Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP

Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP

Cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hoàn thiện các yêu cầu về thực hành tốt nhà thuốc, đạt chứng nhận GPP là điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi nhà thuốc phải hoàn thành để giữ chất lượng thuốc tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Song song đó, việc bảo quản thuốc tại nhà thuốc cũng là điều mà các Dược sĩ cần phải nắm rõ, bởi ngoài việc đảm bảo chất lượng thuốc, không biến đổi về thành phần và an toàn cho sức khỏe cộng đồng thì việc bảo quản thuốc tốt còn tránh việc thất thoát thuốc do thuốc bị hư hại, ẩm mốc, ảnh hưởng đến kinh tế, danh tiếng của nhà thuốc.

Cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP được quy định tại Tiểu mục 3 Mục III Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

– Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;

– Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;

– Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.

– Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần, và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản tách biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

– Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy

Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức chuyên môn ngành Dược cũng vô cùng quan trọng. Để trở thành Dược sĩ giỏi, nắm bắt được kiến thức chuyên sâu về tư vấn, sản xuất, bảo quản chất lượng thì bạn phải được học trong môi trường uy tín như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Năm 2020, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược với các hệ đào tạo sau:

  • Hệ Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT
  • Hệ Cao đẳng Dược 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp nhóm ngành Sức khỏe (không đúng chuyên ngành Dược) và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
  • Hệ Liên thông Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung cấp Dược
  • Hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược: Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp một văn bằng bất kỳ từ hệ Cao đẳng trở lên

Trong quá trình học các Dược sĩ sẽ được đào tạo chuyên sâu kiến thức về ngành với cơ sở vật chất hiện đại và có thời lượng thực hành nghiên cứu, trang bị kỹ năng lên đến 70%. Để đăng ký học bạn có thể sử dụng hình thức Đăng ký xét tuyển trực tuyến. Nhà trường nhận hồ sơ xét tuyển vào giờ hành chính tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần, thí sinh vui lòng nộp hồ sơ theo hướng dẫn trên về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:19/03/2018

 Giấy phép GPP  Chuỗi nhà thuốc GPP

Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Oanh. hiện đang sinh sống và làm việc tại Biên Hoà, Đồng Nai, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP được quy định tại Tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I - 1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

    -Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

    + Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

    + Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.

    + Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.

    + Cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01 hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).

    Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.

    - Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.

    + Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).

    - Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:

    + Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí; đủ cứng để bảo vệ thuốc, có nút kín;

    + Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc;

    + Thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt;

    + Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.

    - Ghi nhãn thuốc:

    + Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

    + Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).

    Trên đây là nội dung câu trả lời về thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 02/2018/TT-BYT.

    Trân trọng!


Một trong những thách thức khó khăn nhất khi bắt đầu kinh doanh nhà thuốc bán lẻ là hiểu rõ quy trình sắp xếp các sản phẩm thuốc một cách phù hợp với tiêu chuẩn GPP của Bộ Y tế. Sau các khâu thuê địa điểm, thiết kế nhà thuốc, lắp đặt tủ thuốc thì điều quan trọng tiếp theo là phải lên kế hoạch thiết kế loại kệ và cách sắp xếp, phân loại thuốc tại cửa hàng. Nếu bạn là một sinh viên y dược mới ra trường hoặc đang có ý định mở tiệm thuốc tây nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và nắm rõ những nguyên tắc trong cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP.

Tầm quan trọng của việc sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Sắp xếp các sản phẩm dược một cách hệ thống và khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đi kèm như:

  • Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công việc của nhân viên. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên bán hàng, giúp họ nhanh chóng làm quen với các sản phẩm và vị trí của chúng.
  • Giảm chi phí.
  • Giảm thiểu, hạn chế việc nhầm các sản phẩm và sai sót về thuốc. Việc sắp xếp không tốt có thể gây ra các sai sót, nhầm các sản phẩm khác với nhau. Điều này thường xảy ra với các loại thuốc có tên hoặc mẫu mã bao bì giống nhau.
  • Giúp theo dõi và quản lý được tình trạng hết hàng.
  • Duy trì thường xuyên các loại thuốc và vật tư thiết yếu có chất lượng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và đánh giá mức độ tiêu thụ của sản phẩm.

Thế nào là nhà thuốc đạt chuẩn GPP?

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

GPP (thuật ngữ chính xác của tiếng Anh là: “Good Pharmacy Practices”) có nghĩa là “Thực hành tốt nhà thuốc”. GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. Như vậy, Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là những nhà thuốc đã được đánh giá, kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu tiêu chuẩn cao nhất về một nhà thuốc phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.

Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP đạt chuẩn

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Trước khi bắt đầu nắm bắt bí quyết cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP thì hiệu thuốc của bạn cần phải đạt tiêu chuẩn GPP của Bộ Y tế. Để bảo đảm tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” – GPP thì nhà thuốc tây của bạn sẽ thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Diện tích nhà thuốc tây phải bảo đảm diện tích rộng 10m2 trở lên. Trong đó, bao gồm các khu vực chức năng phục vụ cho quá trình cung cấp dược phẩm cho khách như tư vấn, trưng bày, bán hàng, thanh toán.
  • Các sản phẩm thuốc trong tiệm thuốc cần được bảo quản với nhiệt độ thấp hơn 300 độ C và có độ ẩm không vượt quá 75%.
  • Bảo quản nghiêm ngặt các loại thuốc theo đúng tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y tế.

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP

Để công việc kinh doanh nhà thuốc được thuận lợi và trôi chảy thì chắc chắn bạn cần phải nắm bắt 6 nguyên tắt sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP đạt chuẩn mà không phải ai cũng biết dưới đây.

Nguyên tắc đầu tiên: Sắp xếp theo từng loại thuốc riêng lẽ

Nguyên tắc này có nghĩa là người bán phải biết cách phân loại từng mặt hàng sản phẩm và sắp xếp chúng riêng lẽ, không được để lẫn vào nhau như thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, mỹ phẩm, hàng hóa,…

Nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo thuốc được bảo quản trong điều kiện nhất định cụ thể như sau:

  • Những loại thuốc cần được bảo quản trong điều kiện thường bao gồm: thuốc khách sinh, thuốc hạ sốt.
  • Những loại thuốc bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện đặc biệt (không quá sáng, nhiệt độ không quá cao) bao gồm: hàng có mùi, dễ bay hơi hoặc dễ phân hủy, nhất là các loại vắc – xin.

Nguyên tắc thứ 3 : Tuân thủ đúng quy định về chuyên môn hiện hành

Việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc GPP cần bảo đảm theo đúng quy định về chuyên môn hiện hành. Theo quy định hiện nay, các loại thuốc độc thuộc bảng A, B cần được phân loại, sắp xếp riêng hoặc đựng trong tủ khóa riêng để cẩn thận quản lý, bảo quản theo quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.

Hàng chờ xử lý: Sắp xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”

Nguyên tắc thứ 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra

Nguyên tắc này yêu cầu dược sĩ phải sắp xếp thuốc ở những vị trí dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy để dễ dàng kiểm tra và quản lý những loại thuốc đã hết hàng hoặc hết hạn sử dụng dựa trên các kỳ kiểm tra hàng hóa định kỳ của tiệm thuốc. Ngoài râ, cần sắp xếp các dược phẩm một cách gọn gàng; ngay ngắn; không chồng chéo lên nhau; phần bao bì tên nhãn hàng, tên thuốc và hình ảnh phải quay ra phía ngoài để khách hàng dễ nhận biết sản phẩm.

Nguyên tắc thứ 5: Sắp xếp đảm bảo theo nguyên tắc FEFO và FIFO FEFO

  • Nguyên tắc FEFO: Những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn thì xếp ngoài và ngược lại.
  • Nguyên tắc FIFO: Những loại hàng nào nhập trước thì bán trước, những loại sản xuất trước thì bán trước.
  • Khi bán lẻ: Cần bán những hộp dở đã mở trước, tuyệt đối không mở nhiều hộp bán cùng lúc.
  • Chống đổ vỡ hàng
  • Hàng nặng để trên, hàng nhẹ để dưới.
  • Không được chồng xếp các loại chai, lọ, ống tiêm lên nhau và phải để bên trong tủ kính.

Nguyên tắc thứ 6: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang

  • Phân loại giấy tờ, tài liệu, sổ sách, văn phòng phẩm và bảo quản cẩn thận, sạch sẽ, có ghi nhãn.
  • Sắp xếp đúng gọn gàng, đúng nơi quy định.
  • Đặt ở một tủ riêng.
  • Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc,… phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Văn phòng phẩm, tư trang,… phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
  • Tư trang: Không để trong quầy thuốc.

TDT Decor hy vọng những cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP trên sẽ giúp các bạn thành công trong công việc kinh doanh sắp tới.