Hy sinh đời bố củng cố đời con là gì

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con là gì? Bài viết hôm nay THPT Đông Thụy Anh sẽ giải đáp điều này.

  • ý nghĩa Ai đội đá mà sống ở đời là gì?
  • ý nghĩa Cái sảy nảy cái ung là gì?
  • ý nghĩa Mình vì mọi người, mọi người vì mình là gì?

Giải thích ý nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con là gì?

Giải thích Hy sinh đời bố, củng cố đời con:

  • Hy sinh đời bố có nghĩa là cuộc đời của bố không học hành lo làm lụng kiếm tiền cho con cái hết.
  • Củng cố đời con có nghĩa là con cái có tiền bạc để lo lắng cho việc học tập, vững bước thành công nhờ cái chữ.

Hy sinh đời bố củng cố đời con là gì

Giải thích ý nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con là gì?

Hy sinh đời bố, củng cố đời con có nghĩa là nói lên công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ, không dám ăn dám mặc chỉ biết lo làm lụm, dãi nắng dầm mưa kiếm tiền lo cho con cái ăn học thành tài hi vọng con sau này đỗ đạt công danh – sự nghiệp vang danh.

Đời bố mẹ chỉ biết lo lam lũ kiếm sống qua ngày, cái ăn cái mặc còn khó khăn huống gì kiếm con chữ. Dẫu vậy bố mẹ vẫn cố gắng làm tất cả mọi thứ để con cái có tiền ăn học, con cái nếu biết thương bố mẹ đừng được đằng chân lân đằng đầu hãy cố gắng chăm ngoan học hành, mai sau thành tài cống hiến cho nước nhà – tổ quốc. Đừng ham chơi đua đòi lêu lỏng với bạn bè để thành gánh nặng của xã hội.

Hy sinh đời bố, củng cố đời con tiếng Anh:

  • Sacrificing father’s life, strengthening son’s life.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con:

  • Đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Hỏi đáp Tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm: Giải thích ý nghĩa Hy sinh đời bố, củng cố đời con là gì?

Rứt ruột xa con để tập trung vào làm ăn, cha mẹ nào cũng ấp ủ một hy vọng, sau này con cái họ được học hành tử tế, cuộc đời đỡ vất vả hơn bố mẹ. Tuy nhiên, thực tế, có những điều mà ít cha mẹ nào nghĩ đến, đó là nhân cách, tính tình của con - điều vô cùng quan trọng bên cạnh sự vững vàng về thể chất...


Được vui cùng con như thế này là niềm mơ ước của hàng vạn bà mẹ là CNLĐ ở các KCN-KCX. Ảnh: C.N.K


Chân dung những đứa trẻ xa bố, mẹ

TS tâm lý Phạm Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên VN) cho biết, bất kỳ đứa trẻ nào khi lớn lên cũng trải qua quá trình xã hội hóa cá nhân. Đây là quá trình học hỏi những sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Môi trường đầu tiên đứa trẻ học là gia đình. Vì thế, nếu được lớn lên trong một gia đình khuyết bố hoặc mẹ, hoặc cả hai - nghĩa là một môi trường không bình thường, đứa trẻ dễ có xu hướng bị tổn thương tâm lý với một trong các biểu hiện sau: Trầm cảm, lo âu, lạnh lùng, hung bạo... Tuổi ấu thơ cũng là giai đoạn hình thành cá tính. Nếu để con trẻ ở với ông bà - phần lớn trong số họ đã già, chậm chạp, không ít người vẫn giữ nếp sống cổ hủ thì cá tính của các cháu ít, nhiều cũng bị ảnh hưởng từ nếp sống này. Đó là chưa kể đến một điều khá quan trọng nữa, là cuộc sống của chính những người ông, người bà cũng chẳng dễ dàng gì để có nhiều thời gian quan tâm, săn sóc tinh thần cho các cháu...


Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, giao lưu trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý trẻ, đặc biệt là về mặt xúc cảm. Nếu trẻ không nhận được sự khuyến khích tình cảm; sự yêu thương vỗ về, giao lưu, trò chuyện với người thân thì trở nên thụ động và trong tương lai, rất khó tiếp xúc với người khác. Cũng theo TS Phạm Mạnh Hà, việc giáo dục trẻ phải được quan tâm ngay từ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nhưng hiện nay, các cháu ở tuổi này chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở chỗ các DN ít quan tâm đến việc xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo trong các KCN còn các địa phương thì không đủ nguồn lực. Nếu không khắc phục ngay tình trạng này thì nguy cơ để lại "di chứng" tâm lý cho một thế hệ không phải là chuyện chỉ nói chơi.


Giải pháp nào?

Ở nước ta, có một hệ thống khung pháp lý gồm Hiến pháp, các công ước quốc tế, luật và các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc trẻ em... Tuy nhiên, chưa có một ưu tiên cụ thể nào hướng đến đối tượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con CNLĐ đang làm việc trong các KCN. Chính vì vậy, mới đây, Ban Nữ công (Tổng LĐLĐVN) đã bảo vệ xuất sắc đề tài "Chăm sóc con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN". Trên cơ sở đó, đề án đã đưa ra các nhóm kiến nghị, đề xuất khá cụ thể để khắc phục tình trạng những đứa trẻ không được nuôi dưỡng trong môi trường bình thường (có cả bố lẫn mẹ), như phần lớn các trẻ là con CNLĐ đang làm việc trong các KCN.


Không chỉ dừng lại ở đó, Tổng LĐLĐVN đã có những hoạt động rất tích cực tham gia với Bộ GDĐT (cơ quan chủ trì), và các bộ liên quan cùng một số địa phương - nơi có nhiều KCN - đề xuất các cơ chế chính sách giải quyết vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo ở các KCN-KCX theo hướng xã hội hóa. Được biết, trước vấn đề được cho là vô cùng cấp bách không chỉ đối với đời sống của CNLĐ, mà còn là tương lai của cả một thế hệ trẻ, Văn phòng Chính phủ đang xem xét đề nghị của Bộ GDĐT về việc ban hành "Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các KCN-KCX" do bộ này xây dựng.


Tin vui với NLĐ: Một trong các giải pháp khắc phục đáng chú ý được bản dự thảo đề cập, là bắt đầu từ năm 2015, việc phê duyệt quy hoạch KCN-KCX phải đồng thời với phê duyệt quy hoạch khu dân sinh (nhà ở, các thiết chế văn hóa giáo dục, trong đó có trường, lớp mầm non dành cho con em CN, NLĐ). Coi đây là điều kiện tiên quyết để thành lập các KCN-KCX. Đối với các KCN-KCX đã được phê duyệt quy hoạch mà chưa có trường, lớp mầm non, cần phê duyệt bổ sung để dành quỹ đất cho xây dựng; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản giải quyết xong tình trạng thiếu trường, lớp.


Với vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ NLĐ, mới đây, Tổng LĐLĐVN đã có văn bản góp ý đầy trách nhiệm với bản dự thảo Chỉ thị này. Trong đó, Tổng LĐLĐVN đã có những đề nghị sửa đổi, bổ sung sát hơn với thực tế hoàn cảnh của NLĐ và đặc biệt chú trọng phát triển trường lớp dành riêng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi ở KCN - KCX...


Rõ ràng, chỉ có như vậy thì quyền và lợi ích của NLĐ mới được đảm bảo một cách toàn diện.

Theo LĐ