Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

(PLO)- Đây là tổng lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân và tổ chức đang gửi tại các ngân hàng trong ba tháng đầu năm nay.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 3-2022 tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đạt trên 5,47 triệu tỉ đồng, tăng 3,28% (tương đương tăng gần 180.000 tỉ đồng) so với cuối năm 2021.

Tương tự, tiền gửi của tổ chức doanh nghiệp tại các ngân hàng cũng leo lên mức trên 5,86 triệu tỉ đồng, tương đương tăng hơn 228.000 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm ngoái.

Như vậy, tính chung ba tháng đầu năm nay, lượng tiền gửi của cư dân và tổ chức đang gửi tại các ngân hàng hiện có tới trên 408.000 tỉ đồng.

Tiền gửi ngân hàng cư dân và tổ chức tăng mạnh trong bối cảnh lãi suất huy động tiền gửi tại nhiều ngân hàng đã “thoát đáy” và liên tiếp điều chỉnh tăng. Đơn cử như tại ngân hàng SHB, hiện áp dụng mức lãi suất cao nhất là 7,4%/năm dành cho chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 8 năm và 7,2%/năm cho kỳ hạn 6 năm.

Đối với tiền gửi tiết kiệm thông thường nhận lãi cuối kỳ, lãi suất tiết kiệm của SHB đang dao động từ 3,6-4%/năm cho kỳ hạn từ 1-5 tháng, lãi suất đến 5,5% - 5,7%/năm cho kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng dao động từ 6,1 - 6,2%/năm tùy hạn mức tiền; kỳ hạn 36 tháng là 6,5%/năm.

Tương tự, ngân hàng SCB vừa tăng từ 0,1 – 0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn so với trước đó. Cụ thể, kỳ hạn từ 6 tháng neo ở mức 6%/năm và 6,5%/năm đối với kỳ hạn 9 tháng, kỳ hạn 11 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất 6,7%/năm. Riêng các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng cùng có mức lãi suất là 7,3%/năm.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh được khôi phục kéo theo nhu cầu vốn cao hơn, cộng với việc kiếm tiền trên thị trường chứng khoán trong vài tháng gần đây không còn dễ ăn như thời gian trước nữa được xem là những nguyên nhân hỗ trợ dòng tiền quay trở lại ngân hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng quý I/2022 đạt 5,04%, mức tăng mạnh nhất 10 năm trở lại đây.

Đáng chú ý, tín dụng tăng đều vào tất cả lĩnh vực của nền kinh tế chứ không phải dồn vào một vài lĩnh vực. Thậm chí, một số lĩnh vực gặp khó khăn trong thời gian qua như vận tải, du lịch, dịch vụ… có mức tăng trưởng tín dụng cao.

Trong khi đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực gồm hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin sẽ được giảm trừ trực tiếp lãi suất 2%/năm đối với kỳ trả nợ lãi từ ngày 20-5-2022 đến hết ngày 31-12-2023, hoặc đến khi quy mô gói tín dụng hỗ trợ 40.000 tỉ đồng được sử dụng hết.

Chính sách hỗ trợ lãi suất này giúp các doanh nghiệp kể trên được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn, góp phần giảm bớt chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế sau COVID-19.

Cuộc đua lãi suất đang được hâm nóng khi ngày càng xuất hiện thêm nhiều yếu tố khiến các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dường như vẫn đang đứng ngoài cuộc đua này.

THÊM NHIỀU NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 4/2022, cùng ở mức 0,08 điểm phần trăm lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm. So với cùng kỳ năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng trở lại, lần lượt ở mức 0,08 và 0,02 điểm phần trăm, sau 2 năm liên tục giảm.

Chi tiết hơn, 2 nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cùng chứng kiến lãi suất huy động tăng trong tháng 4, đối với cả 2 loại kỳ hạn. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) tăng 0,11 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,70%/năm và 0,12 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng lên 5,46%/năm.

Tương tự, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) nâng lãi suất của 2 loại kỳ hạn trên thêm 0,05 điểm phần trăm và 0,03 điểm phần trăm, lên lần lượt 5,51% và 6,13%/năm.

Riêng nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 4/2022. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 11 liên tiếp; và lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 9 tháng.

Việc các ngân hàng thương mại nhà nước chưa điều chỉnh biểu lãi suất huy động chủ yếu là do vẫn giữ được lợi thế về nguồn vốn. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm tăng khoảng 66.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình miễn phí chuyển khoản kể từ đầu năm 2022 cũng đang phát huy hiệu quả để hút tiền gửi không kỳ hạn về.

Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể toàn hệ thống, giới chuyên môn cho rằng, các ngân hàng tại Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực khiến lãi suất huy động tăng trong thời gian vừa qua.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng (tới ngày 25/4/2022) đạt 6,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã dùng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước phát đợt đầu. Tín dụng tăng mạnh khiến kênh thị trường mở (OMO) liên tục được sử dụng để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Thứ hai, áp lực lạm phát ngày càng rõ nét. Khi lạm phát tăng, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để giữ mức lãi suất thực dương thì mới có thể hút dòng tiền nhàn rỗi của cư dân. Và để tránh xảy ra cuộc chạy đua lãi suất, các ngân hàng buộc phải điều chỉnh dần với bước tăng nhỏ.

Thứ ba, FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD tăng giá từng ngày, tạo áp lực giảm giá cho các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng nội tệ của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả VND. Theo đó, muốn duy trì ổn định tỷ giá, các quốc gia này cũng phải siết cung tiền, hoặc bơm thanh khoản USD. Nhưng với hướng giải quyết nào thì lãi suất trong nước cũng sẽ tăng.

Với các áp lực trên, một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động VND trong tháng 5/2022. Điển hình, SCB áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm mới tăng khoảng 0,1 - 0,3%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 6%/năm; 9 tháng lên 6,5%/năm; 12 tháng lên 7,3%/năm…

Hay như, Sacombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm; 6 tháng tăng lên 4,7%/năm. Ở kỳ hạn huy động 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm.

Một số ngân hàng cũng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm còn có SHB, Eximbank, Ngân hàng Bản Việt, Nam Á, ACB…

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 5/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó.

Dẫn đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Xếp liền sau là ngân hàng HDBank với mức lãi suất cao nhất 7,15%/năm. Điều kiện đi kèm để được hưởng lãi suất này là khách hàng cần có khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng. Nếu không đạt đủ số tiền tối thiểu,ngân hàng áp dụng lãi là 6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng này.

Techcombank và ACB đang cùng triển khai lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 7,1%/năm. Khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng tại Techcombank sẽ được nhận lãi suất ưu đãi kể trên. Trong khi đó ngân hàng ACB đang huy động lãi suất 7,1%/năm cho khoản tiền gửi tối thiểu từ 100 tỷ đồng trở lên với thời hạn gửi là 13 tháng.

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MSB (7%/năm); LienVietPostBank (6,99%/năm); MB (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm), BacABank (6,9%/năm)... Nhưng các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi so với trước. Theo đó, VietinBank có lãi suất cao nhất ở mức là 5,6%/năm. Trong khi mức cao nhất tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV cùng là 5,5%/năm.

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Trong tháng 5, với khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm trở lên và gửi tại quầy, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng hiện duy trì trong khoảng từ 5,5% đến 7,0%/năm, tùy từng ngân hàng.

Dưới 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?

Nhiều ngân hàng hiện nay niêm yết mức lãi suất tiết kiệm dựa theo số tiền gửi, giá trị càng lớn lãi suất càng cao. Với khoản tiền gửi hàng chục, hàng trăm tỷ nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất trên 7%/năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khoản tiền lớn như vậy để gửi, nhưng nếu có dưới 1 tỷ đồng thì nên gửi ngân hàng nào để có lãi cao nhất?

Lạm phát tăng khó "ghìm cương" lãi suất

Dự báo đường đi "nóng" của lãi suất điều hành

Ngân hàng sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023

Lãi suất huy động tăng, vốn rẻ vẫn không thiếu

Lãi suất huy động đang thiết lập mặt bằng mớiXu hướng lãi suất huy động tăng, mối nguy cơ đang lớn dần?

Theo khảo sát củaVnBusiness, trong tháng 5, với khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm trở lên và gửi tại quầy, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng hiện duy trì trong khoảng từ 5,5% đến 7,0%/năm, tùy từng ngân hàng.

Đằng sau mức lãi suất cao ngất ngưởng

Gần đây, nhiều khách hàng bị hấp dẫn bởi thông báo mức lãi suất cao ngất ngưởng của các ngân hàng. Chị Nguyễn Thu Hiền (Hà Nội) chia sẻ: Chị vừa có 1 khoản tiền nhàn rỗi nên muốn gửi tiết kiệm, trong số các ngân hàng khảo sát, chị Hiền chọn gửi tại SCB vì mức lãi suất lên đến 7,6%/năm. Tuy nhiên, khi mang tiền ra quầy gửi tiết kiệm mới vỡ lẽ đó chỉ là mức lãi suất áp dụng khi đáp ứng đủ một loạt yêu cầu đi kèm. Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất này chỉ áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng, số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

“Với số tiền 1 tỷ đồng mà tôi đang muốn gửi, ngân hàng áp dụng loại hình tiền gửi thông thường với mức lãi suất cao nhất là 7,0%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng và lĩnh lãi cuối kỳ. Tuy nhiên, mức lãi này cũng cao hơn khoảng 0,2% so với thời điểm trước nên tôi vẫn quyết định gửi tiết kiệm”, chị Hiền cho hay.

Theo khảo sát củaVnBusiness, trong tháng 5, với khoản tiền dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn một năm trở lên và gửi tại quầy, SCB huy động cao nhất 7,0%/năm; LienVietPostBank trả lãi 6,99%/năm (áp dụng kỳ hạn 60 tháng), tại kỳ hạn 12 là 5,5%/năm; SHB huy động cao nhất là 6,95%/năm (trên 36 tháng), kỳ hạn 12 tháng là 6,2%/năm; BacABank đang huy động với mức lãi suất cao nhất là 6,9%/năm với các khoản tiền gửi kỳ hạn 24 và 36 tháng. Trong khi kỳ hạn 12 tháng là 6,7%/năm

Lãi suất tiết kiệm tại VietCapitalBank hiện đứng ở mức 6,8%/năm cho kỳ hạn 24 tháng trở lên, còn kỳ hạn 12 tháng ngân hàng áp dụng mức lãi suất là 6,4%/năm; Kienlongbank đang áp dụng mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng là 6,75%/năm, còn kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm; OCB (6.1%/năm kỳ hạn 12 tháng) và cao nhất là 6,35%/năm dành cho kỳ hạn 36 tháng…

Còn hệ thống các ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay là ở ngân hàng Vietinbank, ở mức 5,6%/năm; lãi suất tiền gửi các ngân hàng như Vietcombank, Agribank và BIDV là 5,5%/năm.

"Sóng" tăng lãi suất tiết kiệm còn lan rộng

Theo số liệu của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm %, lên mức 5,66%. Diễn biến này đã khiến cho lãi suất tiết kiệm tăng 0,02 điểm % so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.

Mặt bằng lãi suất huy động nhích tăng giúp dòng tiền cá nhân gửi vào ngân hàng có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 2, tiền gửi của khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 1,38% so với đầu năm. Đóng góp cho con số này là nhờ nhóm khách hàng dân cư.

Cụ thể, tiếp tục duy trì đà tăng kể từ tháng 11 năm ngoái, tiền gửi dân cư trong tháng 2 đạt 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 56.400 tỷ đồng so với cuối tháng 1 và tăng hơn 159.600 tỷ đồng so với cuối năm 2021.

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý I, trong đó hầu hết đều ghi nhận doanh số huy động tăng mạnh. Đơn cử tại ABBank con số này đạt 150% kế hoạch đề ra. Dòng tiền huy động tháng 4 vẫn đang tiếp tục tăng; Tại ĐHĐCĐ tổ chức cuối tuần qua, BIDV cho biết, trong quý I, huy động vốn đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%; Tại MB, số dư huy động từ khách hàng hơn 96.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước; Tăng trưởng huy động của VPBank đạt 11,5%...

Mặc dù vậy, do hoạt động sản xuất - kinh doanh đang dần phục hồi và phát triển sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào dự án, mở rộng nhà máy, nhập thêm nguyên vật liệu… đang tăng mạnh khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn. Biểu hiện là NHNN phải liên tục sử dụng tới kênh thị trường mở (OMO) để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ.

Trước đó, đến hết 31/3, tăng trưởng tín dụng tăng 5,04%, nếu so với mức tăng 2,16% của quý I/2021 thì tốc độ tăng tín dụng cao gấp 2,3 lần năm ngoái. Như vậy, chỉ trong 25 ngày của tháng 4, tín dụng đổ vào nền kinh tế đã tăng thêm gần 180.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 7.100 tỷ đồng/ngày.

Theo nhận định của các chuyên gia, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, bởi nhu cầu vốn đang tăng lên và áp lực lạm phát cũng gia tăng.Các chuyên gia tại VCBS nhận định, mặt bằng lãi suất năm 2022 rất khó có khả năng giảm thêm so với cuối năm 2021 và khả năng có thể tăng trở lại, mức tăng khoảng 0,5% – 1%/năm, đặc biệt là trong nửa cuối của năm 2022.

Việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng cũng được xem là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với nhiều người, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có những biến động như gần đây.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.

In bài viết

lãi suất ngân hàng tiết kiệm hoạt động sản xuất - kinh doanh

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

    BAOVIET Bank phát hành 1000 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 7,1%/năm

  • Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

    Ứng phó với tấn công mạng vào ngành tài chính, ngân hàng

  • Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

    Bộ Tài chính Hoa Kỳ khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Tin nổi bật

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Quy định mới về phí, lệ phí lĩnh vực viễn thông

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và xã hội

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Quyết nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Định hướng hoàn thiện chính sách thuế đối với bất động sảntrong thời gian tới

Gửi 1 tỷ vào ngân hàng lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Bộ Tài chính đánh giá cao hỗ trợ của Quỹ IFAD trong phát triển kinh tế - xã hội