Hướng dẫn cách đấu dây đầu báo khói

Đầu báo khói (bộ báo cháy) là một thiết bị cần thiết trong mọi nhà, mọi cơ sở doanh nghiệp, toà nhà. Tại gia, thiết bị này nên được lắp đặt tại mỗi từng lầu và từng phòng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt đồ báo khói, báo cháy đúng tiêu chuẩn và cực kì dễ làm theo của các chuyên gia tại Antshome, kèm với những chi tiết về các bộ phận.

Có Các Loại Đầu Báo Khói, Báo Cháy Nào Cần Biết

Rất nhiều loại đầu báo khói/cháy được bán trên thị trường hiện nay, nhưng bạn chỉ cần biết về 2 loại cơ chế thiết bị báo: Đầu báo khói chạy bằng pin và đầu báo khói được đấu điện.

Hướng dẫn cách đấu dây đầu báo khói

Các loại đầu báo khói/máy báo cháy trên thị trường

Mặc dù cả hai loại cơ chế đều sẽ kêu tín hiệu khi dò thấy khói, ưu điểm của loại được đấu điện thẳng là một số bản được bán thường đi kèm với một loại pin dự trù (battery backup). Giả sử nếu nhà bạn vì lí do gì đó mất điện, như bị chập điện chẳng hạn, thì các bộ báo cháy này vẫn sẽ hoạt động bình thường, trơn tru để bảo vệ an toàn cho nhà.

  • Bạn có thể chọn mua những loại báo cháy khói được thiết kế riêng cho từng loại phòng (các loại này thường chạy bằng pin). Các loại dành cho phòng ngủ thường có loại pin lithium ion đủ dùng đến 10 năm. Các loại dành cho nhà bếp thì thường có chức năng báo khói lẫn dò được hỗn tạp carbon monoxide để giúp phát hiện cháy tốt hơn trong căn phòng dễ bắt lửa nhất (chức năng này cũng đỡ gặp tình trạng báo động lỗi khá nhiều).
  • Ở nước ngoài, có các loại máy đi với tính năng giọng nói để đánh thức bạn dậy. Việt Nam cũng có một số thương hiệu nhập khẩu làm được công việc tương đương.

Vị Trí Lắp Đặt Khuyên Dùng

Nơi lắp đặt hiển nhiên là yếu tố cực kì quan trọng trong việc lắp đặt bộ báo cháy đúng cách, hiệu quả, an toàn.

Hướng dẫn cách đấu dây đầu báo khói

Nên lựa chọn vị trí nào phù hợp để lắp đặt máy báo cháy?

Xem thêm >> Dịch Vụ Sửa Điện Nước Quận 3 Antshome – Uy tín, Chất lượng, Chuyên nghiệp

Các dịch vụ sửa điện nước tại nhà quận 7 của Antshome

Sửa chữa điện tại nhà quận 7

  • Xử lý các sự cố điện như chập cháy ổ cắm, cầu dao, aptomat,…
  • Lắp đặt, di dời công tắc, ổ cắm điện nổi hoặc âm tường
  • Xử lý sự cố hư hỏng trên các thiết bị điện lạnh như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa,….
  • Lắp đồng hồ điện, đi đường dây điện nổi / đường dây điện âm tường
  • Cung cấp các thiết bị về điện như ổ cắm, đèn, dây cáp, công tắc

Sửa chữa các sự cố về đường ống nước tại nhà quận 7

  • Xử lý các sự cố về nước như mất nước, hỏng van, hỏng vòi, nước bị tràn,…
  • Thi công, lắp đặt hệ thống đường ống nước cũ và mới
  • Lắp đặt mới hệ thống nước
  • Sửa cống thoát nước nhà vệ sinh, nhà tắm, thông nghẹt bồn cầu, lavabo,…
  • Sửa chữa, thay thế các thiết bị như vòi hoa sen, bồn tắm, hệ thống máy bơm,…

Nếu bạn đang gặp sự cố về điện nước, hãy gọi ngay cho Antshome qua hotline 091.692.1080 để chúng tôi hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, uy tín, chất lượng.

Nên lắp đầu báo khói ở phòng nào trong nhà?

Các vị trí thường được lắp trong nhà bao gồm phòng ngủ và nhà bếp. Bạn vẫn nên lắp đặt ở mỗi phòng trong nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nên lắp đầu báo khó ở vị trí nào trong phòng?

Nguyên lý của việc cháy là khói sẽ thường dâng lên. Vì vậy, vị trí khuyên dùng ở đây sẽ là trần nhà. Nếu bất đắc dĩ bạn không thể lắp được ở trên trần nhà thì ít nhất cũng phải chọn lựa một vị trí tương đối không xa trần và tường.

TIPS TỪ CHUYÊN GIA

10cm là khoảng cách xa nhất với trần nhà và tường mà bạn được phép lắp đặt. Hạn chế việc lắp đặt tại các góc cạnh giáp nhau ngay tường và trần vì theo vật lý, đây là những điểm có thể tạo nên “không khí chết” làm ngăn chặn khói tiến tới máy báo cháy

Các Bước Hướng Dẫn Lắp Đặt

Khi chúng ta đã hiểu những kiến thức cơ bản, việc tiếp theo là tìm hiểu về cách lắp như thế nào đúng kỹ thuật và an toàn.

1. Chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết:

Đầu tiên, bạn cần có các dụng cụ hữu ích để trợ giúp mình. Danh sách các dụng cụ cần có bao gồm:

  • Búa
  • Máy khoan cầm tay/Tua vít
  • Kềm
  • Hộp điện mini (remodeling box)
  • Thang leo hoặc một cái ghế đủ cao với diện tích dễ đứng
  • Dây đo, thước kẻ (nếu có)
  • Bút chì
  • Giẻ lau cũ hoặc khăn (để lau các bụi bặm, dọn dẹp vệ sinh sau công việc)
  • Và thành phần quan trọng nhất, bộ báo cháy (và pin tiểu nếu có sẵn trong bao bì khi mua)

2. Lắp đế và tắc ke vào trần nhà (đối với các loại chạy bằng pin):

Thiết bị chạy bằng pin thì sẽ không cần khoan lỗ trong tường hay đấu đây điện âm tường/trần. Một số hộp sẽ đi kèm hướng dẫn, nhưng vì mục đích của bài viết này, điều đầu tiên bạn cần làm đánh dấu vị trí và lắp hộp đế của máy vào trước.

Thông thường, hộp đế và bộ báo cháy sẽ không dính liền. Vì vậy, bạn chỉ cần gắn bộ vào hộp đế sau đó và vặn theo chiều đúng khớp. Cuối cùng, bạn sẽ lắp tắc ke hoặc bộ đinh có sẵn vào các vị trí lỗ có sẵn.

Dùng búa hoặc máy khoan/tua vít và đập/vặn vào chậm rãi và chặt vừa đủ.

TIPS TỪ CHUYÊN GIA

Như lắp đặt bất kì vật dụng, nội thất, thiết bị nào, Antshome khuyên không bao giờ nên vặn chặt hết mức hoặc hơn để tránh hư hỏng lỗ. Điều này cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai nếu vì lý do nào đó bạn cần tháo thiết bị ra.

3. Lắp đặt đầu báo khói cháy có đấu dây điện

Để lắp và đi dây điện cho loại thiết bị báo cháy này, bạn cần khoan cắt một lỗ vừa đủ trên trần. Bạn nên dùng dây đo, bút, thước kẻ cho bước này để thực hiện thật chuẩn.

Lưu ý: Hãy nhớ tắt cầu dao điện trước khi làm để tránh giật điện

Hướng dẫn cách đấu dây đầu báo khói

Cắt một lỗ trên trần để đi dây điện cho máy báo cháy

Tiếp theo, bạn sẽ cần tới một vật chuyên dụng gọi là remodeling box, hay hộp điện mini để đặt dây vào. Hãy lựa chọn dây dẫn đủ dài để đi về tủ điện của mình ở bước sau. Dùng kềm để cắt bớt phần dư ở dây có sẵn để nối về lại máy báo cháy, nhưng nhớ để thừa chút xíu dây khỏi trần nhà. Sau khi hoàn thành, công việc lắp hộp vào đế sẽ theo tiếp.

  • Lắp thêm pin phòng hờ vào vị trí đã định trên hộp trong tình huống mất điện máy báo cháy vẫn có thể dùng được.

4. Đi dây điện về tủ điện

Tiếp đến là việc kết nối “dự án” về tủ điện để ta có thể kích hoạt năng lượng cho bộ báo cháy. Nối các dây và cầu dao vào vị trí thích hợp.

Hướng dẫn cách đấu dây đầu báo khói

Đi dây điện cho máy báo cháy

5. Kiểm tra thiết bị (áp dụng cho tất cả các bộ)

Sau khi xong hết mọi thứ, bạn đừng quên phải test thử các thiết bị mình vừa lắp đặt nhé. Công việc của chúng ta sẽ chưa hoàn thiện nếu chưa dùng thử và đây là bước mà nhiều người tiêu dùng hay bỏ quên đấy.

Cách kiểm tra đồ báo khói có hoạt động

Mở cầu dao lên để thử nghiệm (đối với máy báo cháy có đấu dây điện) và nhấn vào nút TEST trên thiết bị. Lúc này, sẽ có một tiếng báo hiệu đến từ máy.

Đối với các máy chạy bằng pin thì bạn chỉ cần nhấn TEST.

  • Nếu máy của bạn không kêu, tắt cầu dao và kiểm tra lại các dây điện đã đấu để xem các lỗi có thể bị bỏ sót. Trong trường hợp các dây điện đã được đảm bảo đấu đúng cách nhưng máy không lên điện, khả năng cao là bạn cần phải liên hệ với nhà cung cấp/sản xuất thiết bị hoặc đơn vị bán máy báo cháy để được thay thế sản phẩm mới.

TIPS TỪ CHUYÊN GIA

Vì tính chất liên quan đến sự nguy hiểm tính mạng, các thiết bị báo cháy cần được lắp đặt đúng theo một kỹ thuật nhất định. Nếu bạn không tự tin để làm sau khi đọc hướng dẫn cụ thể, Antshome khuyên bạn nên tìm tới một dịch vụ chuyên lắp thiết bị báo cháy hoặc một thợ sửa điện giỏi để hỗ trợ cho thật an toàn.

Tôi Không Tự Làm Được, Nên Gọi Ai?

Dịch vụ lắp đặt bộ báo cháy/đầu báo khói của Antshome sẽ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và an toàn. Tất cả thợ của Antshome đều xuất thân từ đội ngũ chuyên gia từ các dự án resort, khách sạn và đều có các chứng chỉ hành nghề uy tín. Đội thợ hiện đang phục vụ tại 18 khu vực trong nội thành TP.HCM và có thể đến ngay mọi nơi chỉ trong 20 phút.

Liên hệ hotline/Zalo của Antshome qua số 091.692.1080 hoặc qua Facebook để được tư vấn tốt nhất.

Tổng Kết

Mong là bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống báo cháy báo khói và các yêu cầu lắp đặt đúng kỹ thuật. Hãy luôn giữ an toàn nhé!