Giải thích tại sao khi trời lạnh đi tiểu lại có hiện tượng rùng mình


Nếu bạn là nam giới và bạn thường hay rùng người sau khi đi tiểu thì đừng quá lo lắng, rất nhiều người đàn ông khác với nhiều độ tuổi cũng có hành động như vậy. Tuy nhiên, từng có thời người ta cho rằng đây là một trong những bí ẩn không thể giải thích trên cơ thể người. Trong tiếng anh, hiện tượng rùng mình sau khi tiểu được gọi là "pee shilver" và nó thường xảy ra đối với nam giới (trong một số trường hợp cũng có ở nữ giới). Các bác sĩ đã dành tặng cho phản ứng này một cái tên khá dài: post-micturition convulsion syndrome (tạm dịch: Hội chứng co giật sau khi tiểu). Phân tích sâu hơn, chữ post ở đây có thể hiểu là "after", nghĩa là sau khi. Chữ co giật (Convulsion) ở đây có thể hiểu là "rùng mình" hoặc "run người lên". Còn Syndrome là hội chứng - một tập hợp các triệu chứng xảy ra trên 1 người nhất định. Nghĩa là việc rùng mình sau khi đi tiểu có thể xảy ra ở nhiều người, nhưng vẫn có người sẽ không bao giờ gặp phải. Trở lại câu hỏi chính của chúng ta, tại sao rùng mình xuất hiện? Hiện tại, có 2 lập luận giải thích cho hiện tượng này.

Lập luận đầu tiên cho rằng đây chỉ là một phản xạ của cơ thể khi nhiệt độ bị giảm. Trong khi tiểu, nước tiểu sẽ mang một phần nhiệt lượng từ bên trong ra bên ngoài (tiểu không chỉ đào thải nước ra khỏi cơ thể mà nó còn giúp cơ thể giải nhiệt) và vô hình chung, nó làm thân nhiệt giảm đột ngột. Do đó, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không lạnh, thì cơ thể cũng sẽ tiến hành rùng mình để làm ấm cho cơ thể.

Lập luận thứ 2 cho rằng đây chỉ là một hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS - có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể, sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu tiểu, tiêu hóa). Tất cả những điều này đều được thực hiện tự động mà không cần phải suy nghĩ trước. Thí dụ như bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi là một kết quả của ANS. Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu được chuyển tiếp qua ANS. Sức mạnh của phản xạ có liên quan trực tiếp tới độ căng của bàng quang. Vì vậy, mức độ rùng mình tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi đi tiểu.

Chi tiết hơn, ANS bao gồm 2 bộ phận là hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) và hệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau (một cách bổ sung tự nhiên). SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do đó, mặc dù bàng quang đang rất căng nhưng nó vẫn không "xả" ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển "khóa van" lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catacholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết.

Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và nó sẽ thay đổi quá trình sản xuất catacholamine. Người ta cho rằng có thể đây là nguyên nhân các cơn run xuất hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là lập luận dựa trên kiến thức sẵn có, chưa có một thí nghiệm nào được thiết lập để kiểm chứng điều này. Thêm vào đó, khi đi tiểu thì huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên hoặc xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn. Tất cả đều là những cảm giác của sự thỏa mãn, thú vị nên thậm chí, một số người còn có xu hướng phát ra các âm thanh "ah", hoặc "uh",… và đây đều là hệ quả của ANS tạo ra. Trên đây là 2 giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm giải thích cho cho hiện tượng rùng mình sau khi tiểu. Theo bạn thì thế nào? Bạn có lời lý giải nào khác không? Mời comment xuống bên dưới nhé. Chúc vui vẻ.

Thử nói xem, đã bao giờ bạn cảm thấy rùng mình, hoặc đôi khi là nổi da gà sau khi đi tiểu chưa? Đây quả là một thắc mắc khó có thể giãi bày cùng ai. Phải chăng những người này mắc chứng bệnh kỳ lạ gì?

Nhưng sự thật, đây là một hiện tượng khá phổ biến mang tên post-micturition convulsion syndrome (tạm dịch: hội chứng co giật sau khi tiểu).

Giải thích tại sao khi trời lạnh đi tiểu lại có hiện tượng rùng mình

Sau khi tìm hiểu, các chuyên gia đã đưa ra được 2 lời giải thích được nhiều người đồng tình nhất cho hội chứng này - đó là do sự hạ thân nhiệt đột ngột và sự phản ứng của hệ thần kinh tự chủ.

Trong quá khứ, đây từng được coi là một bí ẩn không thể giải thích được trên cơ thể người. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra vài lời lý giải thú vị xung quanh bí ẩn này.

Đầu tiên, các chuyên gia cho rằng, hiện tượng rùng mình này là phản xạ của cơ thể khi nhiệt độ bị giảm đột ngột.

Giải thích tại sao khi trời lạnh đi tiểu lại có hiện tượng rùng mình

Việc "hái hoa" không chỉ đào thải nước ra khỏi cơ thể mà còn giúp cơ thể giải nhiệt. Tuy nhiên, khi bạn đi tiểu, nước tiểu mang một phần nhiệt lượng cơ thể bạn thoát ra ngoài, do đó vô hình chung khiến thân nhiệt cơ thể giảm đột ngột.

Do vậy, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không lạnh thì cơ thể cũng có thể tiến hành cơ chế "rùng mình" (co giật - Convulsion) để phần nào làm ấm cơ thể.

Bên cạnh đó, một vài chuyên gia khác lập luận rằng, hiện tượng này là hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS - autonomic nervous system).

ANS có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể. Sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu hóa... Tất cả những hoạt động này được thực hiện một cách "automatic" mà không cần phải suy nghĩ trước.

Giải thích tại sao khi trời lạnh đi tiểu lại có hiện tượng rùng mình

Nói đơn giản, bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi, hay khi nhìn thấy đồ ăn chua là bạn tự nhiên tiết nhiều nước bọt hơn... Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu có liên quan trực tiếp đến độ căng của bàng quang. Và mức độ rùng mình sẽ tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi bạn đi tiểu.

Cụ thể hơn, ANS gồm 2 bộ phận: hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) và hệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau.

SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do vậy, dù bàng quang rất căng nhưng vẫn không "xả" ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển "khóa van" lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catecholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết.

Giải thích tại sao khi trời lạnh đi tiểu lại có hiện tượng rùng mình

Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và sẽ thay đổi quá trình sản xuất catecholamines.

Các chuyên gia cho rằng, đây có thể là nguyên nhân khiến các cơn run xuất hiện. Thêm vào đó, khi bạn đi tiểu, huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên hoặc xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn.

Tất cả đều là những cảm giác của sự thỏa mãn, thú vị. Thậm chí, một số người còn có xu hướng phát ra các âm thanh "ah", hoặc "uh"… có phần hơi kỳ lạ - nhưng đây đều là hệ quả của ANS tạo ra.

Dù chưa có một thí nghiệm nào được thiết lập để kiểm chứng điều này nhưng với những giả thuyết cùng sự lý giải như trên, chúng ta phần nào hiểu được cơ chế dẫn đến hiện tượng "rùng mình" mỗi khi đi tiểu này.

Nguồn: Io9, Theregister

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊNPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎIMÔN : SINH HỌC 8Thời gian : 90 phút (không thể thời gian giao đề )Câu 1(2 điểm) Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể ?Câu 2(2 điểm)Em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặcđi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình ? Lấy các ví dụ tương tự ? Câu 3 (4 điểm)a) Em hãy nêu cấu tạo và chức năng sinh lý các thành phần của máu ?b) Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòngtuần hoàn lớn?c) Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?Câu 4 (1 điểm)Hãy nêu quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?Câu 5(1 điểm)Phản xạ là gì ? Cho ví dụ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phảnxạ đó? Hết UBND HUYN THY NGUYấNPHềNG GIO DC V O TOHNG DN CHM THI CHN HSGMễN : SINH HC 8Câu Nội dung Điểm 1- Tế bào đợc xem là đơn vị cấu tạo:Vì mọi mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều đợc cấu tạo từ tếbào .0.5đ- Tế bào đợc xem là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống đềuđợc diễn ra ở đó.+ Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất.+ Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống nh:- Ti thể là trạm tạo năng lợng.- Ribôxôm là nơi tổng hợp Prôtêin.- Lới nội chất tổng hợp và vận chuyển các chất- Bộ mấy gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm- Trung thể tham gia quá trình phân chia tế bào.+ Nhân tế bào là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào- NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào - axit Nucleic là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.0.5đ0.25đ0.25 đ0.25 đ0.25 đ2* Khi trời lạnh có hiện tợng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tợngrùng mình vì:- Nhiệt độ cơ thể luôn độ ổn định khoảng 370C. Đây là nhiệt độthích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vìvậy khi nhiệt độ môi trờng quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện t-ợng sinh lý để chống lạnh; + Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lợng nhiệt mấtđi do thời tiết quá lạnh+ Hiện tợng đi tiểu tiện rùng mình vì lợng nhiệt bị mất đi do nớchấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình (co cơ)để sinh nhiệt bù lại lợng nhiệt đã mất.+ Ví dụ tơng tự: Nổi da gà0,5đ0.5 đ0.5 đ0.5 đ3a) Cấu tạo và chức năng sinh lí của các thành phần máu :1. Hồng cầu:- Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõmhai mặt- Chức năng sinh lý:+ Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các môvà CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài(do Hb đảm nhiệm).+ Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu2. Bạch cầu:- Cấu tạo:+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thớc khác nhau, chia làm 2nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân.+ Bạch cầu có số lợng ít hơn hồng cầu.- Chức năng sinh lý:+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tơng ứngđặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.+ Tạo Interferon đợc sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhậpvào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TBung th.3. Tiểu cầu: 0.5đ0.5đ- Cấu tạo: Kích thớc nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân,không có khả năng phân chia.- Chức năng sinh lý:+ Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chấttham gia vào quá trình đông máu.+ Làm co các mạch máu+ Làm co cục máu.4. Huyết tơng:- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn,90% là nớc, 10% là vật chất khô, chứa các hu cơ và vô cơ ngoài racòn có các loại enzim, hoocmon, vitamin- Chức năng sinh lý: + Là môi trờng diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể+ Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể 0.5đ0.5đb)Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ vàvòng tuần hoàn lớn: - Trao đổi khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 vàthải CO2 ra ngoài - Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máuvận chuyển O2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2thải ra ngoài ở phổi. 0.5 đ0.5 đc) Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:Vì thời gian làm việc Tim đập và thời gian nghỉ ngơi là bằngnhau: + Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s + Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co(0,3s)1đ4* Quá trình tiêu hoá ở ruột non: Gồm quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa học.+ Quá trình tiêu hóa cơ học ở ruột non: Là do các tác động cothắt của cơ vòng và cơ dọc đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo củaruột, giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa: Các tác động cơ học- Co thắt từng phần của ruột non- Cử động qủa lắc của ruột non- Cử động nhu động của ruột non- Cử động nhu động ngợc của ruột non0,5đ+ Quá trình tiêu hoá hóa học ở ruột non:- Muối mật trong dịch mật cùng với các hệ Enzim trong dịch tụyvà dịch ruột phối hợp hoạt động cắt nhỏ dần các đại phân tử thứcăn thành các phân tử chất dinh dỡng cơ thể có thể hấp thu đợc.Tinh bột, đờng đôienzimĐờng đôi enzim Đờng đơnPrôtêin enzimPeptít enzim Axit aminLipít các giọt lipít nhỏ enzim Axit béo và Glixêrin0.5đ5- KN Phản xạ: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môitrờng thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.0.5đ- Ví dụ: Tay chạm vào vật nóng rụt tay lại, đèn chiếu sáng vào mắtthì đồng tử(con ngơi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nớc bọttiết nớc bọtDịch mật- Phân tích đờng đi của phản xạ:+ Da tay tiếp sự nóng của vật sẽ phát xung thần kinh theo dây hớngtâm về trung ơng thần kinh(nằm ở tủy sống)+ Từ trung ơng thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm tớicơ quan phản ứng(cơ tay)+ Kết quả rụt tay lại(co cơ tay)0,5 Ht