Trong tiếng việt thường hay tuân thủ theo phương pháp “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là gì?

Phần I

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1 (trang 123 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Ôn lại nội dung các phương châm hội thoại.

Trả lời:

- Phương châm về chất:  Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2 (trang 124 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Một số tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại.

Trả lời:

Chuyện 1: Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

- Em cho thầy biết, sóng là gì?

Học sinh trả lời:

- Thưa thầy, “Sóng" là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

=> Mẩu chuyện trên, học sinh không tuân thủ phương châm quan hệ trong giao tiếp.

 Chuyện 2: Người con đăng ki học tin học ngoài giờ, về nói với bố:

- Bố ơi! Cho con tiền đóng để học tin học.

Người bố hỏi:

- “Tin học” là gì con?

Người con trả lời:

- “Tin học” là ai “tin” thì đi “học"!

=> Câu trả lời của người con không tuân thủ phương châm về chất trong giao tiếp.

Phần II

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1 (trang 124 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong hội thoại.

Trả lời:

- Tôi, tao, tớ, ta, mình, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó, chúng tôi...

- Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, thầy, cô, bạn...

=> Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.

Chẳng hạn chị của mình là cô giáo dạy mình, trong lớp học phải xưng cô - em: ngoài đời xưng hô là chị - em.

Hoặc một người bạn mới quen cùng lúc có thể xưng hô: tôi, mình bạn; khi đã quen thân có thể xưng hô tớ - cậu...

Câu 2 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo quan điểm "xưng khiêm, hô tôn". Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Phương châm: xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi xưng hô, khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

Ví dụ:

+ Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua, nói với vua, ý tôn kính.

+ Ngày nay những từ như: quý ông, quý bà, quý khách, quý cô, anh... dùng để gọi người đối thoại với ý tôn kính, lịch sự. Có khi người đối thoại nhỏ hơn mình nhưng vẫn xưng là em, gọi người nghe là cô/chú hoặc bác (thay cho con).

Câu 3 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trả lời:

Sở dĩ trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: hầu như tiếng Việt không có từ xưng hô mang tính chất trung hòa. Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; mối quan hệ giữa người nói - người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng... Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn của trình giao tiếp.

Phần III

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Câu 1 (trang 125 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Trả lời:

- Dẫn trực tiếp:

+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp:

+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

+ Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2 (trang 126 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Chuyển đổi lời thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp.

Trả lời:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

- Từ xưng hô tôi (ngôi thứ 1), (ngôi thứ 2) trong lời đối thoại được thay đổi nhà vua (ngôi thứ 3), vua Quang Trung (ngôi thứ 3).

- Từ chỉ địa điểm đấy trong lời đối thoại tỉnh lược.

- Từ chỉ thời gian: bây giờ trong lời đối thoại đổi thành bấy giờ.

Loigiaihay.com

Người Việt xưng hô theo phương châm “xưng khiêm, hô tốn”, nghĩa là khi xưng thì khiêm nhường (thường dùng từ thể hiện mình ở tuổi ít hơn hoặc vị trí xã hội thấp hơn người đối thoại), khi hô (gọi) thì tôn kính (thường dùng từ gọi đặt người đôi thoại ở vị trí cao hơn mình, lớn tuổi hơn mình).

Vì những từ ngữ xưng hô của tiếng Việt không mang tính trung hòa như từ ngữ xưng hô các nước khác. Nó hết sức phong phú và giàu sắc thái biểu cảm. Nếu không sử dụng đúng tình huống, đúng quan hệ, đúng sắc thái biểu cảm sẽ làm tổn hại đến hiệu quả giao tiếp.

- Thời xưa, xưng: hàn sĩ, học trò, bần tăng, thảo dân,...; gọi: đại nhân, đại huynh, tiên sinh, bệ hạ,...

- Thời nay, cũng còn khá phổ biến cách xưng theo vai dưới (thường hạ một bậc) và gọi người đối thoại bằng vai trên (thường cao hơn một bậc).

Hai người đối thoại bằng vai nhưng khi xưng thì xưng là em, khi gọi thì gọi là bác.

Những người phụ nữ thường xưng cháu, nhà cháu với người ngang hàng hoặc dưới hàng (đây là cách xưng gọi thay vai).

Trong tình huống xã giao lịch sự, trang trọng, người nói thường gọi người đối thoại là quý ông, quý bà, quý cô,...

Nếu đúng vote cho mik nhé ! Chúp bn hcoj giỏi!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1) Em hiểu phương châm ' xưng khiêm hô tôn 'là gì ? tại sao trong giao tiếp phải tuân thủ phương châm này ? hãy cho 1 vd để minh họa

2)

a) phân biệt diểm giống và khác nhau giữa điểm tu từ vựng ẩ dụ hoán dụ

b) mỗi phép tu từ vựng cho 1 vd

Các câu hỏi tương tự

Bài 1: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong những ví dụ sau:

a, Ruộng nương anh gửi bạn thân cày   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

b, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

c, Ung dung buồng lái ta ngồi,
    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 d,  Mặt trời xuống biển như hòn lửa

      Sóng đã cài then đêm sập cửa

      Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

      Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

e, Hồi nhỏ sống với đồng   với sông rồi với bể   hồi chiến tranh ở rừng

   vầng trăng thành tri kỷ

f, Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa   Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ   Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm   Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,   Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,   Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

g, Ðất nước bốn nghìn năm    Vất vả và gian lao    Ðất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.

h. Một dãy núi mà hai màu mây

    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

    Như anh với em, như Nam với Bắc

    Như đông với tây một dải rừng liền.                  

k. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!

- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.

- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?

(Lặng lẽ Sa Pa)

A. Có

Đọc đoạn trích trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 1 và chú ý những từ in đậm rồi trả lời câu hỏi sau:

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

a) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?

c) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?

d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?