Soạn bài luyện tập lập luận cho văn nghị luộn

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:

Các câu có luận cứ:

a) Hôm nay trời mưa,

b) vì qua sách em học được nhiều điều.

c) Trời nóng quá,

- Ba phần sau là kết luận.

a) chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) qua sách em học được nhiều điều.

c) đi ăn kem.

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả.

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.

- Chẳng hạn: Chúng ta không đi chơi nữa vì hôm nay trời mưa

         Kết luận                                Luận cứ

(kết quả của quyết định)       (nguyên nhân cụ thể)

2. Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em...

b) Nói dối rất có hại...

c) ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) ... em rất thích đi tham quan.

Trả lời: 

a) Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b) Nói dối rất có hại bởi mọi người không tin mình nữa.

c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp các luận cứ sau:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...

e) Cậu này ham bóng đá thật...

Trả lời: 

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e) Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

Phần II

LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 33 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở Lập luận trong đời sổng với Lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:

- Qua sách em học được nhiều điều, Sách là người bạn lớn của con người.

- Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của ”em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.

Nhìn vào bảng, các em thấy trong ba câu trên, câu a và c, luận cứ đứng trước kết luận. Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là mốì quan hệ nguyên nhân - kết quả. Còn trong câu b, luận cứ đứng sau kết luận. Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ở đây là mối quan hệ giải thích.

Như vậy, vị trí của luận cứ và kết luận trong lập luận có thể thay đổi cho nhau.

2. Khi bổ sung luận cứ, có thể tạo thành những câu hoàn chỉnh như sau :

a) Em rất yêu trường em vì đó là nơi ngày ngày em được thầy cô dạy bảo.

b) Nói dối rất có hại vì khi bị phát hiện thì từ đó trở đi mình nói thật cũng không ai tin nữa.

c) Học mệt lắm rồi nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Vì còn ít tuổi nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Vì kì nghỉ hè kéo dài nhiều ngày nên em rất thích đi tham quan.

3. Khi bổ sung kết luận, có thể tạo thành những câu sau :

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, phải sang nhà bạn chơi thôi.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, mình cần phải thức khuya để học cho kĩ.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mình nhất định phải góp ý cho các bạn trong kì họp lớp sắp tới.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó, không nên trêu chọc chúng làm gì.

e) Cậu này ham đá bóng thật nên mọi người phê bình cũng phải.

• Lập luận trong văn nghị luận

1. So sánh những kết luận rút ra được trong văn nghị luận với những kết luận rút ra trong đời sống, các em có thể thấy :

- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có quan hệ tới nhiều người, còn những kết luận rút ra trong đời sống thường chỉ liên quan tới một cá nhân hoặc một số ít người.

- Kết luận rút ra trong văn nghị luận thường là những vấn đề mang tính khái quát, tính triết lí cao, trong khi đó những kết luận rút ra trong đời sống thường mang tính cá biệt cụ thể.

2. Lập luận cho luận điểm : "Sách là người bạn lớn của con người".

Dưới đây, chúng ta chỉ nhắc lại những nội dung lập luận chính :

- Sách là món ăn tinh thần của con người. Cơm ăn, nước uống giúp ta lớn lên về thể chất thì sách vở nuôi dưỡng ta, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn. Chính vì thế chúng ta không thể thiếu sách vở.

- Sách giúp ta hiểu biết, khám phá những sự bí ẩn của thế giới tự nhiên ; khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người; và khám phá ngay những điều bí ẩn của chính bản thân mình.

- Sách không chỉ giúp ta mở mang tri thức mà còn giúp ta tích luỹ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế.

- Sách giúp ta vượt qua thời gian, để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại, dự đoán được tương lai ; vượt qua không gian, vượt qua biên giới của mọi quốc gia để đến với những nơi ta cần đến.

- Sách như người bạn đem lại cho ta niềm vui của sự hiểu biết và khám phá ; sách chia sẻ nỗi buồn với ta bằng những lời thủ thỉ, tâm sự.

Chính vì thế sách là người bạn lớn của con người.

3. Từ hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, các em có thể rút ra được kết luận chung như sau để làm thành luận điểm cho một bài viết : "Chỉ khi có tầm hiểu biết sâu rộng thì mới có thể xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện và sâu sắc".