Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Trong thị trường cạnh tranh, cầu và cung của một hàng hóa hoặc dịch vụ quyết định mức giá cân bằng của thị trường.

Kinh tế học vi mô thường được gọi là lý thuyết về giá vì môn này tập trung vào cơ chế xác định giá hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Trong kinh tế vi mô, thị trường không phải là một địa điểm diễn ra trao đổi, mà chủ yếu nói lên mối quan hệ tương tác giữa cung và cầu.

Cầu

Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi.

Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm.

Quy luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.

Cung

Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi.

Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm.

Quy luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.

Trạng thái cân bằng thị trường

Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất. Bài viết tiếp theo sẽ mô tả cơ chế điều chỉnh của thị trường để đạt mức cân bằng.

Chúng ta có thể biểu diễn thị trường ở trạng thái cân bằng trong một đồ thị bằng cách hiển thị giá và lượng kết hợp tại đó đường cung và đường cầu cắt nhau.

Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng những người bán nước ngọt sẵn sàng bán 500 đơn vị nước ngọt ở mức giá 5$ đô la, mỗi lon. Nếu người mua sẵn sàng mua 500 đơn vị nước ngọt ở mức giá đó, thị trường này sẽ ở trạng thái cân bằng ở mức giá 5$ đô la, và với số lượng 500 lon.

Những thay đổi về Cầu tác động đến sự cân bằng thị trường

Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng, họ cũng sẽ tăng lượng cầu hàng hóa ở mọi mức giá, do đó cầu tăng. Từ mức giá cân bằng, khi lượng cầu tăng lên vượt lượng cung thì giá sẽ bị đẩy lên. Nhà sản xuất đáp ứng bằng cách tăng lượng cung. Giá sẽ tăng đến khi một sự cân bằng mới được thiết lập; ở đó lượng và giá mới đều cao hơn ban đầu.

Khi giá hải sản tăng, người tiêu dùng sẽ tìm hàng hóa khác để thay thế hải sản. Một trong những mặt hàng đó là thịt heo, lúc này dù đang ở bất kỳ mức giá nào thì cầu thịt heo cũng tăng lên. Giá hải sản tăng khiến cho cầu thịt heo tăng: kết quả là cả giá lẫn lượng thịt heo cân bằng trên thị trường đều tăng.

Xăng và lốp xe là hai loại hàng bổ sung cho nhau vì chúng được sử dụng cùng lúc. Khi xăng lên giá, người tiêu dùng bớt dùng xe, do đó không phải thường xuyên thay lốp xe nên cầu lốp xe giảm. Các nhà sản xuất lốp xe cạnh tranh bằng cách giảm giá bán và giảm sản lượng cung ứng. Khi đó thị trường lốp xe đạt được mức cân bằng mới với giá và lượng thấp hơn ban đầu.

Bạn đọc có thể thực tập phân tích sự cân bằng đáp ứng với các tình huống: cho thu nhập của người tiêu dùng giảm, giảm giá hàng hóa thay thế hay hàng hóa bổ sung.

Những thay đổi về Cung tác động đến sự cân bằng thị trường

Giá nguyên liệu có thể tăng do cầu nguyên liệu tăng hoặc do những nhân tố khác ví dụ như tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu. Khi đó, các nhà sản xuất phải nâng giá bán sản phẩm. Khi giá bán tăng lên, một số người tiêu dùng sẽ mua ít đi. Lúc này giá cân bằng mới sẽ cao hơn trong khi lượng cân bằng mới thì thấp hơn: cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều bị thiệt.

Nếu giá nguyên liệu giảm, các nhà sản xuất có thể cạnh tranh với nhau bằng cách để người tiêu dùng được hưởng khoản chi phí tiết kiệm, nói cách khác là hạ giá bán sản phẩm. Khi đó, một số người tiêu dùng sẽ tăng lượng sản phẩm mà họ mua. Giá cân bằng mới lúc này sẽ thấp hơn và lượng cân bằng mới thì cao hơn: cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều được lợi.

Cải tiến công nghệ sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, với một mức sản lượng cho trước. Khi đó các công ty cạnh tranh có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn; khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn và cả bai bên đều được lợi.

Trong một nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, với giá nguyên liệu nội địa cho trước, các công ty cạnh tranh sẽ nỗ lực ứng dụng công nghệ sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Nhờ vậy, họ có thể bán nhiều sản phẩm ra thị trường trong nước và có thể xuất khẩu. Các công ty kém hiệu quả sẽ thất bại, năng suất bình quân cả ngành sẽ tăng lên.

Ví dụ về Cân bằng thị trường với xe máy

Các nhà kinh tế học yêu thích thị trường xe máy vì đây là một ví dụ rõ nét về những tác động đối với cân bằng thị trường như đã mô tả phía trên. Các tác động này có thể xảy ra cùng lúc và được phản ánh qua những thay đổi về giá và lượng cân bằng. Tuy nhiên, để phân biệt ta sẽ trình bày rõ từng tác động một.

Tác động thứ nhất, thu nhập người tiêu dùng đã gia tăng trong những năm gần đây khiến cho nhu cầu mua xe máy cũng tăng theo. Trong một khoảng thời gian nhất định, mức cầu cao làm cho người bán xe máy có thể tăng giá.

Tác động thứ hai, do cầu tiêu dùng xe máy ở Việt Nam tăng mạnh nên các nhà sản xuất Trung Quốc chọn Việt Nam làm thị trường xuất khẩu xe máy. Cung xe máy với giá rẻ (với chất lượng thấp) tăng nhanh và một lượng lớn người tiêu dùng đã chọn mua xe Trung Quốc thay vì mua xe lắp ráp trong nước: lúc này cầu xe máy lắp ráp trong nước giảm dẫn đến giá và lượng cân bằng ở thị trường xe máy nội địa giảm. Công ty Honda phản ứng bằng cách trình làng một mẫu xe mới, đó là Wave Alpha, với giá tương đương giá xe Trung Quốc nhưng chất lượng tốt hơn. Kết quả là người tiêu dùng được lợi từ sự cạnh tranh này: họ có nhiều chọn lựa hơn với giá thấp hơn.

Tác động thứ ba, Chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách thương mại hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện xe máy trong nước. Nếu sản phẩm xe máy của các nhà sản xuất có hàm lượng nội địa thấp thì họ phải chịu thuế nhập khẩu linh kiện cao. Chi phí tăng do thuế nhập khẩu sẽ đẩy giá thành lắp ráp xe máy lên và hạ thấp sản lượng xe máy lắp ráp lúc này đang ở trạng thái cân bằng. Các nhà sản xuất xe máy lắp ráp và người tiêu dùng nội địa phải chịu phí tổn cao hơn trong khi các nhà sản xuất linh kiện trong nước cưỡi xe bát phố một cách khoái chí.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

 Khi giá thịt bò trên thị trường tăng lên từ 60 nghìn đồng/kg (năm 2003) thành 80 nghìn đồng/kg (vào đầu năm 2004), thì đây không phải là sự thay đổi thất thường của những mức giá ngẫu nhiên trên con đường hội tụ về mức giá cân bằng mà là sự thay đổi của chính mức giá cân bằng, do các điều kiện thị trường thay đổi. Vì giá cân bằng do cung, cầu xác định nên khi cung, cầu thay đổi, mức giá này cũng sẽ thay đổi. Về mặt đồ thị, chúng ta đã biết rằng điểm cân bằng trên một thị trường chính là giao điểm của đường cầu và đường cung. Khi các đường này dịch chuyển, thị trường chuyển đến một điểm cân bằng mới, và do đó, xác lập một mức giá cân bằng mới. Vì thế, việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong mức giá cân bằng (cũng như sản lượng cân bằng – thực ra, hai biến số này luôn liên quan chặt chẽ với nhau) có thể quy về việc phân tích các yếu tố làm các đường cầu hay đường cung dịch chuyển.

1. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu 

Đường cầu về một loại hàng hoá dịch chuyển khi ở từng mức giá, lượng cầu tương ứng về hàng hoá thay đổi. Trong trường hợp này, người ta nói cầu về hàng hoá thay đổi. Cầu về hàng hoá tăng lên phản ánh lượng hàng hoá mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở mỗi mức giá tăng lên. Ngược lại, cầu về hàng hoá được coi là giảm xuống khi lượng cầu ở từng mức giá giảm.

Gắn với mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giảđịnh rằng tất cả các yếu tố khác đều giữ nguyên. Khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự thay đổi của mức giá hàng hoá  hiện hành ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu. Thật ra, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố khác. Khi những yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thay đổi. Đây là nguyên nhân làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những yếu tố chính đó là: thu nhập, sở thích, dự kiến về mức giá tương lai của người tiêu dùng, giá cả của các hàng hoá khác có liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.

* Thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của những người tiêu dùng. Sự thay đổi về thu nhập thường dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về các hàng hoá có thể là khác nhau, tuỳ theo tính chất của chính hàng hoá mà ta xem xét.

Đối với những  hàng hoá thông thường  (thịt bò ngon, ô tô, xe  máy, giáo dục…), cầu về một loại hàng hoá sẽ tăng  khi thu nhập của người  tiêu dùng tăng lên. Đường  cầu tương ứng sẽ dịch  sang bên phải. Trong  trường hợp ngược lại, khi  thu nhập giảm, cầu của  người tiêu dùng về hàng  hoá sẽ giảm. Đường cầu  tương ứng sẽ dịch chuyển  sang trái.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Đối với một sốloại hàng hoá khác mà người ta gọi là hàng hoá  thứcấp, tình hình lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn, khi  còn nghèo, thu nhập thấp, các hàng hoá nhưsắn, khoai được xem như những loại lương thực chính của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện  nay, với mức sống và thu nhập cao hơn, cầu vềcác hàng hoá này của họ Thu nhập tăng  D1 D2 P1 P2 P  0  Q1  Q2  Q1’  Q2’  Q  Hình 2.4: Đối với hàng hóa thông thường,  thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyển  sang phải  65 giảm hẳn. Người ta không còn sửdụng sắn, khoai nhưmột loại lương  thực. Thỉnh thoảng, người ta vẫn mua đôi củsắn, dăm cân khoai song đó  không còn là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của đại đa sốdân chúng.  Những hàng hoá nhưkhoai, sắn được coi là những hàng hoá thứcấp. Khi  thu nhập thấp, cầu của người tiêu dùng vềnhững hàng hoá hoá này tương  đối cao. Khi thu nhập tăng lên, cầu của người tiêu dùng về chúng sẽgiảm  xuống, và trên đồ thị ta biểu thị bằng cách dịch chuyển đường cầu sang  trái (hình 2.5 )

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Không dễ dàng phân biệt hàng hoá thông thường và hàng hoá thứ cấp theo những tính chất tựnhiên hay vật lý của chúng. Vấn đềlà có hai  loại hàng hoá: một loại thì khi thu nhập tăng, cầu của người tiêu dùng về nó cũng tăng theo (và ngược lại, khi thu nhập giảm, cầu vềnó cũng  giảm), còn một loại thì ngược lại: cầu của những người tiêu dùng vềnó  tăng khi thu nhập của họgiảm, và cầu của họgiảm khi thu nhập tăng lên.  Loại hàng hoá thứnhất được gọi là hàng hoá thông thường, loại hàng hoá  còn lại được gọi là hàng hoá thứcấp.

* Sở thích  

Sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta (hay chị ta) đối với hàng hoá, với tưcách là đối tượng của sự tiêu dùng. Mức độ yêu, thích của người ta vềmột loại hàng hoá là rất khác nhau. Đứng trước  cùng một loại hàng hoá, người này có thểthích, người kia có thểkhông  thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi xem xét một đường cầu  vềmột loại hàng hoá chúng ta giả định sởthích của người tiêu dùng (dù  xét cá nhân một người tiêu dùng hay tổng thểkhối người tiêu dùng) là đã  xác định. Khi sởthích của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu của người  tiêu dùng ởtừng mức giá cũng thay đổi. Đường cầu trong trường hợp này  sẽdịch chuyển. Khi một hàng hoá được người tiêu dùng ưa chuộng hơn  trước, cầu vềnó trên thịtrường sẽtăng lên và đường cầu lúc này sẽdịch  chuyển sang phải. Ngược lại, vì một lý do nào đó mà sự ưa thích của  người tiêu dùng vềmột loại hàng hoá giảm xuống, cầu vềhàng hoá này  sẽgiảm. Tương ứng, đường cầu vềhàng hoá này sẽdịch chuyển sang trái  (hình 2.6 )

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Kinh tế học chỉ tập trung quan tâm giải thích hậu quả của sự thay đổi sở thích ở những người tiêu dùng chứ nó không đi sâu giải thích sở thích của người tiêu dùng hình thành như thế nào, hay tại sao nó lại thay đổi. Những khía cạnh đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác. Tuy thế, trên thực tế, việc tác động đến sở thích của người tiêu dùng lại là một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luôn muốn nắm bắt. Việc dùng hình ảnh của những người nổi tiếng như các ca sỹ, các cầu thủ bóng đá tài năng, được công chúng hâm mộđể quảng cáo cho các sản phẩm chính là cách mà các nhà kinh doanh tác động vào sở thích theo hướng có lợi cho mình.

* Giá cả của các hàng hoá khác có liên quan

Đường cầu mô tả quan hệ giữa lượng cầu về một loại hàng hoá và mức giá của chính nó. Giá cả của các loại hàng hoá khác được coi là một yếu tố nằm trong cụm từ “các yếu tố khác không đổi”. Khi  loại giá cả này thay đổi, đường cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ thay đổi và dịch chuyển. Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào quan hệ của những hàng hoá trên với hàng hoá đang được thể hiện trên đường cầu. Để tiện cho việc xem xét, ta gọi A là hàng hoá mà cầu về nó đang được khảo cứu, B là hàng hoá khác có liên quan đến A về phương diện tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, B là hàng hoá thay thế của A, thứ hai, B là hàng hoá bổ sung cho A.

–                     Hàng thay thế: B được coi là hàng hoá thay thế của A, và ngược lại nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá này thay cho hàng hoá kia trong việc thoả mãn nhu cầu của mình. Công dụng của B càng gần với công dụng của A, việc thay thế B cho A, hoặc ngược lại, trong tiêu dùng càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng hoá thay thế tốt cho nhau. Ví dụ, thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế của thịt bò.

Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A?

Khi giá của hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm cho người tiêu dùng nhận thấy rằng, B đang trở nên đắt đỏ lên một cách tương đối so với A. Ở một mức giá nhất định của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang việc sử dụng A nhiều hơn để thay thế cho B. Lượng cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của A. Nói cách khác, khi giá của hàng hoá thay thế tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũng tăng lên (đường cầu dịch chuyển sang phải). Cũng theo cách lập luận tương tự thì trái lại, khi giá của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về hàng hoá ta đang phân tích sẽ giảm và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang trái. (hình 2.7 )

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

–                     Hàng bổ sung: B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B. Những cặp hàng hoá như: chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô…

Khi giá của hàng hoá bổ sung B tăng lên (hay giảm xuống) thì cầu về hàng hoá A sẽ thay đổi như thế nào? Giá của xăng tăng lên khiến cho lượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiết cho việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước. Lượng xăng người ta dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng xe máy hay số người sử dụng xe máy…) giảm đi so với trước. Rốt cục, lượng cầu về xe máy sẽ giảm ở từng mức giá. Nói cách khác, cầu về xe máy sẽ giảm. Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên trái. Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ sung giảm xuống, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải.

*   Giá kỳ vọng

Khi nói đến đường cầu về một loại hàng hoá, người ta muốn nói đến mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hoá này với mức giá hiện hành của chính nó. Ởđây, ta giảđịnh người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳ vọng nhất định về giá cả hàng hoá trong tương lai. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu dùng ở mỗi mức giá hiện hành sẽ thay đổi. Chẳng hạn, trong những “cơn sốt’ vàng hay “cơn sốt” đất, nhưđã từng xảy ra ở Việt Nam trong hơn chục năm qua, người ta quan sát thấy một hiện tượng tồn tại như là nghịch lý: khi giá vàng hay giá đất đang tăng nhanh, người ta lại đổ xô đi mua vàng hay mua đất. Phải chăng trong trường hợp này, quy luật cầu không còn phát huy tác dụng? Sự thật thì không phải giá các hàng hoá này tăng lên là nguyên nhân làm cho mức cầu về chúng gia tăng. Khi các cơn sốt giá bùng phát, cái kích thích người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng chính là giá cả kỳ vọng. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ còn gia tăng mạnh trong tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay từ hôm nay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của nó còn thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cầu vì ởđây, người tiêu dùng vẫn cố gắng mua khối lượng hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó thấp và ngược lại. Ởđây, không phải xảy ra một sự trượt dọc theo đường cầu mà là một sự dịch chuyển của cảđường cầu. Khi giá kỳvọng tăng, cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển về bên phải. Trái lại, khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái.

*   Số lượng người mua

Những yếu tốảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hoá nói trên có thể sử dụng phân tích đường cầu của một cá nhân cũng như của cả thị trường. Tuy nhiên, đường cầu thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp các đường cầu cá nhân, nên càng có nhiều người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường, khi các yếu tố khác là không thay đổi thì cầu thị trường về một loại hàng hoá càng cao. Nói cách khác, khi số lượng người mua hay người tiêu dùng trên một thị trường hàng hoá  tăng lên thì cầu thị trường về hàng hoá này cũng tăng lên và ngược lại.

Trong dài hạn, số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác động chủ yếu bởi những biến động về dân số. Về ngắn hạn, những di chuyển của những dòng dân cư gắn với nhu cầu tham quan, du lịch v.v… cũng có thể tạo ra những sự thay đổi về số lượng người tiêu dùng trên các thị trường. Chẳng hạn, vào những dịp lễ, tết, số người đến các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường tăng lên. Lúc này, cầu về nhiều loại hàng hoá (hàng ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ v.v…) ở các địa phương này thường tăng lên.

2. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung 

 Cung về một loại hàng hoá được coi là tăng lên khi lượng cung về nó tăng ở mỗi mức giá hiện hành. Trong trường hợp ngược lại, tại mỗi mức giá hiện hành của hàng hoá, lượng cung đều giảm, ta nói: cung về hàng hoá giảm xuống. Trường hợp đầu, đường cung dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp sau, đường cung dịch chuyển sang trái.

Ẩn sau mỗi đường cung là chi phí sản xuất để tạo ra hàng hoá ở mỗi điểm sản lượng. Khi quyết định sản xuất thêm hay bớt một đơn vị hàng hoá, doanh nghiệp phải so sánh chi phí phát sinh thêm với khoản tiền bạc có thể thu thêm nhờ bán hàng. Vì thế, ở mỗi mức giá hàng hoá đã biết, khi chi phí sản xuất có liên quan hạ xuống, doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng lượng cung. Lúc này cung sẽ tăng và đường cung dịch chuyển sang phải. Khi chi phí sản xuất tăng lên, cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái. Tóm lại, sự dịch chuyển của đường cung có nguyên nhân từ những thay đổi trong chi phí sản xuất. Tất cả những yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất đều làm dịch chuyển đường cung.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

* Trình độ công nghệ

Những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn tác động mạnh  đến chi phí sản xuất của một loại hàng hoá. Trong tiến trình phát triển của xã hội, con người luôn tìm cách cải tiến cách thức sản xuất, chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao hơn, sử dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến hơn, tạo ra nhiều vật liệu mới có nhiều tính năng và công dụng ưu việt hơn so với những gì có sẵn trong tự nhiên. Chính nhờ vậy, xét tổng thể, tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho chi phí sản xuất các loại hàng hoá nói chung có xu hướng giảm xuống. Điều này thể hiện một cách nổi bật trong những lĩnh vực chế tạo sản phẩm “mới” (như sản xuất máy tính, điện thoại di động v.v…), nơi mà những sản phẩm đang trực tiếp là con đẻ của những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nhờ tiến bộ công nghệ mà chi phí sản xuất các loại hàng hoá loại này có thể hạ xuống nhanh chóng đến mức khó tưởng tượng: chẳng hạn, cứ sau một năm, giá máy tính thường giảm xuống từ 20 – 40% mặc dù nhu cầu về máy tính vẫn không ngừng tăng lên. Trong trường hợp này, tiến bộ công nghệ là nguồn gốc chính của sự gia tăng nhanh chóng của nguồn cung. Đường cung có xu hướng dịch chuyển xuống dưới (do chi phí sản xuất hạ) và sang bên phải (do người sản xuất sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mỗi mức giá).

*Giá cả các yếu tố đầu vào

Sự thay đổi của chi phí sản xuất cũng thường gắn với những biến động trong giá cả các yếu tốđầu vào. Khi giá máy móc, thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu… tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, chi phí sản xuất hàng hoá sẽ tăng lên và đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái. Ngược lại, khi các đầu vào của quá trình sản xuất trở nên rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ, đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.

Trong số các yếu tốđầu vào, xăng, dầu thuộc loại đầu vào được sử dụng phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế, giá xăng dầu biến động mạnh thường tác động đến chi phí sản xuất không chỉ của một ngành sản xuất riêng biệt mà của cả nền kinh tế. Hiện tượng chỉ số giá chung năm 2004 của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với mấy năm trước đó có một phần liên quan đến sự tăng giá đạt đến ngưỡng kỷ lục của dầu mỏ trên thị trường thế giới trong thời gian này.

*Giá cả các hàng hoá có liên quan

Ởđây muốn đề cập đến những hàng hoá có liên quan với hàng hoá mà ta đang phân tích về phương diện cung ứng hay sản xuất chứ không phải về phương diện nhu cầu hay tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, chúng là những hàng hoá cùng cạnh tranh nhau trong việc sử dụng một hay một số nguồn lực (đầu vào) cốđịnh. Trong trường hợp này, nếu người sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một loại hàng hoá thì cũng có nghĩa là anh ta (hay chị ta) sử dụng ít nguồn lực hơn cho việc chế tạo hàng hoá còn lại. Vì thế, khi giá cả các hàng hoá có liên quan tăng lên (hay giảm đi), theo quy luật cung, lượng cung về các hàng hoá này tăng lên. Các nguồn lực dành cho chúng cũng tăng lên. Hậu quả là phần nguồn lực còn lại dành cho việc sản xuất hàng hoá mà ta đang phân tích giảm và cung về nó sẽ giảm. Đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Ví dụ, trên một diện tích đất đai nhất định, người ta vừa trồng hoa, vừa trồng lúa. Khi nhu cầu về hoa tăng lên, giá cả của nó tăng theo. Những người nông dân sẽ thấy có lợi hơn nếu mở rộng diện tích trồng hoa. Cung về lúa gạo sẽ giảm xuống. Thứ hai, một hàng hoá có thể là sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất một loại hàng hoá khác. Ví dụ, da bò trong quan hệ với thịt bò. Trong trường hợp này, nếu giá một hàng hoá tăng lên (chẳng hạn, giá thịt bò tăng), lượng cung về nó (thịt bò) tăng (theo quy luật cung). Điều đó làm cho nguồn cung về hàng hoá liên quan (da bò) tăng lên, không phụ thuộc vào giá cả của nó (của da bò). Đường cung về hàng hoá này (da bò) sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

*Giá kỳ vọng

Những dự kiến hay kỳ vọng của mọi người về tương lai thường có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định hiện tại của họ. Khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó – đó là mức giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá. Chẳng hạn, khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rằng giá của nó sẽ tăng lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối “cầm chừng” trong hiện tại. Cung hiện tại về hàng hoá sẽ có xu hướng giảm hay đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên phía trên.

*Chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thểđiều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về hàng hoá sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hoá sẽ giảm.

Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách thuế của nhà nước. Khi nhà nước tăng thuếđánh vào một loại hàng hoá, chi phí toàn bộ của việc sản xuất hàng hoá tăng theo. Cung về hàng hoá trong trường hợp này sẽ giảm và đường cung về nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Khi được giảm thuế, chi phí chung để sản xuất hàng hoá hạ xuống. Cung về hàng hoá sẽ tăng. Đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

 Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất một loại hàng hoá được trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng và đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược lại, sẽ làm cung hàng hoá giảm và đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên.

Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản phẩm v.v… đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà nước càng mang tính chất khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra đểđáp ứng càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp càng tăng và cung về hàng hoá sẽ giảm. Trái lại, việc nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp. Lúc này, cung về hàng hoá sẽ tăng lên.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Các yếu tố được trình  bày ởcác mục 2.3.1 và 2.3.2  giải thích tại sao các đường  cầu và đường cung vềmột  loại hàng hoá lại dịch  chuyển. Còn chính sựdịch  chuyển này lại cho chúng ta  hiểu xu hướng thay đổi trong  mức giá và sản lượng cân  bằng trên thịtrường. Một  cách khái quát, có thểcó  những khả năng sau:

–  Nếu cung vềhàng hoá  không thay đổi, khi cầu hàng  hoá tăng (hoặc giảm), giá và  sản lượng cân bằng của hàng  hoá sẽtăng (hoặc giảm).

–  Nếu cầu vềhàng hoá  không thay đổi, khi cung  hàng hoá tăng (hoặc giảm),  giá cân bằng của hàng hoá sẽ giảm (hoặc tăng), còn sản  lượng cân bằng của nó sẽ tăng (hoặc giảm).

–  Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay đổi, theo cùng một  hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi cũng theo hướng trên: khi cầu và cung về hàng hoá tăng, sản lượng cân  bằng sẽtăng; ngược lại, khi cầu và cung về hàng hoá cùng giảm, sản  lượng cân bằng sẽgiảm. Vận động của cầu và cung trong những trường  hợp này không cung cấp cho chúng ta đủthông tin đểcó thểkết luận  chính xác vềchiều hướng thay đổi của giá cảhàng hoá. Chẳng hạn, nếu  cầu tăng tương đối mạnh so với cung, giá cả sẽ có xu hướng tăng, trong  khi nếu sự gia tăng về cung mạnh hơn hẳn so với sự gia tăng của cầu thì  giá cả sẽ có xu hướng giảm.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

–  Nếu cảcầu lẫn cung vềhàng hoá cùng thay đổi song theo những  hướng ngược chiều nhau (cầu tăng đi đôi với cung giảm, hoặc cầu giảm  đi đôi với cung tăng) thì giá cảcân bằng chắc chắn sẽthay đổi. Khi cầu  tăng kết hợp với cung giảm, giá cảhàng hoá sẽcó xu hướng tăng lên.  Ngược lại, khi cầu giảm đi liền với cung tăng, giá cả hàng hoá sẽcó xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không thể kết luận một cách chắc chắn vềxu hướng vận động của sản lượng cân  bằng. Mức sản lượng này có thểtăng, giảm hoặc không đổi tuỳtheo mức  thay đổi cụthểtrong cảcầu lẫn cung.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

3. Di chuyển dọc theo đường cầu (hoặc đường cung) và dịch chuyển đường cầu (hoặc đường cung)

            Trong phân tích cầu, cung, cần chú ý phân biệt sự di chuyển dọc theo một đường cầu hoặc đường cung với sự dịch chuyển của toàn bộđường cầu hoặc đường cung.

 Sự di chuyển dọc theo một đường cầu hoặc đường cung xảy ra khi có sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá mà người ta đang phân tích. Chẳng hạn, trên một đường cầu D1 xác định, khi mức giá là P1, lượng cầu là Q1. Điểm A trên đường cầu nói trên mô tả trạng thái này. Nếu vì một lý do nào đó mà mức giá của hàng hoá chúng ta đang phân tích hạ xuống thành P2 thì lượng cầu về hàng hoá sẽ tăng lên tương ứng thành Q2. Điểm B cũng trên đường cầu nói trên chính thể hiện trạng thái mới đó. Như vậy, sựdi chuyển từđiểm Ađến điểm B trên cùng một đường cầu là kết quả của việc mức giá hiện hành của hàng hoá thay đổi.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi

Sự dịch chuyển của đường cầu hoặc đường cung lại bắt nguồn không phải từ sự thay đổi trong mức giá hiện hành của hàng hoá mà ta đang phân tích mà từ sự thay đổi của các yếu tố khác có liên quan, vốn nằm đằng sau đường cầu hay đường cung. Chẳng hạn, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, toàn bộđường cầu về một loại hàng hoá thông thường sẽ dịch chuyển sang phải. Điều đó biểu thị rằng, tại mỗi mức giá có thể, lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng đều tăng lên. Trong trường hợp giá cả các yếu tốđầu vào dùng để sản xuất một loại hàng hoá tăng lên, đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái hoặc lên trên. Điều này khác với việc thay đổi giá hiện hành của chính hàng hoá đang được xem xét.

Trên thực tế, sự di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển của một đường khác trong hai đường cầu và cung thường diễn ra đồng thời. Ví dụ, do thu nhập của những người tiêu dùng tăng lên, đường cầu về một loại hàng hoá thông thường X sẽ dịch chuyển sang phải. Kết quả là giá cân bằng của hàng hoá X sẽ tăng lên. Cùng với sự kiện này, lượng cung về hàng hoá X cũng tăng lên. Ởđây, bắt nguồn từ việc thu nhập tăng, có một sự dịch chuyển của đường cầu về hàng hoá X đồng thời với sự di chuyển dọc theo đường cung của hàng hoá này.

Giá cân bằng tăng lượng cân bằng không đổi


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • gia can bang va luong can bang neu có sư thay doi tren thi truong
  • khi các yếu tố khác không đổi giá cả và sản lượng cân bằng của hàng tiêu dùng thay đổi như thế nào nếu thu nhập của người mua tăng
  • sự gia tăng của giá cân bằng
  • ,