Là chủ và làm chủ khác nhau như thế nào

(HNM) - Năm nay, tròn 126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tròn một trăm lẻ năm năm (5/6/1911 - 5/6/ 2016) ngày Người ra đi tìm đường cứu nước. Khi hiểu rõ cội nguồn gây ra đau khổ cho dân, bất công cho xã hội, nhưng cứu nước, cứu dân bằng con đường nào luôn thổn thức trong trái tim Người. Nơi trời Tây, Người thấy học thuyết thì nhiều, song, cũng chưa có ý niệm đi theo học thuyết nào. Tuy khâm phục ý chí giành độc lập, tự do của nhân dân Mỹ, khâm phục tinh thần cách mạng Pháp, nhưng Người không thể đi theo con đường của họ. Có thể nói rằng, con đường cách mạng của Bác trải dài từ Nguyễn Tất Thành qua Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc mà thành Hồ Chí Minh. Nơi đất khách quê người, tấm lòng vì dân, vì nước là ánh sáng soi đường trên mọi nẻo đường bôn ba lắm gian lao, nhiều vất vả mà như huyền thoại của Người. Cuộc hành trình vì dân, vì nước của Người kéo dài 30 năm (1911-1941), ra đi với cái tên Nguyễn Văn Ba, bôn ba xứ người lao động, hoạt động đấu tranh cho dân tộc thuộc địa với cái tên Nguyễn Ái Quốc, huấn luyện thanh niên Việt làm cách mạng với cái tên Lý Thụy để ngày về trở thành Hồ Chí Minh, lãnh đạo làm cuộc biến đổi vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Đó là Cách mạng Tháng Tám với thành quả chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm, xóa bỏ chế độ thực dân, mở ra một thời đại mới, làm thay đổi căn bản chế độ chính trị trong xã hội Việt Nam, thời đại mà người dân từ vị thế bị áp bức, bóc lột, trở thành người làm chủ bản thân, làm chủ đất nước thông qua chế độ dân chủ. Từ đó, thời đại dân là chủ, dân làm chủ bắt đầu. Sau khi đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”[1], ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại phiên họp của Chính phủ lâm thời rằng, chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Người đề nghị sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Ngày 6-1-1946, sau vài tháng chuẩn bị, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã diễn ra. Tất cả công dân trai gái từ 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v…

Câu hỏi hỏi lớn Người đặt ra từ buổi ra đi, lúc này đã được trả lời trên thực tế. Khát vọng một đời của Bác: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, đang được toàn Đảng, toàn dân ta từng bước hiện thực hóa trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tháng 7-1945, khi bị sốt nặng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Nhưng cái giá của độc lập càng to lớn đến đâu thì việc gìn giữ cho được giá trị ấy càng quan trọng hơn nhiều. Bởi thế, sau khi nước đã giành độc lập, ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” và đăng bài báo “Bỏ cách làm tiền ấy đi!” trên tờ Cứu Quốc, phê phán tệ bán chức và buộc dân góp quỹ. Trong thư, người đứng đầu nhà nước tuyên bố: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Lãnh tụ Hồ Chí Minh viết, nói rất nhiều về đạo đức làm người cách mạng, Người phân tích “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào[2].

Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?[3]

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính... Thiếu một đức, thì không thành người”[4]. Những lời Bác dạy trên, nay vẫn còn văng vẳng: Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.

Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không

[5]...

Những dặn dò tâm huyết ấy của Người, trải qua tháng năm dài, vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với một Đảng cầm quyền, một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Rất vui mừng quyết tâm của nội các mới hiện nay. Phiên họp Chính phủ vừa qua đã quyết tâm xốc lại đội ngũ cho xứng đáng với dân, với nước mà khắc phục mọi bề bộn trước mắt. Được biết nội các đồng tâm, đồng sức xây dựng “Chính phủ liêm chính, nói đi đôi với làm, thực chất từ chuyện nhỏ nhất, nói không với tham nhũng, lãng phí, không để nợ công vượt trần, tiết kiệm chi tiêu công, hạn chế nợ thuế, bảo vệ môi trường phát triển…” Được thế dân mừng lắm, có lẽ nên thêm trọng dân hơn, tự trọng hơn thì những “công bộc” cũng tự hào là không thiếu đức nào trong bốn đức “Cần, kiệm, liêm, chính”. Nay Chính phủ tuyên bố xây dựng một Chính phủ liêm chính là sự tuyên chiến với các “quan cách mạng” ở các cấp, mà trước hết với chính mỗi thành viên nội các để tự thắng mình mà tạo sức lan tỏa trong xã hội. Trước thềm bầu cử, mong dân ta nêu cao quyền làm chủ sáng suốt lựa chọn những ứng viên có thể xứng đáng là “một công bộc” có năng lực, trí tuệ và bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng quê hương, đất nước và mong đợi của nhân dân.

Quốc hội và Chính phủ làm được thế là trân trọng ghi ơn một người con vĩ đại của dân tộc, “đã làm rạng rỡ nhân dân ta, non sông đất nước ta”[6], cách nay 105 năm đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba xứ người để sau 30 năm trở về thành Hồ Chí Minh, chủ xướng làm cuộc cách mạng xã hội chưa từng có trong lịch sử nước nhà, rung tiếng chuông thức tỉnh các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình và làm nên Thời đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam, trong đó dân là chủ, dân làm chủ là hồn cốt của chế độ.

------------------------------- [1] Tuyên ngôn Độc lập. [2] Bài nói chuyện của Bác tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh, ngày 7-1-1946 - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia.. [3] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995; tập 5, tr.251-253. [4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, tr.631. [5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, tr.480.

[6] Điếu văn của BCH TƯ Đảng tại lễ truy điệu Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm hương vĩ đại của dân tộc, tư tưởng của Người đang được các thế hệ sau kế thừa và phát huy đặc biệt là trong vấn đề xây dựng Nhà nước Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân là kết quả của sự nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong lịch sử xây dựng, chiến đấu bảo vệ và phát triển đất nước. Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân.

Quyền làm chủ của nhân dân là gì?

Quyền làm chủ của nhân dân là hình thức thiết chế của một chế độ chính trị – xã hội lấy dân làm gốc về mặt quyền lợi và cả lợi ích, dựa trên nguyên tắc bình đẳng – bác ái.

Quyền làm chủ của nhận dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống và quan điểm cách mạnh là sự nghiệp của quần chúng trong chủ nghĩa Mác –  Lênin.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính khoa học vừa mang tính nhân văn. Quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua 03 phương diện:

Thứ nhất: Nhân dân làm chủ những gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Theo đó, nhân dân giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do học tập trong khuôn khổ của pháp luật. Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử.

Thứ hai: Tại sao nhân dân có quyền làm chủ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước, một quyền hạn thật to lớn.”

Nhân dân cung cấp cho Đảng những người ưu tú nhất, lực lượng của Đảng có lớn mạnh hay không là do nhân dân. Nhân dân là người xây dựng Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Nhân dân là lực lượng biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. Chính vì thế, nếu không có sự tồn tại của nhân dân thì Đảng, Chính phủ và các tổ chức khác tồn tại cũng không có ý nghĩa gì.

Như vậy, nhân dân là lực lương xây dựng đất nước, lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do đó nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực.

Thứ ba: Làm thế nào để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân?

Từ xưa đến nay, nhân dân bao giờ cũng là lực lượng chính trong xã hội, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi được nhận thức rõ ràng quyền lợi được hưởng và đâu là nghĩa vụ phải thực hiện.

Để thực hiện được điều này, người dân phải có ý chí vươn lên và các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ, động viên, khuyến khích họ. Người dân chỉ có thể thực hiện quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ, Đảng phải lãnh đạo xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.

Như vậy, trên đây là nội dung phân tích quyền làm chủ của nhân dân. Vậy xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân là như thế nào?

Là chủ và làm chủ khác nhau như thế nào

Xây dựng nhà nước do nhân dân là chủ và làm chủ

Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân chính là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Điều này thể hiện ở:

– Nhà nước của dân:

Nhà nước của nhân dân là nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân. Ngay ở Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam (Hiến pháp năm 1946), tại Điều 1 khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” và Điều 32 Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”

Nhân dân có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, thông qua Quốc hội để bầu ra Chính phủ, nhân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nếu những người đó không xứng đáng.

– Nhà nước do dân:

Đó là nhà nước do nhân dân xây dựng nên, các cán bộ do dân bầu ra, tài chính do dân đóng góp, các đường lối chính sách do nhân dân góp ý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

– Nhà nước vì dân:

Nhà nước vì dân là nhà nước hoạt động vì lợi ích và theo nguyện vọng của nhân dân. Trong nhà nước vì dân, các cán bộ đều là công bộc của dân.

Như vậy, Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân là xây dựng nhà nước bao lợi ích đều vì dân, quyền hạn của dân, chính quyền do dân bầu cử.

Để xây dựng nhà nước do dân là chủ và làm chủ cần phải:

– Phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

– Phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân.

– Phải đảm bảo cho nhân dân kiểm soát Chính phủ.

– Phải xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ và khoa học dựa theo nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự trong sạch, vững mạnh.

Trên đây là nội dung bài viết Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết này.