Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1

Bài 1 (trang 29 sgk GDCD 9)

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo hoặc không năng động, sáng tạo ? Vì sao ?

a) Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng Anh ra làm ;

b) Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay ;

c) Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói ;

d) Vi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập ;

đ) Sau khi đã cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất;

e) Mặc dù trình độ học vấn không cao, song ông Lũy luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình ;

g) Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm ;

h) Khi tìm hiểu bất cứ vấn đề gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp.

Lời giải:

- Hành vi (b), (đ), (e), (h) thể hiện tính năng động, sáng tạo. Bởi vì:

+ (b) Thắng say mê học tập, không thoả mãn với những điều đã biết.

+ (e), (đ) Ông Thận, ông Lũy là những người dám nghĩ, dám làm để tìm ra cái mới.

+ (h) Minh là người say mê tìm tòi phát hiện ra cái mới.

Những biểu hiện đó chứng tỏ họ là những người năng động, sáng tạo.

- Hành vi (a), (c), (d), (g), không thể hiện năng động, sáng tạo. Bởi họ là những người bị thụ động trong công việc, học tập và làm việc tuỳ tiện.

Tham khảo toàn bộ: Giải bài tập GDCD 9

Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1

I. Đặt vấn đề

a. Đọc truyện:

  • Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư
  • Điều mong muốn của Bác Hồ.

b. Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

  • Để dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào:
    • Năng lực của người đó.
    • Người có khả năng gánh vác công việc chung mang đến lợi ích chung

=> Ông là người công bằng, không thiên vị.

- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

  • Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đều vì:
    • Quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước.
    • Hạnh phúc và ấm no của nhân dân.
    • “ích quốc, lợi dân”.

=> Bác luôn được mọi người yêu quý, kính trọng, luôn xứng đáng là “ vị cha già của dân tộc”.

- Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

  • Chí công vô tư là người công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt việc chung lên trên việc riêng.
  • Tác dụng của chí công vô tư: Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

II. Nội dung bài học

* Khái niệm: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

* Ý nghĩa:

  • Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.
  • Được mọi người tin cậy và tôn trọng.

* Rèn đức tính chí công vô tư:

  • Ủng hộ, quý trọng những người có đức tính chí công vô tư.
  • Phê phán những  hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a)  Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

b)  Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua những khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

c)  Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

d)  Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.

e)  Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

f)   Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở cửa, bà Nga vui vẻ chấp hành.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

b) Người sống chí công vô tư chỉ có thiệt cho mình

c) Học sinh còn nhỉ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư.

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;

e) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?

a)  Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b)  Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c)  Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4. Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 9 bài 1: Chí công vô tư (P2)

Hướng dẫn Soạn Bài 1: Chí công vô tư, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 5 6 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

1. Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư

Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1

2. Điều mong muốn của Bác Hồ

Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 4 sgk GDCD 9

a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

Trả lời:

– Khi chọn người thay thế việc nước, Tô Hiến Thành đã chọn Trần Trung Tá chứ không chọn Vũ Tán Đường.

– Bởi Trần Trung Tá là người xông pha trận mạc, giết giặc bảo vệ đất nước (trách nhiệm chung); còn Vũ Tán Đường tuy tận tụy chăm sóc ông song đó là việc cá nhân.

– Chứng tỏ Tô Hiến Thành là người công bằng, làm tròn trách nhiệm của một người tể tướng; giải quyết công việc luôn xuất phát từ lợi ích chung.

b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

Trả lời:

– Cả cuộc đời Bác chỉ có một mục tiêu cao cả là: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

– Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành một nước độc lập, tự do; người dân ai ai cũng được tự do, hạnh phúc.

– Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại – nhà Người Cha già của cả dân tộc Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, song Bác vẫn luôn luôn bất tử trong lòng mỗi con người đất Việt.

c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?

Trả lời:

– Chí công vô tư là sự ứng xử và hành động một cách công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

– Người chí công vô tư luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng; phẩm chất này mang lại lợi ích chung cho tập thể và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.

II. Nội dung bài học

Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1
Giải bài tập giáo dục công dân 9 bài 1

1. Chí công vô tư là gì?

Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

2. Ý nghĩa của chí công vô tư

– Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

– Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

3. Rèn luyện tính chí công vô tư

– Ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư.

– Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 5 6 sgk GDCD 9. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 5 sgk GDCD 9

Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;

c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc;

d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;

đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;

e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Trả lời:

– Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư:

+ Việc làm của Lan (d), (đ) thể hiện sự công bằng, đúng người đúng yêu cầu.

+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích riêng của bản thân.

– Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi cá nhân nên giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 5 sgk GDCD 9

Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Vì sao?

a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;

b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;

c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;

đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

Trả lời:

– Tán thành với quan điểm (d), (đ).

– Không tán thành với các quan điểm:

+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần có đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng một ai.

+ Quan điểm (b): Người sống chí công vô tư biết vì người khác, không ngại khó, ngại khổ; vì vậy đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.

+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện và trau rèn ngay từ khi còn nhỏ, thông qua mọi cử chỉ, lời nói và hành động của bản thân với chính ta và với tất cả mọi người.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 6 sgk GDCD 9

Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy?

a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.

b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.

c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.

Trả lời:

– Trường hợp (a): Em sẽ phản đối. Ông Ba làm nhiều việc sai trái, dù rất biết ơn ông nhưng em không thể trở thành kẻ xấu xa và đồng lõa với hành vi của ông Ba.

– Trường hợp (b), (c): Em sẽ nêu quan điểm riêng của mình với các bạn trong lớp. Dù không thích bạn Trung và Trang, các bạn trong lớp không nên vì sự ích kỉ và hay bị phê bình mà phản đối hai bạn.

→ Bất kì ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, được người khác chỉ ra giúp mình đó là một may mắn, nó giúp chúng ta tiến bộ hơn. Ý kiến đúng và vì lợi ích chung của tập thể nên được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy cần bảo vệ cho Trung và Trang.

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 6 sgk GDCD 9

Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.

Trả lời:

Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 8 sgk GDCD 9

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 5 6 sgk GDCD 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 9 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“