Học cải thiện điểm có bị hạ bằng

Học cải thiện điểm có bị hạ bằng

Khi đi học, rớt môn chắc chắn là điều không sinh viên nào mong muốn, vì nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác. Chẳng hạn như là phải tốn tiền học lại, phải mất công học lại, sợ phụ huynh phát hiện, ngại với bạn cùng lớp, thậm chí một số sinh viên còn suy nghĩ tiêu cực, tự ti về năng lực bản thân. Song song đó, có một điều mà không ít sinh viên đang băn khoăn, đó chính là “Sinh viên rớt môn có bị hạ bằng tốt nghiệp không?”. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

>> Sinh viên phải làm sao khi bị rớt môn ở đại học?

Rớt môn có liên quan tới xếp loại tốt nghiệp không?

Rớt môn sẽ kéo điểm trung bình của các em xuống và bắt buộc các em phải học lại môn đó, vì khi sinh viên rớt môn sẽ được xem là nợ môn, mà nợ môn thì không thể nào tốt nghiệp ra trường được. Đây là sự liên quan giữa rớt môn và tốt nghiệp, nhưng liệu có sự liên quan nào giữa rớt môn và xếp loại tốt nghiệp không, nếu sinh viên học lại và qua môn, thì có ảnh hưởng gì đến xếp loại tốt nghiệp, có bị hạ bằng tốt nghiệp không? Câu trả lời là có thể, vì còn một mối liên quan khác, đó chính là nếu rớt môn và phải học lại quá nhiều, vượt quá số % tín chỉ cho phép, thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp.

>> Xếp loại tốt nghiệp ảnh hưởng thế nào đến cơ hội nghề nghiệp?

Học lại bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng tốt nghiệp?

Rớt môn thì chắc chắn phải học lại, mà học lại quá số tín chỉ thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Theo quy định hiện tại, nếu sinh viên học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Tức là sẽ không có con số cụ thể cho số lượng tín chỉ, mà nó sẽ phụ thuộc vào từng chương trình học khác nhau, vì mỗi chương trình học sẽ có số lượng tín chỉ khác nhau. Các em hãy lấy tổng số tín chỉ, nhân với 5%, thì sẽ ra được số lượng tín chỉ mà nếu học lại vượt quá số đó thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp, bao gồm cả việc học lại vì rớt môn và học lại vì muốn cải thiện điểm trung bình.

Chính vì thế, sinh viên cần phải cực kỳ tỉnh táo và tính toán kỹ lưỡng, tránh việc để rớt môn học lại quá nhiều, vì nó sẽ ảnh hưởng đến xếp loại tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, có một điều các em cần lưu ý chính là việc hạn bằng tốt nghiệp chỉ áp dụng trong trường hợp xếp loại tốt nghiệp của các em ở mức xuất sắc hoặc giỏi, còn nếu mình ở các xếp loại thấp hơn thì sẽ không bị hạ bằng tốt nghiệp. Vậy là nếu mục tiêu của các em là ra trường với tấm bằng giỏi hoặc xuất sắc, thì các em cần dành sự quan tâm nhiều tới số tín chỉ mình phải học lại. Còn nếu các em có những mục tiêu thấp hơn, thì không cần quá lo lắng rằng rớt môn sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các em thờ ơ, xem rớt môn là chuyện bình thường, không chịu cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. Học tập là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của sinh viên, kiến thức chuyên ngành mà các em tích luỹ được cũng chính là hành trang quan trọng để các em tự tin vào đời và tìm được công việc tốt. Chính vì thế, hãy chăm chỉ và tập trung học tập, cố gắng hạn chế đừng để bị rớt môn ở đại học nhé. Chúc các em học tốt.

>> Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


👍🏻 Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
👥 Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…

Học cải thiện điểm có bị hạ bằng
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Học cải thiện điểm có bị hạ bằng
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Học cải thiện điểm có bị hạ bằng
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

- Thủ khoa đầu ra ngành Marketing - Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) - Tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình 8.45 - 8/8 học kỳ đều nhận được học bổng của trường - Sáng lập ra trang Tự tin vào đời, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.

Sinh viên giỏi, xuất sắc học lại quá 5% tín chỉ sẽ bị hạ bằng

Tại khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định:

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b] Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Theo quy định trên, việc hạ bằng của sinh viên đại học chỉ áp dụng đối với những sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ hoặc đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

Còn lại, đối với những sinh viên có điểm trung bình tích lũy dưới mức giỏi, xuất sắc thì Bộ Giáo dục không có quy định khác. Vì vậy, nếu thi rớt, học lại nhiều lần nhưng xếp loại học lực tốt nghiệp loại trung bình hoặc khá thì sinh viên cũng không bị hạ bằng.

Sinh viên học lại có bị hạ bằng? [Ảnh minh họa]

Cách tính điểm, xếp hạng bằng tốt nghiệp đại học

Cách tính điểm, xếp loại học lực của sinh viên được quy định tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08 như sau:

Cách tính điểm học phần

Tại Điều 9 quy định, với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. 

Trong đó, điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Ngoài ra, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực

Tại khoản 5 Điều 10 quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành 

Trên đây là quy định về: Sinh viên học lại có bị hạ bằng? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Câu hi 1: Đim thi kết thúc hc phn có phi đim tng hp đánh giá hc phn [gi tt là đim hc phn] hay không? Trả lời: Điểm học phần bao gồm các điểm bộ phận: • Các điểm thành phần [điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm chuyên cần; điểm đánh giá phần thực hành; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểuluận, . . .]

• Điểm thi kết thúc học phần.

Câu hi 2: Trng s [t l %] ca đim thành phn, ca đim thi kết thúc hc phn được quy đnh như thế nào khi tính đimhc phn?
Trả lời: Số lượng điểm bộ phận, hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần được quy định trong Đề cương của học phần đó và được giảng viên phụ trách học phần công bố cho sinh viên.

Câu hi 3: Nếu mun phúc kho, khiếu ni v đim hc phn thì phi liên h vi đơn v nào trongtrường? Trả lời: Sinh viên nộp đơn xin phúc khảo cho Khoa phụ trách học phần đó trong khoảng thời gian 1 tuần sau khi biết điểm.

Nếu thấy trên cổng thông tin điện tử điểm học phần hiện không đúng với điểm thật sự của mình về học phần đó, sinh viên làm đơn gửi Phòng Quản lý đào tạo để xem xét lại.

Câu hi 4: Trong hc chế tín ch, đim cho theo thang đim nào? Trả lời: Khi đánh giá, các điểm bộ phận đều cho theo thang điểm 10 [từ 0 đến 10], làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm bộ phận nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến 1 chữ sốthập phân, sau đó được chuyển sang điểm chữ như sau: • Dưới 4,0: điểm F Kém • Từ 4,0 đến 5,4: điểm D Trung bình yếu. • Từ 5,5 đến 6,9: điểm C Trung bình • Từ 7,0 đến 8,4: điểm B Khá • Từ 8,5 đến 10: điểm A Giỏi Khi xử lý kết quả học tập [được học tiếp hay bị buộc thôi học, xếp hạng học tập], điểm chữ được chuyển sang thang điểm 4: • Điểm F tương ứng là điểm 0 • Điểm D tương ứng là điểm 1 • Điểm C tương ứng là điểm 2 • Điểm B tương ứng là điểm 3

• Điểm A tương ứng là điểm 4

Câu hi 5: Có được thi li khi kết qu không đt hay không ?
Trả lời : Đối với mỗi học phần, chỉ thi kết thúc học phần 1 lần. Sinh viên bắt buộc phải học lại nếu kết quả bị điểm F.

Câu hi 6 : Như vy các đim A, B, C, D là đim đt?
Trả lời : Đúng

Câu hi 7 : Nếu tt c các hc phn đu đt thì s được tiếp tc hc?
Trả lời : Không đúng. Cần đc bit lưu ý rằng điểm D tuy là điểm đạt của học phần, nhưng khi xử lý kết quả học tập thì mới tương ứng là điểm 1. Căn cứ vào điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu rơi vào các trường hợp sau : • Học kỳ đầu của khóa học có điểm trung bình <0,8. • Các học kỳ tiếp theo có điểm trung bình <1,0 • 2 học kỳ liên tiếp có điểm trung bình <1,1 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ nhất <1,2 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ hai <1,4 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ ba <1,6 • Điểm trung bình chung tích lũy của các năm tiếp theo <1,8

Ví dụ : năm thứ nhất, tất cả các học phần đều đạt điểm D thì điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ nhất là 1,0. Bị buộc thôi học.

Câu hi 8 : Trong hc chế tín ch, có còn khái nim lưu ban hay không ?
Trả lời : Không.

Câu hi 9 : Vy thì xếp hng năm đào to như thế nào? Trả lời: Việc xếp hạng năm học dựa trên khồi lượng kiến thức tích lũy [số lượng tín chỉ sinh viên đã đạt]: * Sinh viên năm 1: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ * Sinh viên năm 2: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 đến dưới 60 tín chỉ. * Sinh viên năm 3: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 đến dưới 90 tín chỉ. * Sinh viên năm 4: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 đến dưới 120 tín chỉ.

*Sinh viên năm 5: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 đến dưới 150 tín chỉ.

Câu hi 10:Có th xin tm dng vic hc tp, bo lưu kết qu hc tp được hay không ?
Trả lời : Không phải tạm dừng mà là ngh hc tm thi . Chỉ được chấp thuận cho nghỉ học tạm thời nếu : a] Được điều động vào lực lượng vũ trang. b] Bị bệnh hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế

c] Vì lý do cá nhân. Trường hợp này phải học ít nhất 1 học kỳ, không bị buộc thôi học, điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00.

Câu hi 11: Ngoài nhng trường hp xin ngh hc tm thi, có nhng trường hp x lý hc v nào đi vi sinh viên?
Trả lời: Được Tiếp tc hc hoặc B buc thôi hc. Khác với đào tạo theo Niên chế, trong học chế Tín chỉ không có khái niệm Tm dng.

Câu hi 12: Nếu xin ngh hc tm thi, thi gian ngh hc tm thi có tính vào thi gian ti đa cho phép hc hay không?. Thi gian ti đa cho phép hc là bao nhiêu?
Trả lời: thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào thời gian tối đa cho phép học. Thời gian tối đa cho phép học không quá 2 lần thời gian của khóa học. Riêng với sinh viên thuộc diện ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh, không qui định thời gian tối đa cho phép học.

Câu hi 13: Các sinh viên có s lượng tín ch đăng ký hc trong 1 hc kỳ không ging nhau. Vy thì Đim trung bình ca hc kỳ s tính như thế nào?
Trả lời: Điểm trung bình học kỳ được tính dựa trên số lượng tín chỉ đăng ký học.

Câu hi 14: Cách thc Đăng ký hc? Trả lời: Có 2 quy trình đăng ký học:

1. Quy trình chun: đăng ký theo các lớp được dự kiến mở. Đối với từng Học phần [môn học], mở nhiều Lớp Học phần. Đối với từng Lớp Học phần, sinh viên biết được lịch học, phòng học, giáo viên phụ trách. Sinh viên lựa chọn Lớp học phần để đăng ký – như vậy là tự xếp lịch học đối với các Học phần Nhà trường dự kiến mở.


2. Quy trình b sung: Đối với sinh viên phải học lại, hoặc muốn học cải thiện điểm, hoặc muốn học theo lộ trình khác [chọn các Học phần khác với dự kiến] thì: Bước 1: Sinh viên Ghi danh các học phần muốn học. Bước 2: Phòng Quản lý đào tạo sẽ thống kê số lượng sinh viên theo từng học phần. Nếu đáp ứng tốt nhất các điều kiện [số lượng sinh viên có nhu cầu, có phòng học, có giáo viên, . . . .] sẽ mở bổ sung các lớp học phần. Bước 3: Phòng quản lý đào sẽ xếp lịch học cho các học phần mở bổ sung. Buoc 4: Sinh viên bắt đầu đăng ký như trong Quy trình chuẩn. Hiện tại, chuẩn bị cho sinh viên đăng ký theo Quy trình chuẩn. Sau đó mới cho sinh viên đăng ký theo Quy trình bổ sung.

Lưu ý rằng trong Quy trình bổ sung, có thể học phần muốn học được mở mà cũng có thể không được mở [chẳng hạn vì số lượng có nhu cầu học Học phần này quá ít hoặc ít hơn các Học phần khác, hoặc không có giảng viên, hoặc không có phòng học . . .]. Cho nên, nếu không thực sự có nhu cầu khác với Quy trình chuẩn hoặc không cảm thấy bất tiện về Quy trình chuẩn thì hãy theo Quy trình đó. Khả năng đăng ký thành công sẽ cao hơn