Hợp đồng biên chế là gì

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang là người lao động được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi vẫn thắc mắc rằng so với công chức, viên chức được biên chế thì ai là người có sự ổn định hơn trong việc làm. Chính vì vậy tôi rất mong Luật sư giúp tôi phân biệt hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Để biết và hiểu hơn người lao động được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn so với công chức, viên chức được biên chế; thì ai là người có sự ổn định hơn trong việc làm. Bài viết dưới đây về Phân biệt hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế của Luật sư chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế

Nội dung tư vấn

Hợp đồng không xác định thời hạn là gì?

Hợp đồng lao động là văn bản thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động. Là căn cứ cơ bản để xác định có hay không có quan hệ lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động; nó cũng đảm bảo các quyền và lợi ích của người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng; mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; các bên không bị ràng buộc với nhau về thời gian. Bởi vậy, hợp đồng này thường là lâu dài; nên được áp dụng cho những công việc có chất thường xuyên liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc; hoặc những công việc có thời gian kết thúc trên 36 tháng.

Biên chế là gì?

Thuật ngữ “biên chế” xuất hiện rất nhiều trong Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các Nghị định về tinh giản biên chế… Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào cụ thể, thống nhất về biên chế.

Song từ những văn bản trên, đặc biệt, khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định: 

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu như sau: 

Biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do đơn vị quyết định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (hiện nay là Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt và giao, làm căn cứ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.

Vào biên chế, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có công việc ổn định, lâu dài thậm chí vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, từ 01/7/2020, chế độ biên chế suốt đời với viên chức đã bị bãi bỏ. Đồng thời, cũng ngày càng nhiều người bị tinh giản biên chế. Vì thế, biên chế không còn mang ý nghĩa là ổn định suốt đời.

Hợp đồng trong biên chế là gì?

Hợp đồng trong biên chế là cách thường gọi để chỉ những lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là công chức, viên chức Nhà nước; nhưng được các cơ quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc.

Tiêu chíHợp đồng không xác định thời hạn Biên chế
Tính chất công việcCông việc không xác định thời hạn Công việc ổn định, lâu dài, vô thời hạn
Chủ thể tham gia ký kếtNgười sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước Người sử dụng lao động là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập…
Hình thức thi tuyểnPhỏng vấn, xét tuyển Thi tuyển hoặc xét tuyển
Chế độ đãi ngộĐược hưởng các chế độ đãi ngộ theo thỏa thuận của 02 bên được ghi nhận trong hợp đồng lao độngĐược hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các quyền lợi, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác

Trường hợp nào bị tinh giản biên chế?

Với nhiều người, biên chế được xem là an toàn, bởi có thể đảm bảo có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay đã không còn chính xác với tất cả mọi người; bởi có nhiều trường hợp bị tinh giản biên chế nghĩa là đưa ra khỏi biên chế.

Theo quy định hiện hành, các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, người bị tinh giản biên chế gồm:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm; nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ; hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

– Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản; được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

– Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:

  • Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.
  • Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.
  • Từng năm có tổng số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ ốm đau tối đa, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc năm trước liền kề có hai điều kiện này nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản và được cơ quan đồng ý.

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Phân biệt hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công chức là gì?

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của mình; và có trách nhiệm liên quan đến việc thi hành công vụ của cấp dưới quyền.

Chế độ mà công, viên chức được hưởng là gì?

Những chế độ mà công, viên chức được hưởng như sau:– Được hưởng chế độ tăng lương theo thâm niên công tác căn cứ theo cấp độ bằng cấp.– Nhân viên trong biên chế sẽ tham gia thi chuyển ngạch bậc lương– Hưởng đầy đủ chế độ thu nhập tăng thêm.

– Được cử đi học tập, đào tạo thêm với nguồn kinh phí từ cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

Công chức, viên chức đang mang thai có bị xét tinh giản biên chế không?

Theo khoản 2, Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xét tinh giản biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy công chức, viên chức đang mang thai chưa xét tinh giản biên chế.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm tới website của Gia Nguyễn Law Firm. Hiện nay, việc vào biên chế là mục tiêu phấn đấu của không ít người nhằm hướng tới sự ổn định trong công việc, sự nghiệp. Thế nhưng, không nhiều người hiểu rõ biên chế là gì, khác biệt giữa lao động thuộc biên chế  và lao động theo hợp đồng nằm ở đâu. Chính vì vậy, sau đây, luật sư của công ty sẽ thông tin về vấn đề này, cụ thể như sau:

Định nghĩa

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về biên chế. Mặc dù đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức… và các Nghị định về tinh giản biên chế.

Hiểu một cách đơn giản, biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Thực chất, lao động biên chế là lao động cho Nhà nước, được Nhà nước đứng ra tuyển dụng, từ đó họ làm việc và hưởng lương được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà hiện nay là Bộ Nội vụ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương giao và phê duyệt làm căn cứ cung cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên.

Như vậy, vào biên chế trở thành mục tiêu, niềm khao khát của nhiều người bởi vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc. Trong khi đó, nếu như làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn và có thể sẽ phải nghỉ việc, tìm việc làm mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng…

Phân biệt nhân viên biên chế và nhân viên hợp đồng lao động

Tiêu chí Nhân viên biên chế Nhân viên hợp đồng lao động
Vị trí Vị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy Nhà nước Công việc theo hợp đồng lao động có thể xác định hoặc không xác định thời hạn.

Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc đến thời điểm này, sau đó phải nghỉ việc nếu đơn vị không ký tiếp hợp đồng.

Đó là sự khác biệt quan trọng giữa hợp đồng dài hạn và biên chế.

Chủ thể tham gia ký kết Người sử dụng lao động luôn là Nhà nước Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước
Hình thức tuyển dụng Thi tuyển hoặc phỏng vấn Phỏng vấn, thi tuyển
Chế độ đãi ngộ Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đã thỏa thuận

Kết luận

Mặc dù có chế độ đảm bảo cuộc sống đến tận lúc nghỉ hưu và đãi ngộ theo ngân sách Nhà nước là những ưu điểm không thể đong đếm được bằng tiền trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, nguyện vọng của một bộ phận lớp trẻ này có thể sẽ không trở thành hiện thực với chính sách mới của Đảng và Chính phủ.

Cụ thể, tại Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp được thông qua vào tháng 05/2018 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh một trong những nội dung cải cách công tác cán bộ trong thời gian tới là có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 25/10/2018, Chính phủ đã ra Nghị quyết 132/NQ-CP, trong đó giao Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật, nghị quyết liên quan theo hướng xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ và tiến tới bỏ chế độ "công chức suốt đời". Trước khi chính thức có quy định về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời, hiện nay, việc thực hiện mạnh chính tinh giản biên chế cũng khiến vị trí việc làm của nhiều công chức, viên chức không còn giữ được ổn định. Theo đó, với mục tiêu đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, nhiều đối tượng thuộc bị tinh giản biên chế trong thời gian tới…

Trên đây là nội dung của Công ty Luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự thông tin cho bạn về nhân viên biên chế và cách phân biệt nhân viên biên chế và nhân viên theo hợp đồng lao động. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự; địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 0243.8373.888 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng cảm ơn.