Học vật lý lớp 9

Nắm vững kiến thức những năm học Trung học cơ sở, đặc biệt là năm lớp 9 là tiền đề để học sinh có thể tự tin bước vào lớp 10. Trong đó, Vật lý luôn là một môn học đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu kỹ càng. Tổng hợp tất cả công thức trong Vật lý lớp 9 theo từng chương sẽ giúp các em hệ thống hóa lại nội dung đã được học. Từ đó có thể tiếp thu nhanh chóng, hiệu quả khi vào lớp 10 cũng như chương trình THPT. Chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Học vật lý lớp 9

Chương 1: Điện học

– Định luật Ôm:

Công thức: I = U / R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

– Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s

Trong đó:

l – Chiều dài dây (m)

S: Tiết diện của dây (m²)

ρ: Điện trở suất (Ωm)

R: Điện trở (Ω)

– Công suất điện:

Công thức: P = U.I

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

A – Công của lực điện (J)

P – Công suất điện (W)

t – Thời gian (s)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

– Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A – Điện năng tiêu thụ.

– Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I – Cường độ dòng điện (A)

R – Điện trở ( Ω )

t – Thời gian (s)

+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

m – Khối lượng (kg)

C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

Chương 2: Điện từ

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

R – Điện trở (Ω)

Chương 3: Quang học

– Công thức của thấu kính hội tụ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

– Công thức của thấu kính phân kỳ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’- Chiều cao của ảnh

– Sự tạo ảnh trên phim:

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

h – Chiều cao của vật.

h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

Các công thức Vật lý lớp 9 khá nhiều, nếu không được tổng hợp một cách có hệ thống sẽ gây khó khăn cho người học. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các em tiếp thu môn Vật lý lớp 9 dễ dàng và đạt kết quả cao. Nếu phụ huynh chưa yên tâm về tình hình học tập của con mình, vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 để được tư vấn và giới thiệu gia sư giỏi dạy Lý cho bất cứ trình độ nào.

Tìm hiểu thêm:

♦ Phương pháp giải bài toán về Đường tròn môn Hình học lớp 9

♦ Giải pháp thuê gia sư luyện thi vào lớp 10 chất lượng ở Hà Nội

Chào mừng các bạn đến với Vật Lý Lớp 9! Chương trình học vật lý lớp 9 gần như kế thừa kiến thức các bạn đã học ở lớp 7. Để giúp các bạn có một chương trình học thật tốt, đảm bảo nắm được kiến thức trọng tâm cũng như những kiến thức cơ bản, HocTapHay.Com xin giới thiệu đến các bạn mục lục vật lý lớp 9 chi tiết & đầy đủ nhất. Nội dung chi tiết các bài soạn vật lý lớp 9 bao gồm các câu hỏi & mẫu báo cáo thực hành, giúp các bạn chuẩn bị bài trước tại nhà trước khi đến lớp.

Mục Lục SGK Vật Lý 9! Tiếp cận các khái niệm thuộc điện từ học, sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, và chương trình học vật lý 9 đưa ra nhiều thách thức với các em hơn. Nếu các bạn học sinh có định hướng thi chuyên Lý hay thi học sinh giỏi môn lý thì cần nhớ kỹ lưỡng chương trình học năm nay nhé. Các bài soạn vật lý lớp 9 giúp các em có một kiến thức đầy đủ và chuyên sâu nhất, đi kèm các câu hỏi bài tập và thí nghiệm với nhiều hướng trả lời và lời giải khoa học khác nhau. Qua chương trình học các bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi được trả lời các câu hỏi: Máy ảnh tạo ảnh như thế nào, kính cận và kính lão khác nhau ra sao, nam châm vĩnh cửu là gì hay năng lượng sao có thể chuyển hóa? Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn được tiếp cận kiến thức một cách đầy đủ nhất, nhiều thí nghiệm sinh động trong các tiết thực hành, những sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức một cách ngắn gọn...

Chương I: Điện Học

» Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn

» Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn – Định Luật Ôm

» Bài 3: Thực Hành Xác Định Điện Trở Của Một Dây Dẫn Bằng Ampe Kế Và Vôn Kế

» Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp

» Bài 5: Đoạn Mạch Song Song

» Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm

» Bài 7: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Chiều Dài Dây Dẫn

» Bài 8: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Tiết Diện Dây Dẫn

» Bài 9: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Vật Liệu Làm Dây Dẫn

» Bài 10: Biến Trở – Điện Trở Dùng Trong Kĩ Thuật

» Bài 11: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm Và Công Thức Tính Điện Trở Của Dây Dẫn

» Bài 12: Công Suất Điện

» Bài 13: Điện Năng – Công Của Dòng Điện

» Bài 14: Bài Tập Về Công Suất Điện Và Điện Năng Sử Dụng

» Bài 15: Thực Hành Xác Định Công Suất Của Các Dụng Cụ Điện

» Bài 16: Định Luật Jun – Len-Xơ

» Bài 17: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Jun – LenXơ

» Bài 18: Thực Hành Kiểm Nghiệm Mối Quan Hệ Q-I^2 Trong Định Luật Jun-LenXơ

» Bài 19: Sử Dụng An Toàn Và Tiết Kiệm Điện

» Bài 20: Tổng Kết Chương I Điện Học

Chương II: Điện Từ Học

» Bài 21: Nam Châm Vĩnh Cửu

» Bài 22: Tác Dụng Từ Của Dòng Điện – Từ Trường

» Bài 23: Từ Phổ – Đường Sức Từ

» Bài 24: Từ Trường Của Ống Dây Có Dòng Điện Chạy Qua

» Bài 25: Sự Nhiễm Từ Của Sắt, Thép – Nam Châm Điện

» Bài 26: Ứng Dụng Của Nam Châm

» Bài 27: Lực Điện Từ

» Bài 28: Động Cơ Điện Một Chiều

» Bài 29: Thực Hành: Chế Tạo Nam Châm Vĩnh Cửu, Nghiệm Lại Từ Tính Của Ống Dây Có Dòng Điện

» Bài 30: Bài Tập Vận Dụng Quy Tắc Nắm Tay Phải Và Quy Tắc Bàn Tay Trái

» Bài 31: Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ

» Bài 32: Điều Kiện Xuất Hiện Dòng Điện Cảm Ứng

» Bài 33: Dòng Điện Xoay Chiều

» Bài 34: Máy Phát Điện Xoay Chiều

» Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều – Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều

» Bài 36: Truyền Tải Điện Năng Đi Xa

» Bài 37: Máy Biến Thế

» Bài 38: Thực Hành Vận Hành Máy Phát Điện Và Máy Biến Thế

» Bài 39: Tổng Kết Chương II Điện Từ Học

Chương III: Quang Học

» Bài 40: Hiện Tượng Khúc Xạ Ánh Sáng

» Bài 41: Quan Hệ Giữa Góc Tới Và Góc Khúc Xạ

» Bài 42: Thấu Kính Hội Tụ

» Bài 43: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Thấu Kính Hội Tụ

» Bài 44: Thấu Kính Phân Kì

» Bài 45: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Thấu Kính Phân Kì

» Bài 46: Thực Hành: Đo Tiêu Cự Của Thấu Kính Hội Tụ

» Bài 47: Sự Tạo Ảnh Trong Máy Ảnh

» Bài 48: Mắt

» Bài 49: Mắt Cận Và Mắt Lão

» Bài 50: Kính Lúp

» Bài 51: Bài Tập Quang Hình Học

» Bài 52: Ánh Sáng Trắng Và Ánh Sáng Màu

» Bài 53: Sự Phân Tích Ánh Sáng Trắng

» Bài 54: Sự Trộn Các Ánh Sáng Màu

» Bài 55: Màu Sắc Các Vật Dưới Ánh Sáng Trắng Và Dưới Ánh Sáng Màu

» Bài 56: Các Tác Dụng Của Ánh Sáng

» Bài 57: Thực Hành: Nhận Biết Ánh Sáng Đơn Sắc Và Ánh Sáng Không Đơn Sắc Bằng Đĩa CD

» Bài 58: Tổng Kết Chương III Quang Học

Chương IV: Sự Bảo Toàn Và Chuyển Hóa Năng Lượng

» Bài 59: Năng Lượng Và Sự Chuyển Hóa Năng Lượng

» Bài 60: Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng

» Bài 61: Sản Xuất Điện Năng – Nhiệt Điện Và Thủy Điện

» Bài 62: Điện Gió – Điện Mặt Trời – Điện Hạt Nhân

Qua phần mục lục lý lớp 9! Các bạn sẽ tự chuẩn bị kiến thức trước ở nhà, tự học tốt vật lý 9 một cách tốt nhất, và sáng tạo theo cách riêng của bạn. Để học tốt vật lý lớp 9 hay giải các bài tập vật lý 9 các bạn cần nên tham khảo thêm nhiều tài liệu kiến thức bổ trợ cho chương trình học. Hi vọng qua các bài soạn & bài giải vật lý lớp 9 này các bạn sẽ học tốt vật lý 9, bám sát chương trình và nắm chắc kiến thức.

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Nội dung chương 1 điện học vật lý lớp 9. Chương trình học giúp bạn làm quen với các vấn đề liên quan đến điện học. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó? Điện trở là gì? Điện trở phụ thuộc như thế nào vào chiều dài và tiết diện của dây dẫn? Căn cú vào đâu để biết chính … [Read more...] about Chương I: Điện Học

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Ở lớp 7 ta đã biết, khi hiệu điện thế đặt vào hia đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn và đèn càng sáng. Bây giờ ta cầ tìm hiểu xem cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó … [Read more...] about Bài 1: Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Bài Tập C5 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9 Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học. Lời Giải Bài Tập C5 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9 Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Hướng … [Read more...] about Bài Tập C5 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Bài Tập C4 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9 Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được trong một thí nghiêm với một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống. (Giả sử phép đo trong thí nghiệm có sai số không đáng … [Read more...] about Bài Tập C4 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Bài Tập C3 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9 Từ đồ thị hình 1.2, hãy xác định: a. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5V; 3,5V. b. Xác định giá trị U, I ứng với một điểm bất kì trên đồ thị đó. Lời Giải Bài Tập C3 … [Read more...] about Bài Tập C3 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Bài Tập C2 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9 Dựa vào số liệu ở bảng 1 mà em thu được từ thí nghiệm, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa U và I, nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc toạ độ hay không. Lời … [Read more...] about Bài Tập C2 Trang 5 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 1 Sự Phụ Thuộc Của Cường Độ Dòng Điện Vào Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dây Dẫn Bài Tập C1 Trang 4 SGK Vật Lý Lớp 9 Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết, khi ta thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện … [Read more...] about Bài Tập C1 Trang 4 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật Ôm Như các bạn đã biết, trong thí nghiệm có hiệu điện thế được đặt vào hai đầu dây dẫn. Nếu sử dụng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không? Để đi tìm câu trả lời cho đáp án trên, mời các bạn nghiên cứu nội dung bài 2 điện trở của dây dẫn … [Read more...] about Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn – Định Luật Ôm

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 2 Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật Ôm Bài Tập C4 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9 Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở \(R_1\) và \(R_2 = 3R_1\). Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Lời Giải Bài Tập C4 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9 Giải: Ta … [Read more...] about Bài Tập C4 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9

Chương I: Điện Học - Vật Lý Lớp 9 Giải Bài Tập SGK: Bài 2 Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật Ôm Bài Tập C3 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9 Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó. Lời Giải Bài Tập C3 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9 Giải: Hiệu điện thế giữa … [Read more...] about Bài Tập C3 Trang 8 SGK Vật Lý Lớp 9