 được sản xuất theo 3 cơ chế chính:

Vắc xin mRNA
Phân tử RNA được vắc xin này đưa vào để tổng hợp tế bào của cơ thể. mRNA tổng hợp của vắc xin sẽ hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường virus sẽ tổng hợp loại protein này). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại protein của virus. Vì thế, cơ thể vừa được nhận vắc xin lại vừa tạo ra kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).

4.1. Cơ chế sản xuất của các loại vắc xin Covid – 19 hiện tại

mRNA tổng hợp protein mới chống lại virus

Vắc xin protein
Thành phần của vắc xin này gồm các mảnh protein tinh khiết của virus SARS-CoV-2. Sau khi cơ thể được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ ghi nhận protein này như một “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Cùng với đó, vắc xin sẽ giúp tế bào ghi nhớ nhận diện, tiến hành tiêu diệt những tác nhân gây bệnh nếu bị tấn công trong tương lai.

Vắc xin vector
Khác với hầu hết các loại vắc xin thông thường, vắc xin dựa trên virus vector không thực sự chứa kháng nguyên mà sẽ sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất kháng nguyên.

Vắc xin được sản xuất dựa vào việc sử dụng một loại virus đã được biến đổi (vector) để vận chuyển mã di truyền cho kháng nguyên.

Mã di truyền của vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 là các protein gai trên bề mặt của virus, khi được tiêm vào trong cơ thể, vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên để kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Vắc xin sẽ sao chép những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với virus, mang lại lợi thế kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào lympho T và sản xuất kháng thể của tế bào lympho B.

4.2. Các loại vắc xin Covid – 19 hiện có 

Việt Nam có chỉ định 4 đơn vị tham gia vào công cuộc “chạy đua với thời gian” để nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc xin Covid – 19, trong đó có 3 đơn vị nhiều kinh nghiệm từng nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.

Dự kiến, Việt Nam sẽ sản xuất 4 loại vắc xin phòng Covid – 19 gồm:

4.2.1. Vắc xin phòng Covid – 19 được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam

  • Sản xuất tại: Nanogen (Việt Nam)
  • Bản chất: Protein tái tổ hợp
  • Phác đồ tiêm: Gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi các nhau 28 ngày, tiêm nhắc sau 1 năm
  • Giá tiền: Chưa công bố

Nanocovax

  • Sản xuất tại: Vabiotech (Việt Nam)
  • Bản chất: Vector virus
  • Phác đồ tiêm: Chưa có dữ liệu
  • Giá tiền: Chưa công bố

Chưa đặt tên (Vabiotech)

  • Sản xuất tại: IVAC (Việt Nam)
  • Bản chất: Vector virus
  • Phác đồ tiêm: Chưa có dữ liệu
  • Giá tiền: Chưa công bố

Chưa đặt tên (IVAC)

  • Sản xuất tại: PoLyvac (Việt Nam)
  • Bản chất: Vector virus
  • Phác đồ tiêm: Chưa có dữ liệu
  • Giá tiền: Chưa công bố

Chưa đặt tên (Polyvac)

Đứng trước tình hình dịch Covid – 19 đang hoành hành trên toàn cầu, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân, các nhà nghiên cứu khoa học đang nỗ lực hết mình để có thể sớm cho ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid – 19.

Sau hơn 1 năm Covid – 19 xuất hiện, đến nay có 11 loại vắc xin được đánh giá cao đang được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới đó là:

4.2.1. Vắc xin phòng Covid – 19 được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

  • Nhà sản xuất: The University of Oxford; AstraZeneca; (Anh)
  • Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)
  • Trụ sở: Vương quốc Anh

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca

  • Nhà sản xuất: Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga)
  • Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)
  • Trụ sở: Viện nghiên cứu Gamaleya

Sputnik V

  • Nhà sản xuất: Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ)
  • Bản chất: mRNA
  • Trụ sở: Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc

BNT162b2

  • Nhà sản xuất: Moderna(Mỹ)
  • Bản chất: mRNA
  • Trụ sở: Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington Washington Health Research Institute

mRNA-1273

  • Nhà sản xuất: CanSino Biologics (Trung Quốc)
  • Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)
  • Trụ sở: Bệnh viện Tongji Vũ Hán, Trung Quốc

Ad5-nCoV

  • Nhà sản xuất: Johnson & Johnson (Mỹ)
  • Bản chất: Vắc xin vector (adenovirus)
  • Trụ sở: Johnson & Johnson

JNJ-78436735 (Ad26.COV2.S)

  • Nhà sản xuất: Novavax (Mỹ)
  • Bản chất: Vắc xin “protein dạng mảnh (protein gai của virus SARS-CoV-2)”
  • Trụ sở: Novavax

NVX-CoV2373

  • Nhà sản xuất: Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm)
  • Bản chất: Vắc xin bất hoạt
  • Trụ sở: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam

BBIBP-CorV

  • Nhà sản xuất: Sinovac (Trung Quốc)
  • Bản chất: Vắc xin bất hoạt
  • Trụ sở: Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac

CoronaVac

  • Nhà sản xuất: Bharat Biotech; National Institute of Virology (Ấn Độ)
  • Bản chất: Vắc xin bất hoạt
  • Trụ sở: Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia.

Covaxin

  • Nhà sản xuất: Vaxine Pty Ltd. (Úc)
  • Bản chất: Vắc xin protein tái tổ hợp đơn giá
  • Trụ sở: Bệnh viện Hoàng gia Adelaide (Australia).

COVAX-19

Vắc xin phòng Covid – 19 giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2, giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, mỗi người vẫn cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa dịch để bảo vệ bản thân và gia đình. 

Để hiểu rõ hơn về các loại vắc xin phòng Covid – 19 trên thế giới, hãy tham khảo nội dung trong bảng so sánh dưới đây:

5. So sánh ưu – nhược điểm của 6 loại vắc xin Covid – 19 phổ biến nhất hiện nay

  • Kỹ thuật: mRNA
  • Nơi chấp nhận cấp phép: Mỹ và 79 nước khác
  • Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 3 tuần
  • Điều kiện bảo quản: 36 - 46 độ F (2,2, - 7,7 độ C) trong 1 tháng (không pha loãng)
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 159 triệu
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 95% sau 7 ngày tiêm liều thứ 2 với thử nghiệm lâm sàng

    97% hiệu quả trên thực tế kiểm nghiệm tại Israel

  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: 90% trong thử nghiệm lâm sàng

    94% hiệu quả đối với bệnh nhân COVID - 19 trên 65 tuổi nằm viện tại Mỹ

  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: 80% trong thực tế với những người đã tiêm vắc xin Pfrizer hoặc Moderna tại Mỹ &

    91,5% hiệu quả trên thực tế tại Israel

  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: 93,7% với người trên 55 tuổi, 7 ngày sau mũi tiêm thứ 2 trong thử nghiệm lâm sàng

    96,4% hiệu quả đối với người trên 65 tuổi mắc COVID - 19 có triệu chứng trong thực tế Israel

  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): 86% hiệu quả trên thực tế tại Anh (nơi chủng B.1.1.7 chiếm phần lớntrong thực tế tại Qatar
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): Hiệu quả giảm nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

    75% hiệu quả thực tế tại Qatar

  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): Đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): Hiệu quả giảm nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt với chủng B.1.617.1 dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

    87,9% hiệu quả đối với chủng B.1.617.2 trên thực tế tại Anh

  • Công bố dữ liệu: Có
  • Lưu ý về tính an toàn: Hầu hết các phản ứng có hại thường gặp trong thử nghiệm lâm sàng là mệt mỏi và nhức đầu, sau liều thứ 2 đủ nghiêm trọng để cản trở hoạt động hàng ngày ở ít hơn 4% người nhận.
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Hiếm có.

    11.1 trường hợp trên một triệu liều được ghi nhận trong một tuần theo dõi vào tháng 12

  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Trên 12 tuổi. 100% hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ từ 12 - 15 tuổi
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Thử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ mang thai bắt đầu vào tháng 2/2021. Các phát hiện sơ bộ trong thực tế từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 không cho thấy mối lo ngại rõ ràng về an toàn ở những phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin

Pfizer (Mỹ) & BioNTech (Đức)

  • Kỹ thuật: mRNA
  • Nơi chấp nhận cấp phép: Mỹ và 79 nước khác
  • Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 4 tuần
  • Điều kiện bảo quản: 30 ngày trong tủ lạnh thường.
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 125 triệu
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 94,1% sau 14 ngày tiêm liều thứ 2 trong thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: 100% sau mũi tiêm thứ 2 14 ngày trong thử nghiệm lâm sàng

    94% hiệu quả đối với bệnh nhân COVID - 19 trên 65 tuổi trong nằm viện tại Mỹ

  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: 80% trong thực tế với người đã tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna tại Mỹ.
  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: 86,4% người trên 65 tuổi sau khi tiêm mũi thứ 2 14 ngày trong thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): Đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): Hiệu quả giảm nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): Hiệu quả giảm nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): Hiệu quả giảm nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt với chủng B.1.617.1 dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
  • Công bố dữ liệu: Có
  • Lưu ý về tính an toàn: Khoảng 1/6 người nhận đã báo cáo các phản ứng có hại sau liều thứ 2 trong thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt là mệt mỏi hoặc đau cơ, đủ nghiêm trọng để cản trở hoạt động hằng ngày
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Hiếm có. 2,5 trường hợp trên một triệu liều được ghi nhận trong 3 tuần theo dõi từ tháng 12 đến tháng 1
  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Trên 18 tuổi.
    Công ty báo cáo rằng trong một thử nghiệm đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi, phản ứng miễn dịch tương đương với phản ứng miễn dịch của người lớn được tiêm vắc xin và có kế hoạch xin Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp từ FDA cho nhóm tuổi này
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Công ty duy trì việc theo dõi đăng ký kết quả mang thai ở những phụ nữ được tiêm chủng trong thai kỳ.

    Các phát hiện sơ bộ trên thực tế từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 không cho thấy mối lo ngại rõ ràng về an toàn ở phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin

Moderna (Mỹ)

  • Kỹ thuật: DNA trong Adenoviral vector
  • Nơi chấp nhận cấp phép: 103 nước, không có Mỹ
  • Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều các nhau 4 tuần
  • Điều kiện bảo quản: Trên 6 tháng trong tủ lạnh thường
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 0 (không được cấp phép tại Mỹ)
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 76% trong thử nghiệm lâm sàng mới nhất tại Mỹ, Peru và Chile khi 2 liều tiêm cách nhau 4 tuần. Trong thử nghiệm trước, liều tiêm và khoảng cách giữa 2 liều không thống nhất
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: 100% trong thử nghiệm lâm sàng mới nhất
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: Chưa có dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng mới nhất
  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: 85% với người trên 65 tuổi trong thử nghiệm lâm sàng gần nhất.
  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): 74,6% trong thử nghiệm lâm sàng tại Anh.
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): 10,4% trong thử nghiệm lâm sàng tại Nam Phi
  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): Đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): 59,8% hiệu quả đối với chủng B.1.617.2 trên thực tế tại Anh
  • Công bố dữ liệu: Đã có thông cáo báo chí
  • Lưu ý về tính an toàn: Những người nhận vắc xin không báo cáo các phản ứng có hại nghiêm trọng thường xuyên hơn những người nhận giả dược.
    Các phản ứng nhẹ đến trung bình bao gồm đau nhức, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ.
    Rối loạn đông máu hiếm gặp được liệt kê là một tác dụng phụ hiếm gặp. 
  • Nguy cơ sốc phản vệ: 1 trong 15.000 người tham gia thử nghiệm lâm sàng
  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Thử nghiệm lâm sàng kiểm tra với người trên 18 tuổi, công ty có một thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành ở những người từ 6 - 17 tuổi
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu.
    Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệm

AstraZeneca (Anh)

  • Kỹ thuật: DNA trong Adenoviral vector
  • Nơi chấp nhận cấp phép: 68 nước, không có Mỹ
  • Số liều tiêm: Liều đầu tiên với rAD26 adenovirus.
    Liều thứ 2 với rAD5 adenovirus, cách 3 tuần.
    Nga cho phép xuất khẩu vắc xin Sputnik 1 liều có giá thấp hơn với hiệu quả 79,4%.
  • Điều kiện bảo quản: Dự trữ ở 0 độ F cho thử nghiệm, được chấp thuận bảo quản ở 36 - 46 độ F (2,2 - 7,7 độ C)
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 0 (không được cấp phép tại Mỹ)
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 91,6% sau tiêm liều đầu tiên 21 ngày trong thử nghiệm lâm sàng.
    97,6% hiệu quả sau 35 ngày tiêm liều thứ nhất trong thực tế kiểm nghiệm tại Nga 
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: 100% sau mũi tiêm thứ nhất 21 ngày trong thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: Không có dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng.
  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: 91,8% người trên 60 tuổi sau khi tiêm mũi thứ nhất 21 ngày trong thử nghiệm lâm sàng.
  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): Chưa có báo cáo.
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): Chưa có báo cáo.
  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): Chưa có báo cáo.
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): Không có dữ liệu
  • Công bố dữ liệu: Đã có kết quả tạm thời sau tiêm liều thứ nhất trong thử nghiệm lâm sàng.
  • Lưu ý về tính an toàn: Hấu hết các phản ứng có hại thường gặp trong các thử nghiệm lâm sàng là triệu chứng giống cúm, phản ứng tại chỗ tiêm, nhức đầu và mệt mỏi.
    Những người nhân vắc xin không báo cáo các tác dụng phụ nghiêm trọng thường xuyên hơn những người nhận giả dược.
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Không có trường hợp nào được báo cáo trong số 12.296 người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Thử nghiệm lâm sàng kiểm tra với người trên 18 tuổi, chưa có thử nghiệm nào ở trẻ em.
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu.
    Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệm

Sputnik V (Nga) 

  • Kỹ thuật: Virus SARS-CoV-2 bất hoạt
  • Nơi chấp nhận cấp phép: 43 nước, không có Mỹ
  • Số liều tiêm: 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 - 4 tuần
  • Điều kiện bảo quản: Nên được vận chuyển và bảo quản ở 36 - 46 độ F (2,2 - 7,7 độ C)
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 0 (không được cấp phép tại Mỹ)
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 78,1% trong thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: Quá ít trường hợp nặng trong thử nghiệm lâm sàng để có thể ước tính
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: Không có dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: Quá ít trường hợp nặng trong thử nghiệm lâm sàng để có thể ước tính.
  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): Đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): Hiệu quả giảm, nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): Không có dữ liệu.
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): Không có dữ liệu
  • Công bố dữ liệu: Chưa
  • Lưu ý về tính an toàn: Hấu hết các phản ứng có hại thường gặp trong các thử nghiệm lâm sàng là triệu chứng giống cúm, phản ứng tại chỗ tiêm, nhức đầu và mệt mỏi.
    Những người nhân vắc xin không báo cáo các tác dụng phụ nghiêm trọng thường xuyên hơn những người nhận giả dược.
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Không có trường hợp nào được báo cáo trong số 12.296 người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Trên 18 tuổi
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu.
    Phụ nữ mang thai không được tham gia các thử nghiệm

Sinopharm (Trung Quốc)

  • Kỹ thuật: DNA trong Adenoviral vector
  • Nơi chấp nhận cấp phép: Mỹ và 41 nước khác
  • Số liều tiêm: 1 liều
  • Điều kiện bảo quản: 3 tháng tại 36 - 46 độ F (2,2, - 7,7 độ C)
  • Số liều đã tiêm ở Mỹ tính đến 23/05/2021: 11 triệu
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 có triệu chứng: 72% tại Mỹ, 64% tại Nam Phi, 61% tại Nam Mỹ sau 28 ngày tiêm trong thử nghiệm lâm sàng
    76,7% hiệu quả trên thực tế kiểm nghiệm tại Mỹ
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 nặng: 85,9% tại Mỹ, 87,6% tại Brazil và 81,7% tại Nam Phi sau 28 ngày tiêm trong thử nghiệm lâm sàng
  • Hiệu quả ước tính với người nhiễm COVID - 19 không triệu chứng: Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng hạn chế.
  • Hiệu quả ước tính đối với người cao tuổi: 66,2% với người trên 60 tuổi tại Mỹ, Nam Phi và Brazil sau tiêm 28 ngày trong thử nghiệm lâm sàng.
  • Hiệu quả đối với chủng Alpha hay B.1.1.7 (Anh): Không có dữ liệu.
  • Hiệu quả đối với chủng Belta hay B.1.135 (Nam Phi): 64% đối với trường hợp mắc bệnh trung bình đến nặng/rất nặng
    81,7% đối với trường hợp nặng/rất nặng sau 28 ngày tiêm tại Nam Phi
  •  Hiệu quả đối với chủng Gamma hay P.1 (Brazil): 68,1% đối với trường hợp mắc bệnh trung bình đến nặng/rất nặng
    81,7% đối với trường hợp nặng/rất nặng sau 28 ngày tiêm tại Brazil
  • Hiệu quả đối với chủng Delta hay B.1.617 /B.1.617.2 (Ấn Độ): Không có dữ liệu
  • Công bố dữ liệu: Đã nộp cho FDA
  • Lưu ý về tính an toàn: Phản ứng có hại đủ nghiêm trọng để cản trở hoạt động hàng ngày ở 1% người nhận.
    FDA đã xem xét 15 trường hợp hiếm gặp, cục máu đông nghiêm trọng, chủ yếu ở phụ nữ 18 - 59 tuổi và kết luận lợi ích của vắc xin cao hơn nguy cơ 
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Không có báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng
  • Độ tuổi tối thiểu được phép tiêm: Trên 18 tuổi, công ty đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 2 gồm những người từ 12 - 17 tuổi
  • An toàn cho phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu.

    Kết quả cho tất cả các trường hợp mang thai được báo cáo ở những người tham gia thửu nghiệm lâm sàng đang được thu thập; công ty có kế hoạch thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 2 trên phụ nữ mang thai

Johnson & Johnson (Mỹ)

COPYRIGHT @2015 BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC. ALL RIGHTS RESERVED

Hotline

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

0911 908 856

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
PHÚC TRƯỜNG MINH

Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC NGUYỄN TUÂN

Tầng 1-NO2-TTTM TNL Plaza GoldSeason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC TỐ HỮU

Tầng 1 - HPC Landmark 105, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC KEANGNAM

Khu B1 và Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng,Hà Nội

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC SAVICO

Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC TÂY HỒ

Tầng 1, 2 & 3 - Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội