Điểm khác biệt về tự nhiên của khu vực Trung á số với Tây Nam á trong phát triển kinh tế là

BÀI 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á

VÀ KHU VỰC TRUNG Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Tây Nam Á

- Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số:  313 triệu người.
- Lãnh thổ bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
            + Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
            + Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
             + Nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn

             + Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái -> những phần tử cực đoan gây mất ổn định khu vực.

2. Trung Á


- Diện tích: 5,6 triệu km2.
- Số dân: 61,3 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ,
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
         + Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
         + Khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới có thể trồng bông và cây công nghiệp.
         + Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
         + Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
         + Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
         + Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

* Điểm tương đồng, giống nhau của hai khu vực

- Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới -> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:
        + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
        + Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái.
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực.

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

=> Ý nghĩa: + Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Đoạ Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển đỏ.

                    + Là nơi có con đườnb tơ lụa chạy qua.

- Địa hình: Chủ yếu là núi và sơn nguyên.

- Khí hậu: Nóng và khô hạn.

- Sông ngòi: Kém phát triển ( chỉ có sông Ti-gro và Ơ-phrat )

- Cảnh quan: Hoang mạc và bán hoang mạc.

- Tài nguyên: Chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở vịnh Pex-xich.

- Hiện trạng: Do nghành công nghiệp phát triển hằng năm. Lượng dầu khai thác hơn 1 tủ so với sản lượng dầu trên thế giới ( chiếm 1/3 sản lương trên thế giới ) nên dẫn đến tình trạng tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

=> Giải pháp: + Cần có biện pháp khắc phục triệt để đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ một số tài nguyên có 

                         nguy cơ cạn kiệt.

                       + Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước. 

                       + Trồng rừng để ngăn chặn sa mạc hoá.

* Tìm hiểu các đặc điểm dân cư xã hội:

- Số dân: 313,3 triệu người (2005), gia tăng dân số tự nhiên, trình độ dân trí thấp. 

- Các tôn giáo lớn: Phần lớn cư dân trong khu vực theo đạo Hồi - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực.

- Nền văn minh, thành tựu: Lưỡng hà, Babylon, Assyria.

 + Lưỡng hà: là thung lũng nằm giữa hai con sông Ti-gro và Ơ-phrat. Nơi đây nổi triếng với vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp như trồng nho, ô-liu,... và nhiều sản vật nông nghiệp khác. 

 + Babylon: Đầu thế kỉ XIX trước công nguyên, quốc gia cổ đại babylon được hình thành. Lãnh thổ này nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu. 

~ Về kinh tế: Chủ yếu phát triển nông nghiệp nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng như thành tựu thuỷ lợi.

~ Về thủ công nghiệp: Làm gạch, luyện kim, đồ tranh sức, dệt may,...

~ Về xã hội: Bộ luật Hammorabi ra đời ( được khắc trên tấm đá bazan cao 2,25 mét) đã phân dã hội thành 3 tầng lớp: dân tự do, tiện dân và nô lệ.

~ Về chính trị: Các vua tự xem mình hiện thân của thần thánh. Chế độ độc đoán, chuyên chế, thần bí được duy trì trong nền văn minh cổ đại babyon.

~ Về nghệ thuật: Hội hoạ gắn chặt với kiến trúc. 

~ Vè kiến trúc: Vườn treo Babylon ( một trong bảy kì quan cổ đại )

+ Assyria: + Nghệ thuật điêu khắc đặc biệt phát triển dưới thời Assyria. Đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá Bò có cánh mặt người Lamassi hay những linh vật Shedu canh gác trước cổng cung điện nhà vua.

+ Đặc biệt, dưới đế chế Assyria, thiên văn học ngày càng phát triển và được truyền bá rộng rãi. Người Assyria đã biết chế tạo thấu kính và những quan niệm về vũ trụ được các nhà cổ sử khám phá và khẳnb định.

- Xã hội: + Tình trạng đói nghèo, bệnh tật còn diễn ra phổ biến. 

              + Bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. 

              + Các phần tử khủng bố, cực đoan của tôn giáo, giáo phái đang góp phần gây ra sự mất ổn định trong khu 

              + Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

- Nguyên nhân:+ Do tranh chấp quyền lợi đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

                         + Do khác biệt tư tưởng, định kiến tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. 

                         + Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm mục đích xấu. 

- Hậu quả:+ Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. 

                 + Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị trì trệ, chậm phát triển.

                 + Ảnh hưởng tới giá dầu nói riênn và nền kinh tế thế giới nói chung. 

                 + Gây ra sự bùng nổ nạn người di cư, nhập cư trái phép trên thế giới. 

- Giải pháp:+ Giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, bệnh tật.

                  + Kêu gọi viện trợ tài chính từ nước ngoài và từ các tổ chức viện trợ quốc tế. 

                  + Kiên quyết và cần có biện pháp chống lại những hành động phá rối, gây mất trật tự, các hoạt động khủng 

                  + Ổn định tình trạng xã hội và an ninh khu vực.

                  + Chọn người thực sự có tài có đức giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước.

                  + Hạn chế lạm phát tiêu cực trong xã hội.

                  + Nâng cao trình độ trí thức dân trí.