C. mác đánh giá người sáng lập ra kinh tế chính trị cổ điển anh là ai?

Khi chủ nghĩa Trọng thương bắt đầu được làm sáng tỏ dần vào cuối thế kỷ 16, nhiều tác giả thức tỉnh dự đoán thời đại chủ nghĩa Tư bản đang đến với sự tập trung tri thức và thực tế của chủ nghĩa này đối với hoạt động thị trường tự do. Hai nhân vật nổi bật trong thời kỳ quá độ này là Sir William Petty (1623-1687) và Richard Cantillon (16807-1734), cả hai đều là người gốc Ireland. Cantillon sau cùng trở thành công dân Pháp, nơi đây tư tưởng của ông tạo ra ảnh hưởng đối với một nhóm các nhà kinh tế học quan trọng gọi là người theo phái Trọng nông, trong khi Petty vẫn ở lại nước Anh, cứ luôn đi đi lại lại giữa Ireland và Anh.

Petty và Cantillon là những nhân vật trong thời kỳ quá độ: trong kỷ nguyên Trọng thương và trong giai đoạn chủ nghĩa Tự do. Vì thế tác phẩm kinh tế của họ đều có sự pha trộn giữa các yếu tố chủ nghĩa Tự do và Trọng thương, nhất là về vấn đề tiền tệ, chủ đề nhạy cảm nhất của phái Trọng thương. Những người theo phái Trọng nông sau Petty và Cantillon đều chịu nhiều ảnh hưởng của họ, đại diện cho sự bắt đầu của thời kỳ chủ nghĩa Tự do. Tư tưởng của họ cấu thành một sự phủ nhận chủ nghĩa Trọng thương mạnh mẽ.

1. Khái quát về Sir William Petty

William Petty (1623-1687) là người đặt nền móng cho trường phái Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh, tác phẩm nghiên cứu của ông được xuất bản trong những năm 60-80 thế kỷ 17. K. Marx đánh giá ông là "cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học kiệt xuất và đặc sắc". Những tác phẩm của ông được biết đến là "Luận bàn về thuế và các khoản thu" (1662), "Giải phẫu học chính trị Ireland" (1672), "Điều khác về tiền tệ" (1682). Trong các tác phẩm đó tư tưởng xuyên suốt là không công nhận đường lối bảo hộ mậu dịch của chủ nghĩa trọng thương.

Petty sống trong thời kỳ chủ nghĩa Tư bản thương mại đang xuất hiện, đánh dấu bằng sự khởi đầu cuộc cách mạng nông nghiệp nhưng cũng để lộ những dấu hiệu ban đầu của cuộc cách mạng công nghiệp phôi thai. Nhà du lịch, nhà văn, nhà thám hiểm, bác sĩ, viện sĩ hàn lâm, nhân viên trắc địa, thương nhân, nhà kinh tế - Petty bị ý nghĩ tiếng tám và vận mệnh ám ảnh. Một tình tiết trong sự nghiệp y khoa ngắn ngủi của ông minh họa sự nhạy bén trước chuyện giật gân. Năm 1650, trong khi làm giáo sư giải phẫu ở Oxford, ông cứu sống một phụ nữ vừa mới treo cổ và giúp cô hồi phục. Không lâu sau đó, một cuốn sách nhỏ nặc danh ra đời nhan đề News from the Dead có lẽ do chính Petty viết, ca ngợi khả năng chữa bệnh tuyệt vời của ông bất chấp cái chết và giá treo cổ. Sự làm ra vẻ can đảm như thế biểu thị đặc điểm nỗ lực của Petty, kể cả sự thâm nhập của ông trong kinh tế học.

2. Phương pháp kinh tế của Petty

Petty là nhà thực chứng trước khi nguyên lý trở thành tiêu chuẩn nghiên cứu chiếm ưu thế trong các ngành khoa học tự nhiên. Trong tư cách là một thành viên đặc quyền, tích cực hoạt động của Hội hoàng gia (London), Petty một lần nữa đề xuất cuộc họp thường niên của nhóm nên tổ chức vào ngày lễ thánh tông đồ Thomas, người chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe. Petty gọi phương pháp điều tra của ông là “số học chính trị”. Với nhóm từ này ông tìm cách giải thích quan điểm cơ bản cho rằng việc giới thiệu phương pháp số lượng sẽ tạo ra cách phân tích hiện tượng xã hội chính xác hơn. Tiếp cận này tượng trưng cho uy thế của nhận thức cơ học - vật chất so với tiếp cận tam đoạn luận - suy diễn của Aristotle. Về những vấn đề như thế, Petty chịu ảnh hưởng của Francis Bacon nhiều nhất. Chính Bacon đề xuất phương pháp quy nạp, một sự pha trộn giữa thực nghiệm và chủ nghĩa duy lý. Bacon giải thích phương pháp mới theo phép ẩn dụ. Bacon viết về những người theo thực nghiệm như sau:

“... như kiến, họ chỉ thu gom rồi sử dụng, người hay lý luận trông như con nhện, họ tạo ra mạng nhện từ chính chất liệu của mình. Nhưng con ong lại chọn tiến trình trung dung, gom góp vật liệu từ bông hoa trong vườn và trên đồng ruộng, những biến chuyển và tiêu hóa vật liệu này bằng chính khả năng của mình. Điều này không phải là công việc thực sự của triết học, vì không dựa duy nhất hay chủ yếu vào năng lực suy nghĩ, cũng như không chọn vấn đề gom góp từ lịch sử tự nhiên và thí nghiệm cơ học rồi để dành trong toàn bộ ký ức, như được nhận thấy mà để dành trong sự hiểu biết đã thay đổi và tiêu hóa”. (New Organon, trang 93).

Chuyến đi từ chủ nghĩa khách quan và cách suy diễn logic của người Hy Lạp cổ đại và những nhà triết học kinh nghiệm hướng về thực nghiệm và chủ nghĩa khách quan trở thành một luận cứ quan trọng trong truyền thống cổ điển của Anh trong kinh tế chính trị học, như chúng ta chứng kiến trong những chương sau. Petty thừa nhận tính chất mới lạ của tiếp cận mới, nhưng bênh vực nó như một sự cải thiện:

“Phương pháp tôi chọn... không phải là thường dùng, thay vào đó sử dụng những từ so sánh tương đối và cấp cao, cùng Tranh luận tri thức. Tôi đã chọn tiến trình (như một Mẫu Số học chính trị từ lâu tôi đã nhắm để diễn đạt theo Thuật ngữ Con số, Trọng lượng, hay Đo lường, chỉ sử dụng Lập luận Ý nghĩa, và để nghiên cứu những Nguyên nhân như thế, như Nền tảng trong tự nhiên có thể nhìn thấy, chừa lại những gì phụ thuộc vào Suy nghĩ, Quan điểm, Khao khát và Đam mê hay thay đổi của Con người cụ thể, đối với sự ngẫm nghĩ về người khác...” (Economic Writings, trang 244).

>> Xem thêm: Học thuyết về lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của David Ricardo

3. Petty nỗ lực tách luân lý khỏi khoa học

Yếu tố khác trong tiếp cận phương pháp luận của Petty là nỗ lực tách luân lý khỏi khoa học. Theo Petty, khoa học không tồn tại để xử lý vấn đề luân lý - đơn thuần chỉ là phương tiện đi đến mục đích, vấn đề luân lý phát sinh chỉ trong sự lựa chọn mục đích mà nhân loại đề xuất phải đạt tới bằng cách sử dụng khoa học. Thế nhưng, quan điểm này không làm cho Petty tán thành triết học kinh tế trước sau như một. Ông đề xuất vô số đề nghị đối với sự can thiệp của nhà nước ngay cả khi ông ủng hộ đề nghị tự do của sự bất can thiệp. Vả lại, vì tác phẩm kinh tế của ông là một bộ phận không thể tách rời với hoạt động chính trị, kinh doanh. Petty thường xuyên và quyết liệt bênh vực quyền lợi của mình trong các hội trường cơ quan quyền lực.

Trong phân tích cuối cùng, Petty không nhằm tạo ra một hệ thống kiến thức chung, mà đúng ra là tạo ra giải pháp đối với vấn đề thực tế. Ông dự định chỉ đưa ra những hướng dẫn chung đối với chính sách. Đây là cơ sở thực sự trong “số học chính trị” của ông. Điều này đơn thuần có nghĩa là phải tập hợp các yếu tố chính của vấn đề thực tế cần giải quyết, chứ không có dự định phải là một mô tả thực tế hoàn hảo hay trọn vẹn. Petty thừa nhận những hạn chế này. Ngoài ra, ông nhận thấy mỗi vấn đề kinh tế mà Thế Giới Thực phải đối mặt (dù là vấn đề tiền tệ, ngoại thương hay bất cứ vấn đề nào khác) phải xử lý như một bộ phận không thể tách rời của một tổng thể, chúng không phải là hiện tượng độc lập. Chính tính chất “hệ thống” này trong suy nghĩ của ông đã làm cho Petty khác hẳn với những người đương đại, và chính đặc điểm tương tự này đã khiến Karl Marx gán cho ông tên gọi “nhà sáng lập kinh tế chính trị học hiện đại”.

4. Quan điểm của Petty về tiền tệ

Petty thừa nhận ba chức năng của tiền tệ (tiêu chuẩn giá trị, phương tiện trao đổi, kho giá trị), nhưng ông nhấn mạnh đến chức năng thứ hai. Ông phủ nhận việc cho tiền tệ là cấu thành một giá trị đo lường tuyệt đối, lập luận chính xác rằng giá trị biến đổi theo điều kiện cung cầu. Ông cũng nhận thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng, và tính chất “nhân tạo” của tiền tệ như một hàng hóa đơn thuần tạo thuận tiện trong thương mại. Phép suy luận của Petty về tiền tệ theo cách nhìn nhận của một thầy thuốc:

“Tiền tệ không gì ngoài Mỡ trong Cơ thể - chính trị, nếu cơ thể quá nhiều mỡ sệ làm cản trở sự Nhanh nhẹn, nếu quá ít cơ thể sẽ ốm đau. “Đúng là, Mỡ bôi trơn chuyển động của Cơ bắp, cung cấp Thức ăn, bổ sung Lỗ hổng không đều, và làm Cơ thể cân đối, vì thế Tiền tệ trong Nhà nước đẩy nhanh Hoạt động, tiếp tế từ nước ngoài vào thời điểm Khan hiếm trong Nước, ngay cả cách giải thích bằng lý do khả năng có thể phân chia, và làm cân đối cái tổng thể, nhất là những con người cụ thể được tiếp lương đầy đủ”. (Economic Writings, trang 113).

Giống những người Trọng thương, Petty đã thấy được mối quan hệ giữa số lượng tiền tệ và mức độ hoạt động kinh tế (sản lượng) nhưng không thấy được mối quan hệ giữa lượng tiền tệ và mức giá, là tâm điểm của thuyết số lượng. Ông xem tiền tệ như chi phí sản xuất gián tiếp, một chi phí tương ứng với giá trị kim quý biểu hiện trong kho dự trữ tiền tệ. Vì thế, tiền tệ dư thừa sẽ gây lãng phí, vì thặng dư kim quý có thể trao đổi với phương tiện sản xuất hơn là được sử dụng trực tiếp trong tiến trình sản xuất.

Sự đóng góp quan trọng của Petty trong thuyết tiền tệ là cách ông sử dụng khái niệm tốc độ lưu thông để xác định số lượng tiền tệ tối ưu. Điều này khiến ông trở thành người đi trước quan trọng của Locke và Cantillon. Ông liên hệ chính xác tốc độ lưu thông với các yếu tố định chế, chẳng hạn như độ dài thời gian thanh toán tiền lương, tiền tô và tiền thuế, duy trì tốc độ được đẩy nhanh khi thời gian thanh toán rút ngắn. Petty cũng xuất phát từ hiểu biết theo quy ước của chủ nghĩa Trọng thương bằng lập luận rằng sự tích lũy tiền bạc là phương tiện dẫn đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích. Mặc dù bị tùy ý sử dụng đối với dòng tiền tệ tràn vào từ cán cân thương mại dương, nhưng ông không xem điều này như một ưụ tiên tuyệt đổi. Ngoài ra, ông xem sự ngăn cấm xuất khẩu tiền tệ là vô ích. Ông cho rằng, điều quan trọng là mức độ việc làm và hoạt động kinh tế cao chứ không phải là sự tích lũy kho báu đơn thuần.

5. Quan điểm của Petty về giá trị

Trong số các nhà kinh tế đương đại, người ta nhớ đến Petty qua một số khẩu hiệu kinh tế hơn là những thành tựu vững chắc của ông trong phân tích kinh tế. Một trong số những khẩu hiệu nổi tiếng của Petty là tuyên bố nổi tiếng:

>> Xem thêm: Học thuyết trọng thương là gì ? Bối cảnh, quan điểm, đánh giá học thuyết trọng thương

“Lao động là Bố, nguyên tắc hoạt động của Của cải như Đất đai là Mẹ” (Economic Writings, tập I, trang 63).

Mặc dù phát biểu này tạo ra sự thừa nhận đầu tiên và sâu sắc về hai “yếu tố nguyên thủy trong sản xuất”, nhưng ít có giá trị phân tích. Chắc chắn nó không tạo ra thuyết giá trị. Quan trọng hơn là nghiên cứu của Petty nhắm vào việc phát hiện “sự ngang hàng tự nhiên” giữa đất đai và lao động. Ông cố gắng liên hệ các giá trị của đất đai và lao động với nhau bằng việc xác định cần phải có bao nhiêu đất để sản xuất “lương thực cho một người trong một ngày”, xem giá trị của sản lượng như thế ngang bằng với giá trị lao động trong một ngày. Mục đích trong nỗ lực của Petty là phải hình thành một đơn vị đánh giá qua đó nhằm giảm bớt số lượng giá trị của hai yếu tố, đất đai và lao động, với số lượng đồng nhất của “sức sản xuất” sau đó dùng như tiêu chuẩn giá trị (đất đai - lao động). Giống như mọi nỗ lực nhằm tìm ra một tiêu chuẩn giá trị tuyệt đối, nỗ lực này cũng chứng tỏ là ngõ cụt phân tích, nhưng tạo cảm hứng cho Cantillon tiến hành những nghiên cứu theo cùng hướng.

Mặc dù nghiên cứu kinh tế của Petty mang hương vị toán học những ông đã không tạo ra thuyết giá cả hợp lý. Nhất là việc ông không thừa nhận tầm quan trọng của giá cả tương đối, cấu thành tâm điểm kinh tế vĩ mô hiện đại. Mặc dù Marx tỏ ra khâm phục Petty nhưng Petty không phát triển được thuyết giá trị lao động. Nếu có thì Petty chỉ có thuyết giá trị đất đai, mặc dù có sự sai lầm khi gọi thành tựu của ông trong lĩnh vực này là thuyết giá trị thật. Điều bỏ sót là cơ chế cơ bản có khả năng giải thích tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa kinh tế.

Mặc dù Petty nói chung là nhà lý thuyết, khi nhìn lại thành tựu quan trọng nhất của công lao tạo ra một bước ngoặt mới quyết định trong phương pháp kinh tế. Sáng kiến của ông, Số học chính trị, là hình thức ban đầu của kinh toán học, một ngành phát triển mạnh vào giai đoạn sau Thế chiến II. Như Joseph Schumpeter nhận xét Petty “hoàn toàn sẵn sàng đấu tranh cho... [tín điều phương pháp luận này] và khởi đầu những gì có lẽ là tranh luận đầu tiên về “phương pháp”. Nhưng không ai công kích. Một ít người tán thành. Nhiều người thán phục. Còn đại đa số nhanh chóng lãng quên” (History of Economic Analysis, trang 211). Một thế kỷ sau cũng đối mặt cùng vấn đề, Adam Smith chọn sự an toàn cho tính mới lạ phương pháp luận, tuyên bố trong tác phẩm Wealth of Nations (Quyển IV, Chương 5) rằng ông không tin mấy ở số học chính trị. Dưới sự dìu dắt của Smith, kinh tế học cổ điển vẫn bảo lưu phương pháp suy diễn logic.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)