Các vì sao đến từ đâu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

TTH - Chúng tôi đã hiểu thế nào là mong ước một ngày nào đó được “chạm tay” đến các vì sao khi nhìn vào ánh mắt ấy. Ánh mắt của những bạn trẻ xứ Huế rực sáng như những thiên thể ngoài không gian, lóng lánh đam mê thiên văn bất tận.

Các vì sao đến từ đâu

 “Săn” khoảnh khắc thiên văn

Vỡ òa hạnh phúc

Cánh chim đầu đàn hiện nay của các bạn trẻ nhóm Vật lý thiên văn Huế là Nguyễn Thị Ngoan, cô sinh viên đại học năm 3. Chẳng nói nhiều về mình, Ngoan “khoe” với chúng tôi về những thành viên ưu tú, lứa thế hệ 2K (sinh từ năm 2000 trở đi) với những kiến thức thiên văn vững vàng và niềm đam mê sáng bừng trên khuôn mặt. Đó là bạn trẻ Trương Đình Thịnh, cậu học trò Nguyễn Tiến và Đinh Công Quốc Đạt…

Nguyễn Thị Ngoan nói: “Kiến thức vật lý những năm cắp sách đến trường không đủ để chúng em thỏa mãn với niềm đam mê thiên văn học. Vì thế, chúng em tham gia các diễn đàn như Vật lý thiên văn Việt Nam, Tớ yêu thiên văn học… để trau dồi kiến thức, lý giải những hiện tượng thiên văn kỳ thú”.

Các vì sao đến từ đâu

Nhật thực

Cuối tháng 5 vừa rồi, Ngoan cùng các bạn trẻ nhóm Vật lý thiên văn Huế đã có cuộc hội ngộ đầy hứng khởi khi nguyệt thực toàn phần siêu trăng diễn ra. Bạn trẻ Trương Đình Thịnh hồ hởi: “Nguyệt thực toàn phần chỉ xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Lúc ấy mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất. Hạnh phúc nhất là lần nguyệt thực này diễn ra cùng thời điểm mặt trăng ở vị trí gần trái đất nhất. Thế nên, chúng em mới có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần”.

Hạnh phúc giản đơn của Đình Thịnh xuất phát từ đam mê thiên văn thuở nhỏ. Niềm hạnh phúc ấy còn được nhân lên gấp bội khi em mua được chiếc kính thiên văn Celestron và thỏa thích ngắm trăng cùng các vì sao. Đình Thịnh kể: “Vì điều kiện kinh tế eo hẹp nên em đã tự mày mò chế tạo kính thiên văn. Làm thủ công nên tác dụng khuyếch đại cường độ ánh sáng và hình ảnh của thiên thể trên bầu trời vẫn chưa chuẩn cho lắm. Bởi thế em quyết định đi làm thêm 4 tháng mới dành dụm đủ số tiền để mua kính”.

Đa dạng trải nghiệm

Từ khi sắm được chiếc kính, cuộc sống của Trương Đình Thịnh rộn ràng và đầy sắc màu. Các chòm sao, bề mặt mặt trăng gần với tầm tay hơn bao giờ hết. Thịnh nói: “Vì là đam mê nên sở thích yêu thiên văn không phân biệt tuổi tác, giới tính. So với các bạn, em đã là thế hệ “gạo cội”, bởi có bạn bén duyên với niềm đam mê này từ bé, thế nên nhóm của chúng em có rất nhiều thành viên tuổi thiếu niên”.

Các vì sao đến từ đâu

CLB thiên văn Trường THPT Vinh Xuân truyền tình yêu thiên văn đến các bạn kém may mắn

Nguyễn Tiến và Quốc Đạt là hai trong số những bạn trẻ ấy. Mê thiên văn từ những chương trình khoa học trên tivi, hai cậu học trò lớp 9, lớp 10 đều tự hỏi tại sao một chiếc kính nhỏ như vậy lại có thể quan sát được mặt trăng và các hành tinh gần đến thế. Tự để dành tiền tiết kiệm, Nguyễn Tiến khởi đầu đam mê với chiếc kính 300 nghìn đồng. Em nói: “Năm 2017, em dành dụm tiền mua chiếc kính này, tuy chất lượng không tốt lắm nhưng với em, chiếc kính ấy cũng như báu vật. Sau này, ông nội đã tặng cho em một chiếc kính thiên văn chất lượng hơn (cũng là món đồ rất quý của ông), bởi thế em thấy niềm đam mê của mình như được chắp cánh”.

Khác với Nguyễn Tiến, Quốc Đạt lại có những trải nghiệm thiên văn rất đáng nhớ ở quê hương Thanh Hóa. Em kể: “Mỗi lần ra quê là em leo lên chiếc chõng ngoài sân. Ông em thì nghỉ ngơi, còn em cứ ngắm bầu trời, có hôm đến 3 – 4h sáng. Ở quê ít ánh điện nên bầu trời trong trẻo, mỗi đêm trải nghiệm đối với em rất đáng quý”. Do tình hình dịch bệnh, thời gian Quốc Đạt về quê cứ giảm dần. Thay vì ngóng chờ bầu trời trong vắt nơi quê xa, Đạt củng cố thêm kiến thức và sắm một chiếc kính thiên văn “xịn” để ngắm thỏa thích sao trời. “Em còn học những kiến thức như xác định phương hướng bằng mặt trăng và các vì sao hay ngắm nhìn tinh vân, quan sát các hành tinh…”, Đạt nói.

Ươm mầm giấc mơ

Dịch chuyển bước chân về vùng quê ven biển Phú Vang, các bạn trẻ nơi phía chân sóng cũng đã có nơi chốn để theo đuổi đam mê của mình. Câu lạc bộ (CLB) thiên văn Trường THPT Vinh Xuân được thành lập từ năm 2017 là nơi ươm mầm cho nhiều bạn trẻ mê thiên văn. Nguyễn Văn Lợi, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Với chúng em, vũ trụ sẽ không còn đặc biệt nữa khi không có người thưởng ngoạn. Bởi thế, chúng em mong muốn các bạn trẻ mê thiên văn có nơi để gặp gỡ, giao lưu và trao đổi những kiến thức thiên văn”.

Không chỉ rộn ràng với những buổi chế tạo tên lửa nước, ngắm trời đêm… các bạn trẻ yêu thiên văn còn có những hoạt động ý nghĩa. Đó là chuyển tải tình yêu thiên văn đến các trường, nhất là các bạn thanh, thiếu niên có số phận kém may mắn hiện đang sinh hoạt tại Hội Người mù tỉnh. Trong buổi chia sẻ đó, các bạn trẻ gợi ý và trò chuyện về mưa sao băng, hố đen vũ trụ, câu chuyện của những hành tinh. Nguyễn Văn Lợi xúc động: “Các bạn rất hứng thú, và em cùng CLB cũng rất ngạc nhiên khi nhiều bạn am hiểu kiến thức về vũ trụ. Các bạn ấy không được may mắn khi không thể chiêm ngưỡng trọn vẹn bằng mắt như chúng em, nhưng em tin rằng trong những giấc mơ của các bạn, vũ trụ với các hành tinh, thiên hà sẽ luôn luôn rực sáng sắc màu”.

Thiên văn học là bộ môn nghiên cứu về mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, thiên hà... Nhưng với chúng tôi, đây còn là bộ môn chinh phục, vượt qua những giới hạn cũng như chạm đến trái tim của những người đam mê. Bởi thế khi các bạn trẻ mê thiên văn gặp gỡ nhau, không khí mới rộn ràng đến thế. Hay như chính niềm đam mê thiên văn đã thắp lên niềm mong ước cháy bỏng của Nguyễn Tiến khi mục tiêu của em là xây dựng được đài quan sát thiên văn tại nhà. Vì thế, dù là vùng quê ven chân sóng xa xôi, hay ở thành phố sáng rực ánh đèn, niềm đam mê thiên văn của những bạn trẻ xứ Huế vẫn đang tiếp tục bùng cháy.

Bài: MAI HUẾ - Ảnh: NVCC

TPO - Ánh sáng trên bầu trời đêm chủ yếu là từ các ngôi sao có tuổi trung bình nằm dọc theo dải Ngân hà. Vậy các ngôi sao hình thành như thế nào, có bao nhiêu vì sao trong vũ trụ, ngôi sao nào chạy nhanh nhất?

Sao được hình thành như thế nào?

Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.

Ƭrong các thiên hà, có rất nhiều đám mâу rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mâу này được gọi là các tinh vân. Ƭrọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mâу xốp này. Khi một trong những cục nàу bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng củɑ chúng tăng lên. Khối lượng riêng Ƅiểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cɑo.

Lõi của các cục khí đặc cứng nàу cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định (hàng triệu độ) thì một điều vô cùng đặc Ƅiệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợρ với nhau tạo thành helium.

Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.

Các vì sao đến từ đâu
Có khoảng có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Có bao nhiêu ngôi sao trong dải ngân hà?

Christopher Conselice – một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nottingham, Anh - và các đồng nghiệp của ông cho hay, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trung bình quanh  mỗi thiên hà có khoảng 100 triệu ngôi sao.

Nhân số lượng thiên hà – khoảng 2.000 tỷ - với 100 triệu ngôi sao trong 1 thiên hà thì có thể có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao

Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.

Mặt trời cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết. 

Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời thì thời gian sống ngắn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.

Các ngôi sao phát sáng như thế nào? Nguồn clip youtube.

Các bạn đã bao giờ nghe thấy người ta nói “chúng ta sinh ra từ cát bụi” chưa? Điều đó là thật! Bên trong một ngôi sao, các nguyên tử helium kết hợp với nhau sinh ra carbon, carbon là nguồn gốc của các chất hóa học tạo thành cơ thể chúng ta và tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.

Ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (ESO) cho hay, ngôi sao US 708 đang di chuyển với tốc độ 1.200 km/s, hay 4,3 triệu km/giờ."Với tốc độ này, bạn có thể đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ trong 5 phút".

US 708 được coi là ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà mà các nhà thiên văn học từng phát hiện. Tốc độ cao sẽ cho phép nó thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà và tiến vào vùng không gian giữa các thiên hà. Ngôi sao này được phát hiện lần đầu vào năm 2005.