Hàng hóa không có tính loại trừ là gì năm 2024

Hàng hóa công cộng không thuần túy (tiếng Anh: Impure public goods) là những hàng hóa chỉ thỏa mãn một trong hai thuộc tính của hàng hóa công cộng và thỏa mãn ở những mức độ khác nhau.

Hàng hóa không có tính loại trừ là gì năm 2024

Hình minh họa

Hàng hóa công cộng không thuần túy (Impure public goods)

Định nghĩa

Hàng hóa công cộng không thuần túy trong tiếng Anh là Impure public goods.

Hàng hóa công cộng không thuần túy mang một số đặc điểm của hàng hóa công cộng nhưng không hoàn toàn không có tính cạnh tranh hoặc không có tính loại trừ.

Hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa đảm bảo hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng, đó là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ.

Trong thực tế, có rất ít hàng hóa công cộng (HHCC) thỏa mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại HHCC được coi là thuần túy. Đa số các HHCC được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những HHCC đó được gọi là HHCC không thuần túy.

Bản chất và phân loại

- Hàng hóa công cộng không thuần túy được coi là những trường hợp trung gian, nằm giữa hai thái cực là hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy.

Tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa, và tùy theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế mua bán quyền sử dụng những hàng hóa này mà HHCC không thuần túy có thể được chia thành hai loại:

(1) Hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.

(2) Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá hay gọi tắt là hàng hóa công cộng có thể loại trừ. Đó là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.

Liên hệ thực tiễn

- Có rất nhiều hình thức cung cấp HHCC không thuần túy khác nhau, và rất khó để tổng quát hóa xem phương thức nào là thích hợp nhất. Chúng có thể do khu vực tư nhân sản xuất và cung cấp theo cơ chế thị trường như trường hợp dịch vụ giải trí được cung cấp qua hình thức câu lạc bộ tư nhân, truyền hình...

- Nhiều loại HHCC không thuần túy khác có thể vừa được cung cấp theo thị trường, vừa được Chính phủ cung cấp miễn phí như giáo dục tiểu học.

Nếu bạn đã, đang và sẽ cùng cộng đồng sử dụng một loại sản phẩm/ dịch vụ nào đó mà không phải trực tiếp thanh toán chi phí cho mỗi lần sử dụng nó thì có nghĩa bạn đang sử dụng hàng hóa công cộng. Vậy hàng hóa công cộng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Hàng hóa công cộng là gì?

“Hàng hóa công cộng được dùng để chỉ những hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội. Thông thường, các dịch vụ này được quản lý bởi chính phủ.”

Đó là những loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội và thường được cung cấp miễn phí thông qua việc đánh thuế công. Có nghĩa là mỗi công dân sẽ thanh toán cho việc sử dụng hàng hóa công cộng thông qua hình thức nộp thuế và chính phủ sẽ dùng tiền thuế thu được để cung cấp các loại hàng hóa công cộng cho người dân.

Hàng hóa công cộng có thể là những dịch vụ vô hình như hệ thống pháp luật, quốc phòng, các chương trình giáo dục công cộng, chương trình y tế quốc gia,… cũng có thể là những hàng hóa hữu hình, chẳng hạn như cảnh sát, nước uống, hệ thống đường sá, đèn đường,…

Đặc điểm của hàng hóa công cộng là gì?

Để trở thành một loại hàng hóa công cộng, hàng hóa đó cần phải thỏa mãn ít nhất 1 trong 2 đặc điểm sau:

Thứ nhất, loại hàng hóa đó không được dành riêng cho bất cứ ai, đồng nghĩa với việc không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy. Nói cách khác, những loại hàng hóa này luôn có sẵn cho mọi công dân và không loại trừ bất cứ cá nhân nào trong xã hội.

Vì hàng hóa công cộng được cung cấp cho tất cả mọi người bất kể họ có trả tiền cho chúng hay không nên một số thành viên trong xã hội có thể sử dụng hàng hóa đó mặc dù họ không hề thanh toán chi phí để nó hoạt động (ở đây có ý nghĩa kể cả những người không đóng thuế cũng có thể sử dụng hàng hóa công cộng). Rất khó để buộc ai đó phải trả tiền khi sử dụng một loại hàng hóa công cộng nào đó bởi vì dù không trả tiền, họ cũng có thể hưởng thụ loại hàng hóa ấy.

Giả sử, một cá nhân nào đó không trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình y tế quốc gia nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ các chương trình này.

Thứ hai, việc sử dụng hàng hóa công cộng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng hàng hóa công cộng của những người khác. Có nghĩa là hàng hóa công cộng sẽ không bị giảm nguồn cung khi có nhiều người cùng tiêu dùng nó hơn. Nói cách khác, chi phí phát sinh khi có thêm nhiều người cùng sử dụng hàng hóa công cộng là rất nhỏ, thậm chí gần như bằng không.

Ví dụ: Chúng ta hãy xem xét việc các phương tiện tham gia giao thông trên đường sử dụng ánh sáng của hệ thống đèn đường. Khi hệ thống đèn đường được sử dụng thì dù có bao nhiêu phương tiện giao thông lưu thông trên cùng một con đường, thậm chí là trong cùng một thời điểm cũng không ảnh hưởng gì đến chi phí vận hành đèn đường. Bên cạnh đó, lợi ích mà một phương tiện giao thông nào đó nhận được từ hệ thống đèn đường cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của những phương tiện giao thông khác đang cùng hưởng thụ hệ thống đèn đường đó.

Ví dụ về hàng hóa công cộng

Các quốc gia khác nhau sẽ đưa ra những quyết định khác nhau về việc xác định hàng hóa và dịch vụ nào là hàng hóa công cộng và điều này thường được phản ánh trong ngân sách quốc gia của họ.

Ví dụ: nhiều người cho rằng quốc phòng là một loại công ích quan trọng vì an ninh của quốc gia mang lại lợi ích cho tất cả công dân của quốc gia đó.

Để đạt được mục tiêu đó, nhiều quốc gia đầu tư mạnh vào quân đội, tài trợ cho quân đội, mua vũ khí và nghiên cứu – phát triển (R&D) thông qua việc đánh thuế công. Điển hình như Hoa Kỳ, năm 2022, Bộ Quốc phòng (DOD) đã chi 455,89 tỷ đô la (45,8%) trong tổng ngân sách của mình để đầu tư cho hệ thống quốc phòng.

Một số quốc gia lại coi các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục công là một loại hàng hóa công cộng nên được ưu tiên hàng đầu. Ví dụ, một số quốc gia như Canada, Mexico, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý, Israel, Trung Quốc,… đã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công dân của họ. Tương tự, đầu tư của chính phủ vào hệ thống giáo dục công đã tăng lên rất nhiều trong những thập kỷ gần đây. Theo ước tính của Our World in Data, từ năm 1950 đến năm 2016, tỷ lệ biết đọc biết viết trên thế giới đã tăng từ khoảng 56% lên hơn 86%.

Phân loại hàng hóa công cộng

Không phải bất cứ loại hàng hóa công cộng nào cũng đáp ứng nghiêm ngặt cả 2 đặc điểm nêu trên. Do đó, tùy theo mức độ bảo đảm, hàng hóa công cộng sẽ được chia làm 2 loại đó là hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng không thuần túy.

Hàng hóa công cộng thuần túy

Đơn giản là những loại hàng hoá công cộng mang đầy đủ hai thuộc tính đã nêu ở phần đặc điểm

của hàng hóa công cộng là gì.

Hàng hóa công cộng không thuần túy

Trong thực tế, những loại hàng hoá công cộng thoả mãn đầy đủ cả hai thuộc tính nói trên không nhiều, đồng nghĩa với việc có rất ít hàng hoá công cộng thuần túy. Đa số hàng hoá công cộng chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và những hàng hoá công cộng đó được gọi là hàng hoá công cộng không thuần túy.

Ví dụ: Đường cáp vô tuyến truyền hình, mạng điện thoại, đường cao tốc,… thường được cung cấp bởi các đơn vị tư nhân. Dĩ nhiên, họ có quyền sỡ hữu cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra. Trong giới hạn nhất định, việc tiêu dùng các loại hàng hóa kể trên của cá nhân này hầu như không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của cá nhân khác. Một cá nhân sử dụng một kênh truyền hình/ một mạng điện thoại nào đó nhiều hay ít không ảnh hưởng đến những cá nhân khác đang cùng sử dụng kênh truyền hình/ mạng điện thoại đó.

Qua bài viết này bạn đã có thể hiểu cơ bản hàng hóa công cộng là gì rồi đúng không nào? Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về hàng hóa công cộng và những chủ đề khác thì hãy hẹn gặp lại nhau trong những bài viết tiếp theo nhé!

Hàng hóa có tính loại trừ là gì?

Hàng hóa công cộng có thể loại trừ có tên gọi đầy đủ là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá. Chẳng hạn như, việc đi lại qua cầu có thể loại trừ bằng giá, bằng cách đặt các trạm thu phí ở hai đầu cầu.

Hàng hóa công không có tính cạnh tranh là gì?

Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó.

Hàng hóa cộng do ai cung cấp?

Hàng hóa công cộng không thuần túy thường được cung cấp bởi các đơn vị tư nhân. Dĩ nhiên, họ có quyền sỡ hữu cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra. Trong giới hạn nhất định, việc tiêu dùng các loại hàng hóa kể trên của cá nhân này hầu như không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của cá nhân khác.

Hàng hóa công cộng thuần túy là gì?

Hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa đảm bảo hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng, đó là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ. Trong thực tế, có rất ít hàng hóa công cộng (HHCC) thỏa mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại HHCC được coi là thuần túy.