Giao thông vận tải đường sông nước ta như thế nào

Lý thuyết vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.

a) Đường bộ (đường ô tô)

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại.

- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

- Các tuyến đường chính:

+ Quốc lộ 1:

Dài 2300 km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).

Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh:

Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.

Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.

+ Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.

 - Các tuyến đường chính:

+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.

+ Hà Nội - Hải Phòng (102 km)

+ Hà Nội – Lào Cai (293 km)

+ Hà Nội – Thái Nguyên (75 km)

+ Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km)

+ Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175 km)

+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn.

c) Đường sông

- Nước ta nhiều sông ngòi nhưng sử dụng cho mục đích giao thông còn hạn chế (khoảng 11 000 km).

- Vận tải đường sông tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông chính:

+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình

+ Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai

+ Một số sông lớn ở miền Trung

d) Ngành vận tải đường biển

- Điều kiện phát triển:

+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

 - Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh).

 - Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu.

e) Đường hàng không

 - Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh.

 - Cả nước có nhiều sân bay nội địa và quốc tế

 - Các tuyến dường bay trong nước khai thác trên 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

 - Nhiều đường bay quốc tế được phát triển.

f) Đường ống

 - Vận chuyển ngày càng phát triển với sự phát triển của ngành dầu khí.

 - Đường ống vận chuyển xăng dầu B12, đường ống vận chuyển dầu khí vào thềm lục địa ngày càng phát triển.

2. Ngành thông tin liên lạc

a. Bưu chính

* Hiện trạng phát triển:

-  Đặc điểm nổi bật: có tính phục vụ cao.

-  Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.

-  Hạn chế:

+ Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.

+ Công nghệ lạc hậu.

+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.

+ Thiếu lao động có trình độ.

* Xu hướng phát triển:

-  Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá.

-  Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

b. Viễn thông

* Đặc điểm:

-  Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.

+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.

+ Nay: Tăng trưởng cao (30%/năm), có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.

-  Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.

* Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:

-  Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động.

- Mạng phi thoại: fax, báo điện tử…

- Mạng truyền dẫn: Sợi cáp quang, sóng viba,…

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Việt Nam có hơn 3.200km bờ biển và khoảng 6.500km đường sông, 126 cảng sông, 2.300 bến khách, 4.800 bến bốc xếp, nhưng vận tải đường sông lại chưa được tận dụng. Vận tải đường sông nước ta phát triển nhất trên hệ thống sông nào? – tiềm năng chưa khai thác hết

Giao thông không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, ách tắc ngày càng trở nên nghiêm trọng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Vấn đề đặt ra là một đất nước có hơn 3.200km bờ biển và khoảng 6.500km đường sông, 126 cảng sông, 2.300 bến khách, 4.800 bến bốc xếp, nhưng vận tải đường sông lại chưa được tận dụng.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống sông rạch, kênh, hồ và đường ven biển rất phong phú với tổng chiều dài trên 41.000km. Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ, tổng chiều dài các tuyến vận tải thủy có thể khai thác là 17.000km, trong đó gần 9.000km đủ điều kiện để phương tiện có trọng tải 100 tấn trở lên đi lại được.

So với các nước trên thế giới, Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xếp vào top 10 nước có mạng lưới giao thông – vận tải thủy dày đặc nhất thế giới. Hiện nay, giao thông vận tải đường thủy nội địa được đánh giá là một trong những phương thức vận tải có nhiều ưu điểm vượt trội: chi phí đầu tư thấp, vận tải hàng hóa trọng tải lớn, an toàn nhất, ít ô nhiễm môi trường…

Thế nhưng hơn 10 năm qua chúng ta đã dành phần nhiều vốn vay, đặc biệt là vốn ODA để phát triển giao thông đường bộ. Theo ông Võ Đại Lược, TGĐ Trung tâm Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, hiện nay vận tải đường biển phát triển không đáng kể, còn đường sông hồ ở việt nam thì gần như không phát triển. Nước ta có nhiều cảng, song hầu hết những cảng này được xây vì lợi ích của địa phương. “Làm đường thủy khó tham nhũng nên người ta không mặn mà”, ông Lược nói.

Theo ông Võ Đại Lược, trong tình hình nợ công tăng cao và đầu tư công không hiệu quả, nếu cứ đổ tiền tập trung làm đường cao tốc thì đó là một sai lầm. Chi phí làm đường cao tốc ở nước ta rất cao, lên tới 12 triệu USD/km trong khi ở Mỹ chỉ 5 triệu USD/km, vênh nhau tới 7 triệu là do thất thoát và tham nhũng. Vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ và Công ty Tư vấn Thái Bình Dương trong dự án đại lộ Đông-Tây tại TP.HCM 15 năm trước là một ví dụ.

Giao thông vận tải đường sông nước ta như thế nào
Giao thông vận tải đường sông nước ta như thế nào
Dịch vụ vận tải đường sông tại Việt Nam

Thật ra, vào những năm 1980 giao thông thủy phát triển khá mạnh ở nước ta, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đó, lượng ô tô khách hạn chế, việc mua được vé rất khó khăn. Sau thời kỳ Đổi mới, kinh tế ngày càng phát triển, nhiều tuyến cao tốc được xây dựng, người dân muốn đi ôtô hơn để tiết kiệm thời gian, kéo theo thị phần giao thông thay đổi, thị phần đường bộ phát triển bằng, rồi vượt đường sông.

Chưa hết, các quy hoạch đường thủy từ trước đến nay chỉ do cấp Bộ ban hành, trong khi thực tế lại cần có những văn bản do Thủ tướng, thậm chí Quốc hội ban hành để nâng tính pháp lý cũng như hiệu lực trong quá trình triển khai. Trong khi đó, vốn đầu tư cho vận tải đường sông quá ít, chưa tới 3% tỷ trọng vốn đầu tư toàn ngành giao thông vận tải.

Nhược điểm lớn nhất của vận chuyển đường thủy là tốc độ chậm, trung bình 20km/h, bên cạnh đó là vấn đề thời tiết và an toàn. Có thể do những hạn chế này khiến công ty vận tải đường thủy nội địa không cạnh tranh được và ngày càng thu hẹp.

Ưu điểm và một số thế mạnh về dịch vụ:

  • Với hệ thống Cảng – Bến và sông – kênh tại khu vực phía Nam xu hướng vận chuyển container bằng đường thủy nội địa ngày càng tăng và những ưu điểm của loại hình vận tải đường sông hồ luôn phát huy so với các loại hình vận tải khác như đường bộ – đường hàng không và đường sắt.
  • Vận tải thủy nội địa đã đáp ứng một khối lượng lớn hàng hóa vận chuyển cho tuyến vận chuyển nội địa và trung chuyển hàng hóa XNK từ các ICD, Khu Công nghiệp trên địa bản kinh tế trọng điểm bến thủy nội địa để tập kết ra các cảng biển và ngược lại, đặc biệt là tuyến vận chuyển hang hóa đi Cái Mép – Thị Vải và Campuchia.
  • Đội tàu với trọng tải và công suất lớn, đội ngũ Thuyền – Máy Trưởng có tay nghề cao, ổn định và có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hiện nay.
  • Kết nối các phương thức vận chuyển thủy nội địa với các phương thức vận chuyển khác như đường bộ, đường sắt…với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực Logisitcs.
  • Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ hàng hải như lai dắt tàu biển tại các Cảng và hệ thống Phao neo tại Cái Lái và Thiềng Liềng của Vận Tải VIỆT NAM EXPRESS, buộc mở dây tàu biển.
  • Thực hiện các dịch vụ về container trong Cảng như kiểm đếm, đóng rút ruột container tại bãi và kho trong Cảng, xếp dỡ và vận chuyển container từ cầu cầu tàu vào bãi thông qua 10 xe đầu kéo container của Vận Tải VIỆT NAM EXPRESS.

Quy mô vùng biển, sông ngòi ở Việt Nam có thích hợp để phát triển thành tuyến đường vận chuyển hay không?

Việt Nam có 2360 con sông, kênh vừa và lớn với tổng chiều dài gần 42.000 km, nhưng hiện nay mới được quản lý và khai thác được 8.000 km đường sông tức là mới khai thác được 1/6 được chiều dài của sông ngòi.

Mật độ sông và kênh ngòi trung bình ở Việt Nam là 0,6km/km2, ngoài ra dọc bờ biển cứ khoảng 23 km lại có một cửa sông lớn đổ ra biển. các sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài chảy vào, chỉ có phần trung du và hạ lưu là thuộc địa phận nước ta.

  • Ngoài ra Việt Nam còn có 3.200 km đường biển, 126 cảng sông, 2.300 bến khách, 4.800 bến bốc xếp, nhưng dịch vụ vận tải đường sông lại chưa được tận dụng hết khả năng.
  • Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xếp vào top 10 nước có mạng lưới giao thông – vận tải thủy dày đặc nhất thế giới.

Chính những yếu tố tự nhiên này là điều kiện vô cùng thuận lợi để nước ta phát triển hệ thống giao thông đường thủy, bởi hình thức vận chuyển này không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư của Nhà nước, không cần phải nâng cấp hay bảo trì hệ thống tuyến đường mà chỉ cần đầu tư hệ thống bến, cảng và có những quy định chặt chẽ để bảo vệ môi trường nước.

Việt Nam có tuyến đường vận chuyển đường sông nào?

Hiện nay nước ta 45 tuyến giao thông đường thủy chính, trong đó Khu vực phía Bắc có 17 tuyến, Khu vực miền Trung phía có 10 tuyến, Khu vực phía Nam có 18 tuyến.

45 tuyến giao thông đường thủy này là những tuyến đường chính đã và đang nhận được sự đầu tư của Nhà nước, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của hành khách, hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp vận chuyển.

Đặc biệt, vận tải đường sông ở việt nam ở nước ta thường được sử dụng nhiều trong những lô hàng đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, đi qua biển Đông. Vì thế mà phát triển hệ thống vận tải đường sông, đường biển cũng chính là phát triển an ninh quốc phòng.

Các tuyến đường vận tải đường thủy đều đã được trang bị hệ thống bến, cảng phù hợp với từng khu vực địa hình, mật độ dân số. Tuy nhiên, hiện nay vận tải đường sông vận chưa được phát triển nhiều so với các loại hình vận chuyển khác mặc dù chi phí thấp hơn. Nguyên nhân ở đây là do vận chuyển đường sông còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, vận tốc di chuyển khá lâu, sau khi cập bến vẫn cần đến các phương tiện vận chuyển khác.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VIỆT NAM EXPRESS với thế mạnh chuyên cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng Bắc Trung Nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của quý khách hàng. Ngoài ra Việt Nam Express còn có những dịch vụ chuyển hàng bằng đường bộ ở Lâm Đồngchuyển hàng bằng đường biển tại Lâm Đồngvận chuyển hàng bằng đường không tại Lâm Đồngchuyển hàng bằng Container tại Lâm Đồng.

——————————————
Hãy liên hệ ngay chúng tôi:

DỊCH VỤ VẬN TẢI BẮC – TRUNG – NAM

Điện thoại: 089 858 55 88

Email:

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VIỆT NAM EXPRESS