Thuốc bổ máu cho người suy thận

Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận thường gặp khi thận bị tổn thương không thực hiện được chức năng lọc máu. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để phát hiện sớm triệu chứng và đưa ra cách điều trị thiếu máu hiệu quả.

1. Tại sao bệnh nhân suy thận bị thiếu máu?

Thận là giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, ngoài việc lọc và đào thải các chất cặn bã ra ngoài, cơ quan này còn tham gia vào quá trình lọc máu. Đồng thời điều hòa cơ thể sản sinh Erythropoietin kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu.

Tuy nhiên ở những người suy thận, nhất là dạng mạn tính thì hàm lượng Erythropoietin trong cơ thể bị giảm sút không đủ để đưa tín hiệu đến tủy xương. Quá trình biệt hóa hồng cầu không diễn ra khiến người bệnh bị thiếu máu. Mức độ thiếu máu sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

Ở những người suy thận, hàm lượng Erythropoietin trong cơ thể bị giảm sút không đủ để tủy xương tạo hồng cầu từ đó gây thiếu máu

Ngoài ra, những nguyên nhân dưới đây cũng dẫn đến triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận.

Thiết sắt:

Cơ thể bị thiếu sắt do bị mất máu, chảy máu do hàm lượng ure cao hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Khi sắt không được cung cấp đủ thì quá trình sản xuất hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây thiếu máu.

Tan máu:

Ở bệnh nhân suy thận hồng cầu thường ít sắt, nhược sắc nên dễ vỡ và bị thực bào. Với tốc độ phá hủy nhanh chóng dẫn đến thiếu hụt hồng cầu, gây thiếu máu.

Hiện tượng tan máu còn xảy ra với những người chạy thận, do tiếp xúc với các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước như: kẽm, arsenic,…

Thiếu dinh dưỡng:

Để giảm bớt gánh nặng cho thận, chế độ ăn uống của người bệnh phải kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm. Đồng thời các triệu chứng của bệnh cũng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn.

Khả năng hấp thu thức ăn kém khiến người bệnh bị thiếu dinh dưỡng. Nhất là các chất tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu như: vitamin nhóm B (B6, B9, B12), sắt,… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.

Chế độ ăn uống kiêng khem các thực phẩm giàu đạm, cơ thể kém hấp thu là nguyên nhân gây thiếu hụt các chất tạo máu

Chạy thận nhân tạo:

Trong quá trình chạy thận, máu sẽ được chuyển ra khỏi cơ thể và đi vào hệ thống thiết bị, ống dẫn lọc. Điều này khiến cơ thể bị mất một lượng máu sau mỗi lần thực hiện. Do đó, nếu chạy thận trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận.

Không chỉ vậy, thiếu máu còn do các yếu tố khác như: tác dụng phụ của thuốc tán huyết, bệnh suy tuyến giáp, suy tủy, thời gian sống của hồng cầu ngắn,…

2. Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận thường dễ nhận biết, cụ thể là:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhạt màu.

  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe trở nên yếu đi.

  • Thường xuyên đau đầu chóng mặt, nhất là khi đổi tư thế đột ngột nên người bệnh rất khó tập trung vào công việc.

  • Hay khó thở, tức ngực, nhịp tim không ổn định.

  • Tóc rụng nhiều, móng không bóng và lưỡi bị mất gai.

Thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch như: tim đập nhanh, cơ tim nở ra, thậm chí là suy tim, đột quỵ gây tử vong. Khi xuất hiện các biểu hiện này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra xem mình có thiếu máu hay không.

Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận dễ nhận biết là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt không thể tập trung vào công việc

3. Điều trị triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Trước khi tiến hành điều trị triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu máu như: xác định số lượng hồng cầu, lượng sắt dự trữ, tình trạng lọc máu, mất máu, chế độ dinh dưỡng,…

Dựa vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp với bạn:

Truyền khối hồng cầu:

Truyền khối hồng cầu là phương pháp khắc phục tình trạng thiếu máu nhanh chóng. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu cấp tính, thiếu máu quá nhiều hoặc không thể thực hiện ESAS do rủi ro hoặc không hiệu quả.

Đối với người chờ ghép thận thì không nên truyền khối hồng cầu tránh nguy cơ mẫn cảm với thận mới.

Truyền khối hồng cầu là phương pháp khắc phục tình trạng thiếu máu nhanh chóng, thường áp dụng cho những người bị mất máu cấp tính

Bổ sung sắt:

Bệnh nhân suy thận cần phải bổ sung sắt để tăng quá trình tạo máu, giúp cơ thể tăng miễn dịch, cải thiện khả năng nhận thức, điều nhiệt,… Sắt được đưa vào cơ thể thông qua dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Trong quá trình truyền sắt, nhân viên y tế sẽ theo dõi nghiêm ngặt để kịp thời xử lý các phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên người mắc bệnh nhiễm trùng thì không nên áp dụng phương pháp truyền tĩnh mạch.

Bổ sung Erythropoietin:

Nếu thiếu máu là do cơ thể bị thiếu hụt Erythropoietin thì bạn nên bổ sung nội tiết này bằng cách tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào cân nặng, mức độ thiếu máu, triệu chứng lâm sàng.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận. Khi thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,… bạn nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra xem mình có bị thiếu máu hay không.

Thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, do đó bạn nên có phương pháp điều trị sớm. Sở hữu nhiều lợi thế về máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được nhiều người lựa chọn là nơi chẩn đoán và chữa trị bệnh tiết niệu.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận, hoặc đặt lịch khám nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng: 1900 56 56 56.

Suy thận mạn tính là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm nên nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, biến chứng nặng nề và tiên lượng ảnh hưởng sức khỏe. Một trong những biến chứng nguy hiểm đến khiến bệnh nhân suy thận mạn tử vong là thiếu máu. Vậy tại sao suy thận mạn lại thiếu máu, điều trị dự phòng như thế nào?

1. Tìm hiểu về bệnh suy thận mạn tính

Thận là cơ quan có rất nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, trong đó vai trò chính là lọc máu. Bệnh suy thận mạn tính thường liên quan đến bất thường cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của bệnh nhân.

Suy thận mạn tính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có thiếu máu

Bệnh suy thận mạn tính thường tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt, cho đến khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Các vấn đề sức khỏe bệnh nhân suy thận mạn tính thường gặp bao gồm:

  • Tăng huyết áp.

  • Thiếu máu.

  • Vấn đề về xương khớp: viêm xương, loãng xương.

  • Chán ăn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa,…

2. Bác sĩ giải thích chi tiết: Tại sao suy thận mạn lại thiếu máu?

Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn rất phổ biến, đặc biệt là bệnh nhân ở giai đoạn cuối, cần điều trị duy trì thường xuyên. Triệu chứng thiếu máu khá dễ nhận biết gồm: da xanh xao, cơ thể yếu ớt, dễ chóng mặt, đau đầu, choáng váng, khó thở, suy tim, nhịp tim bất thường,… Vậy tại sao suy thận mạn lại thiếu máu?

Để khẳng định bị thiếu máu do suy thận mạn, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm máu liên quan. Nguyên nhân khiến người bệnh suy thận mạn bị thiếu máu rất đa dạng, bao gồm:

Bệnh nhân suy thận mạn tính thường phải chạy thận nhân tạo

2.1. Chạy thận nhân tạo

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4 và 5 bắt buộc phải chạy thận nhân tạo duy trì trong thời gian chờ ghép thận. Quá trình này giúp hỗ trợ thận lọc chất độc ra khỏi cơ thể, song cũng gây nguy cơ mất máu nghiêm trọng. Nguyên nhân do đây là quá trình đưa máu tuần hoàn ra khỏi cơ thể qua hệ thống ống dẫn, đến bộ lọc nhân tạo rồi quay ngược trở về cơ thể.

Dù phương pháp chạy thận hiện nay đã có nhiều cải tiến song vẫn khiến bệnh nhân hao hụt một lượng máu nhất định. Thực hiện chạy thận nhân tạo càng liên tục thì nguy cơ thiếu máu càng cao, kết hợp với các yếu tố bệnh lý khác gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Giảm hormone sản xuất hồng cầu

Thận không chỉ giữ vai trò lọc máu mà còn thực hiện chức năng sản sinh hormone erythropoietin - hormone kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Bệnh nhân suy thận mạn cũng đồng thời giảm chức năng sản xuất hormone này, từ đó việc hình thành hồng cầu cũng suy giảm, trực tiếp gây thiếu máu.

2.3. Chế độ ăn kém

Không những những triệu chứng của suy thận mạn khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, không còn hứng thú ăn uống mà họ còn phải kiêng nhiều loại thực phẩm. Đứng đầu trong danh sách thực phẩm phải kiêng là những loại thực phẩm giàu đạm, đạm lại là chất quan trọng để cơ thể tạo máu.

Chế độ ăn kiêng khem thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân suy thận mạn tính bị thiếu máu

Ngoài ra, bệnh nhân chán ăn, kém hấp thụ cũng khiến cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác, tiêu biểu như sắt hay acid folic, tình trạng này càng kéo dài thì nguy cơ thiếu máu càng tăng.

2.4. Chảy máu qua đường tiêu hóa

Một trong những biến chứng mà bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải đối mặt là xuất huyết tiêu hóa. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, không chỉ khiến bệnh nhân mất máu mà còn nguy cơ cao gây sốc, tử vong,…

2.5. Độc chất trong máu phá hủy hồng cầu

Khi chất độc không thường xuyên được thận thải bỏ ra ngoài cơ thể, chúng vẫn tiếp tục tích tụ và lưu thông trong máu. Đến khi đạt hàm lượng nào đó, những chất thải này gây phá hủy hồng cầu nghiêm trọng dẫn tới thiếu máu.

3. Biện pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn

Khi gặp biến chứng thiếu máu, nên không kịp thời khắc phục, sức khỏe, sức chịu đựng cũng như khả năng chống chịu bệnh tật của người bệnh đặc biệt bị ảnh hưởng. Biến chứng có thể gặp phải như suy tim, đột quỵ có thể gây tử vong nhanh chóng. Vì thế phòng ngừa và điều trị thiếu máu là vô cùng cần thiết ở bệnh nhân suy thận mạn.

Nên thực hiện dự phòng thiếu máu sớm ở bệnh nhân suy thận mạn tính

3.1. Dự phòng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Nếu suy thận mạn chưa đến giai đoạn cuối hoặc tình trạng thiếu máu chưa xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn cần dự phòng bằng các biện pháp sau:

Chế độ ăn kiểm soát protein

Dù bị suy thận mạn ở giai đoạn nào, thực hiện chế độ ăn hạn chế protein càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể gây thiếu hụt năng lượng cũng như thiếu yếu tố cần thiết tạo máu, có thể xem xét bổ sung sắt hoặc folate theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thiếu hụt sắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể bổ sung sắt khẩn cấp qua đường tĩnh mạch, sau đó giảm dần lượng và chuyển về đường uống.

Lọc máu sớm

Nên chủ động trong việc lọc máu khi suy thận mạn ở mức nghiêm trọng để tránh tình trạng phụ thuộc vào truyền máu. Ngoài ra, lọc máu cũng giúp tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin, giúp tình trạng máu tốt hơn.

3.2. Điều trị thiếu máu

Tùy vào tình trạng thiếu máu và khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ xem xét 1 hoặc kết hợp các biện pháp điều trị sau:

Lọc máu

Lọc máu sau khoảng vài tháng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như tăng hiệu quả lọc máu song tác dụng này thường không kéo dài sau 3 năm.

Truyền máu

Truyền máu định kỳ là cần thiết với bệnh nhân bị thiếu máu, giúp tăng tưới máu mô cũng như đáp ứng tốt nhu cầu oxy của mô. Tuy nhiên truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: quá tải sắt, nhiễm virus, xuất hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên HLA, giảm cơ hội ghép thận thành công.

Sử dụng Steroid đồng hóa

Androgen là chất có tác dụng kích thích mô thận hoặc gan sản sinh EPO, đáp ứng tốt với một số bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu.

Steroid đồng hóa có thể giúp điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn thiếu máu

Điều trị thay thế bằng erythropoietin

Sự thiếu hụt erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn khi được bù đắp cũng giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.

Bác sĩ đã giải đáp rất chi tiết tại sao suy thận mạn lại thiếu máu, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này.