Hóa 8 bài luyện tập 33

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học Bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế trang 117 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Hóa học.

Giải bài 1 trang 117 SGK Hoá 8

Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thi nghiệm?

a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

b) 2H2O → 2H2 + O2.

c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

Lời giải:

Phản ứng hóa học điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là: a) và c)

Giải bài 2 Hoá 8 SGK trang 117

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Lời giải:

Phản ứng a) 2Mg + O2 → 2MgO.

→ là phản ứng hóa hợp, ngoài ra còn là phản ứng oxi hóa – khử.

Phản ứng b) 2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

→ Là phản ứng phân hủy.

Phản ứng c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

→ là phản ứng thế.

Giải bài 3 SGK Hoá 8 trang 117

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?

Lời giải:

Vì khí O2 (M =32) nặng hơn không khí (M=29) nên khi thu khí oxi ta có thể để ống nghiệm nghiêng hoặc để đứng còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên khi thu khí phải úp ngược ống nghiệm không được để đứng ống nghiệm.

Giải bài 4 trang 117 SGK Hoá 8

Trong phòng thí nghiệm hóa học có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch HCl và axit H2SO4.

a) Viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro;

b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (đktc)?

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Hóa 8 bài luyện tập 33

Theo phương trình (3) mFe cần dùng: 56.0,1 = 5,6g.

Theo phương trình (4) mZn cần dùng: 65.0,1 = 6,5g.

Giải bài 5 Hoá 8 SGK trang 117

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Lời giải:

Hóa 8 bài luyện tập 33

Phương trình hóa học của phản ứng:

Hóa 8 bài luyện tập 33

So sánh tỉ lệ 

Hóa 8 bài luyện tập 33
 ⇒ Fe dư

Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol

mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.

Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.

nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol

Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Hóa học Bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế trang 117 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Giải bài tập Hóa học trang 33, 34 SGK bài Công thức hóa học với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa.

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC

Công thức hóa học: dùng để biểu diễn chất gồm một kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai, ba.. kí hiệu hóa học (hợp chất) và chỉ số ghi ở mỗi chân kí hiệu

Ý nghĩa: mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ chất kim loại), cho biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 33, 34 hóa học lớp 8

Bài 1. (trang 33 SGK Hóa 8 chương 1)

Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp

Đơn chất tạo nên tử một… nên công thức hóa học chỉ gồm, một…

Còn… tạo nên từ hai, ba… nên công thức hóa học gồm hai, ba…

Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số… có trong một ….

Hướng dẫn giải bài 1:

Đơn chất tạo nên tử một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm, một kí hiệu hóa học.

Còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học.

Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử.

Bài 2. (trang 33 SGK Hóa 8 chương 1)

Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí clo Cl2

b) Khí metan CH4

c) Kẽm clorua ZnCl2

d) Axit sulfuric H2SO4

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.

Hướng dẫn giải bài 2:

a) Khí clo Cl2: là đơn chất thể khí tạo ra bởi nguyên tố clo: Phân tử gồm hai nguyên tử liên kết với nhau.

Phân tử khối bằng : 35,5 x 2 = 71 đvC.

b) Khí metan CH4: là hợp chất thể khí do hai nguyên tố C và H tạo ra.

Phân tử khối bằng 12 + 4 = 16 đvC

c) Kẽm clorua: ZnCl2: là hợp chất do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.

Trong một phân tử có 1 Zn và 2 Cl.

Phân tử khối bằng 65 + 35,5 x 2 = 136 đvC.

d) Axit sunfuric H2SO4: là hợp chất do ba nguyên tố là H, S và O tạo nên. Trong một phân tử có 2 H, 1S và 4 O

Phân tử khối bằng : 2 + 32 + 16 x 4 = 98 đvC.

Bài 3. (trang 34 SGK Hóa 8 chương 1)

Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất:

a) Caxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O.

b) Ammoniac,l biết trong phân tử có 1 N và 3 H.

c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O.

Hướng dẫn giải bài 3:

a) CTHH: CaO.

Phân tử khối CaO = 40 + 16 = 56 đvC.

b) CTHH: NH3

Phân tử khối NH3 = 14 + 3 = 17 đvC.

c) CTHH: Cu2SO4

Phân tử khối CuSO4 = 64 + 32 + 16. 4 = 160 đvC.

Bài 4. (trang 34 SGK Hóa 8 chương 1)

a) Các cách viết sau chỉ ý gì: 5 Cu; 2 NaCl; 3 CaCO3;

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.