Học online trên điện thoại hay máy tính

05/09/2021 1235 0Xem đánh giá

Học online là biện pháp hữu hiệu khi giáo viên và học sinh không thể trao đổi nội dung học tập trực tiếp, nhất là trong tình trạng giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay. Có nhiều gia đình chưa kịp chuẩn bị máy tính hay laptop cho con em, vậy học online bằng điện thoại được không? Là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Trước khi trả lời câu hỏi học online bằng điện thoại được không. Bạn cần phải biết được mình đang dùng ứng dụng nào để học online. Một số ứng dụng học online phổ biến như Zoom, eLMS Mona, Skype, Microsoft Teams,Google Classroom,...

Zoom học online bằng điện thoại được không?

Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể học online bằng điện thoại qua Zoom. Hiện tại nền tảng ứng dụng này có mặt trên cả Android và IOS.

Bạn có thể lên Appstore trên iphone hoặc lên CH Play trên Android để tại ứng dụng, nhấp vào ô Tham gia cuộc họp.

Học online trên điện thoại hay máy tính

Sau đó Nhập ID phòng học do giáo viên hoặc người tạo phòng cung cấp > Nhập tên hiển thị của bạn trong phòng học.

Học online trên điện thoại hay máy tính

 Nhấn tham gia là bạn đã có thể vào lớp học rồi.

Skype có học online bằng điện thoại được không?

Trả lời là có. Để học online trên skype, đầu tiên chúng ta cần phải có tài khoản.

Đăng ký skype tại https://signup.live.com/

Khi chúng ta có tài khoản rồi.Giáo viên sẽ cung cấp 1 đường link chúng ta chỉ cần nhấn vào đường link đó là có thể tham gia vào lớp học được rồi.

Google Classroom

Bạn cần có tài khoản google, sau đó tải ứng dụng Google Classroom có trên cả IOS và Android.

Vào ứng dụng nhấn vào bắt đầu, nhập Email và mật khẩu của bạn là có thể vào lớp học của mình rồi.

Kết luận

Trên đây mình chia sẻ 3 ứng dụng chúng phổ biến và đang được nhiều người lựa chọn học online, 3 ứng dụng này đều có thể học online bằng điện thoại được, nhưng nhược điểm của nó là hình ảnh bé, khó tiếp thu bài giảng và gây ảnh hưởng đến mắt nếu dùng lâu. Vì vậy các phụ huynh nên cố gắng thu xếp cho con em mình sử dụng laptop hoặc PC có webcam để hỗ trợ và giúp con em mình có điều kiện học online tốt nhất.

Chị Nguyễn Hoài, có con đang học lớp 1, trường Tiểu học Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, buổi học đầu tiên sau Tết, gặp lại các bạn qua màn hình điện thoại, con vui mừng reo hò, thi nhau chuyện trò hỏi thăm. Tuy nhiên học được 3 ngày, các con dần dần có những biểu hiện chán nản khi ngồi nghe cô giảng bài trực tuyến.

Con chị Hoài nói lớp rất ồn, âm thanh không rõ, học trực tuyến thông qua điện thoại chữ bé khó nhìn, có hôm hình ảnh bị nhòe, con phải cố gắng căng mắt nhìn gần mới thấy. Ngồi học trước màn hình hơn 4 tiếng, lâu dần khiến mắt của con mỏi.

Điều đó khiến chị Hoài rất lo lắng. Chị chủ động hỏi một số phụ huynh khác xem các con có tình trạng giống thế không. Ngạc nhiên là tất cả những người được hỏi đều cho biết họ thấy trẻ mệt mỏi khi học online và hầu hết các gia đình đều đang cho con học thông qua điện thoại thông minh.

Dù không biết các con sẽ nghỉ ở nhà bao lâu, nhưng thương con, chị "cắn răng" sắm cho cậu con trai máy tính mới, hơn 10 triệu đồng chỉ để phục vụ việc học online.

Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ: T.H)

Hai con của cô Vũ Thị Lâm Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều là học sinh cuối cấp, đứa lớn đang học lớp 12, đứa bé học lớp 9. Trước đây, nhà chỉ cần một máy tính là đủ vì nhu cầu sử dụng không nhiều, nhưng nay hai con học trực tuyến đều phải dùng máy tính, mà mẹ là giáo viên cấp 1 cũng cần máy tính. 

Hai con của cô Trang đều có ca học từ 8h đến 11h30 nên không thể dùng chung máy tính. Cực chẳng đã, mới đầu năm gia đình tốn một khoản tiền 20 triệu đồng để mua hai máy tính mới. Bản thân cô rất lo lắng không biết việc học online sẽ kéo dài đến khi nào, sợ các con không đủ năng lực thi vượt cấp.

Trong khi đó, chị Phạm Thu Giang (Linh Đàm, Hà Nội) phải nhường máy tính làm việc hàng ngày của mình cho cậu con trai lớp 4 học trực tuyến và bắt đầu công việc của mình vào đêm khuya khi con đã ngủ.

Nếu dịch bệnh chưa được khống chế, các con vẫn ở nhà và học trực tuyến dài ngày, thì chị dự định sẽ mua thêm máy tính khoảng 5 -7 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ở giai đoạn này.

Học sinh học trực tuyến.

Học sinh, sinh viên học trực tuyến cần có đủ thiết bị như máy tính, loa, tai nghe có micro, máy in - một bộ rẻ nhất cũng xấp xỉ 10 triệu đồng. Đối với những gia đình có hai hoặc ba con cùng học một khung giờ đồng nghĩa phụ huynh phải trang bị hai hoặc ba bộ thiết bị phục vụ cho việc học tập đó.

Điều này khiến các hộ gia đình không có điều kiện kinh tế "than trời". Như với gia đình anh Trần Văn Hợi (Ứng Hòa, Hà Nội) thuộc hộ nghèo của xã, thì việc sắm cho con máy tính 7- 8 triệu đồng để phục vụ học trực tuyến rất khó thành hiện thực. Mà ngay cả mua máy tính về anh Hợi cũng không biết làm thế nào để kết nối cho con học. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là mua một chiếc smartphone giá rẻ 3 triệu đồng.

Liên quan việc dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhất để dạy, đặc biệt là lớp 1, do lứa tuổi còn nhỏ, lại là năm đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới nên giáo viên phải phối hợp thật tốt với phụ huynh.

Trong những ngày học trực tuyến, hầu hết các trường vẫn dạy qua phần mềm Zoom, nhiều phòng học bị lỗi, cô trò, phụ huynh loay hoay mãi mới vào được lớp. Trong quá trình học, nhiều em bị thoát ra, phải đăng nhập lại. Không có sự giám sát của phụ huynh, trẻ nhỏ tuổi không hoàn toàn tập trung vào bài giảng của giáo viên. Trong khi đó, nhà trường thông báo dạy bài mới đến tuần 22 và không dạy lại bài cũ khi trẻ quay lại trường học.

Bí kíp học trực tuyến hiệu quả

Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, với lứa tuổi tiểu học, để học có hiệu quả thì phải có sự tham gia của phụ huynh, đặc biệt với học sinh khối lớp 1, 2 vì các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị kết nối mạng, cũng như cách tương tác, sử dụng bài giảng hay liên hệ trực tiếp với giáo viên.

Nhiều phụ huynh cũng không muốn con mình sử dụng điện thoại, máy tính nhiều vì sợ con xem phim, chơi game… Do vậy những lúc học nhiều phụ huynh nên ngồi với con vừa để hướng dẫn con thực hiện các thao tác vừa giảng giải thêm bài học cho con.

Với những khối lớn lớp 3, 4, 5 nếu có ý thức tự giác với việc học thì phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con trong thời gian đầu, sau đó các em có thể thao tác được.

Tuy nhiên trên thực tế cũng có một vài phụ huynh ít sử dụng thiết bị công nghệ, thậm chí họ không có các thiết bị có thể kết nối mạng nên việc học của học sinh sẽ bị gián đoạn.

Theo cô, phụ huynh không cần phải ngồi với con liên tục ở tất cả các giờ học, vì thực tế rất nhiều người còn bận công việc. Chỉ cần thời gian đầu, khi con tham gia học trực tuyến, thay vì làm thay phụ huynh hãy hướng dẫn con cách sử dụng máy, cách mở bài giảng, tải bài học về. Chỉ cần 2 - 3 tuần đầu là các em hoàn toàn có thể chủ động được việc học của mình.

Ngoài ra, với những phần học bé chưa hiểu, những bài tập khó nếu không thể hỗ trợ được con phụ huynh có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên để được hỗ trợ.

Hà Cường

Có hai con chuẩn bị vào học lớp 2 và lớp 7, chị Nguyễn Lan (Vĩnh Phúc) đang "nín thở" chờ quyết định của trường xem có phải học online hay không. Nhà chị hiện chỉ có một chiếc laptop cũ và một smartphone, vốn vừa để chị làm việc, vừa để con học bài. Nếu trường của cả hai đứa đều yêu cầu học online, chị sẽ phải sắm thêm thiết bị vì không thể dùng chung mãi được.

"Tôi đã hỏi dò một số cửa hàng. Máy tính cũ khoảng 5 triệu đồng, gần bằng một tháng lương của tôi mà chưa rõ chất lượng thế nào. Còn máy mới loại rẻ, cấu hình thấp gần 10 triệu đồng", chị Lan kể. Dự kiến, tháng 9 này cả bé nhà chị Lan sẽ cùng đi học, nhưng đến nay, chị vẫn chần chừ chưa dám mua vì số tiền lớn so với thu nhập. "Nếu mua máy sẽ phải giảm chi tiêu, mà chưa biết việc học online sẽ diễn ra đến khi nào. Đến khi các con đi học lại thành lãng phí", chị nói.

Máy tính là một trong những thiết bị quan trọng trong giai đoạn học online. Ảnh: Lưu Quý

Lê Nam (Hà Nội) có con sắp vào lớp 1 cũng "đau đầu" vì thiết bị học online. Với ngân sách dưới 5 triệu đồng, anh được người bán hàng tư vấn bộ máy tính để bàn đã qua sử dụng. Ban đầu anh nghĩ máy tính để bàn có màn hình lớn và giúp con có tư thế ngồi học nghiêm túc hơn. Tuy nhiên đến khi vào học, anh mới biết cần sắm thêm webcam, micro để phát biểu, máy in để khi cần sẽ in tài liệu cho con làm bài. Số tiền mua thiết bị học cho con, dù chỉ là loại rẻ, "ngốn" của anh cả chục triệu đồng, trong khi thu nhập cả gia đình đang giảm vì dịch bệnh.

Trên các hội nhóm của phụ huynh, việc mua sắm thiết bị trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, cả cha mẹ và con cái cùng phải làm việc và học tập online, nhiều gia đình phải mua hàng loạt thiết bị văn phòng với chi phí lớn. Một thành viên cho biết, chỉ trong vòng 3 tháng dịch bệnh, nhà anh phải sắm thêm ba chiếc máy tính để cả gia đình cùng làm việc và học tập từ xa.

Song song với vấn đề chi phí, việc lựa chọn thiết bị nào cho con học cũng được nhiều phụ huynh cân nhắc. "Nhờ các mẹ tư vấn, con vào lớp một, nên mua laptop hay máy tính bảng để con học bài?", Kim Ngân, một phụ huynh phân vân. Theo chị Ngân, con chị thích học trên máy tính bảng, chị thì cho rằng laptop dùng được lâu dài hơn. Đưa thắc mắc của mình lên một hội nhóm của các phụ huynh để nhờ tư vấn, hai luồng ý kiến được đưa ra cũng khiến chị chưa biết phải lựa chọn loại nào.

Theo Nguyễn Linh, một người kinh doanh thiết bị vi tính, nhu cầu mua thiết bị cho con học trực tuyến tăng mạnh từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Thời gian này, anh phải tư vấn thiết bị học tập cho hàng chục phụ huynh có con chuẩn bị vào năm học mới.

Theo anh Linh, máy tính bảng và laptop đều có thể cài phần mềm phục vụ việc học trực tuyến và các ứng dụng văn phòng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học, anh Linh cho rằng máy tính bảng sẽ phù hợp hơn trong thao tác nhờ màn cảm ứng. Học sinh dễ dàng tương tác, đồng thời phụ huynh có thể cài nhiều ứng dụng phục vụ cả học online hay offline cho con. Nhiều máy tính bảng có chế độ cho trẻ em, giúp phụ huynh kiểm soát thời gian sử dụng của con dễ dàng.

Trong tầm giá 10 triệu đồng, máy tính bảng có màn hình đẹp hơn nên dùng lâu không mỏi mắt. Trong khi đó, laptop giúp giữ tư thế học tập của con trẻ đúng hơn. Một chiếc laptop với các trang bị phù hợp sẽ giúp cha mẹ và con cái cùng sử dụng được lâu dài, Tuy nhiên, laptop có màn hình đẹp, cấu hình khá thường có giá trên 15 triệu đồng, khiến số tiền phụ huynh phải chi cho việc học online sẽ nhiều hơn đáng kể.

Trong bài viết Phụ huynh Sài Gòn đuối sức trước học kỳ trực tuyến của VnExpress, nhiều độc giả cho rằng sẽ giai đoạn này rất khó khăn nếu phải sắm thiết bị để học trực tuyến.

"Thời điểm này lo cái ăn còn vất vả, lấy đâu ra tiền mua laptop hay iPad cho con học trực tuyến. Nhà có 2, 3 con phải học trực tuyến cùng lúc thì làm sao đây?", độc giả Hữu Thẩm đặt câu hỏi.

Độc giả Chang Hua cho biết đang phải cho con học bằng điện thoại vì không thể mua được máy tính. "Tôi là lao động tự do đang ở trọ, máy tính là điều xa xỉ đối với tôi. Thất nghiệp mấy tháng rồi nên sách vở cho các cháu còn chưa mua nổi, lấy đâu ra tiền mà mua máy tính. Giờ chỉ nhờ vào cái điện thoại cho các cháu học online. Mong sao mau hết dịch để các cháu trở lại trường", người này viết.

Lưu Quý