Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi của ai

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

nêu các biện pháp tu từ và hiệu quả của các biện pháp tu từ đấy

ẩn dụ : đẹp vô cùng- rừng cọ, đồng xanh, sông Lô, hò ô,...

Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,

với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi của ai

Ta đi giữa ban ngàyTrên đường cái, ung dung ta bước.Đường ta rộng thênh thang tám thướcĐường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái NguyênĐường qua Tây Bắc, đường lên Điện BiênĐường cách mạng, dài theo kháng chiến...Đến hôm nay đường xuôi về biểnMới tinh khôi màu đất đỏ tươiĐẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạtNắng chói sông Lô, hò ô tiếng hátChuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...Ai qua Phú ThọAi xuôi Trung HàAi về Hưng HoáAi xuống khu BaAi vào khu BốnĐường ta đó, tự do cuồn cuộnBốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!Sông Thao nao nức sóng dồiAi về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền.Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ!Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉBắp chân, đầu gối vẫn săn gân.Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trầnTháng Tám mùa thu xanh thắmMây nhởn nhơ bayHôm nay ngày đẹp lắm!Mây của ta, trời thắm của taNước Việt Nam Dân chủ cộng hoà!Đã tan tác những bóng thù hắc ámĐã sáng lại trời thu tháng TámTrên đường ta về lại Thủ đôCờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!Mẹ ơi, lau nước mắtLàng ta giặc chạy rồi!Tre làng ta lại mọcChuối vườn ta xanh chồiTrâu ta ra bãi ra đồiĐồng ta lại hát hơn mười năm xưa...Các em ơi, đã học chưa?Các anh dựng cho em trường mới nữa.Chúng nó chẳng còn mong dội lửaTrường của em đứng giữa đồi quangTiếng các em thánh thót quanh làng.Ai đi Nam BộTiền Giang, Hậu GiangAi vô thành phốHồ Chí MinhRực rỡ tên vàng.

Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp

Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc PhápNơi chôn rau cắt rốn của ta!Ai đi Nam - Ngãi, Bình Phú, Khánh HoàAi vô Phan Rang, Phan ThiếtAi lên Tây Nguyên, Kông Tum, Đắc LắcKhu Năm dằng dặc khúc ruột miền TrungAi về với quê hương ta tha thiếtSông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...Ai vô đó, với đồng bào, đồng chíNói với Nửa - Việt Nam yêu quýRằng: Nước ta là của chúng taNước Việt Nam dân chủ cộng hoà!Chúng ta, con một cha, nhà một nócThịt với xương, tim óc dính liền.

Dù ai nói ngả nói nghiêngLòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.Dù ai rào giậu ngăn sân

Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửaChúng nó chẳng còn mong được nữaChặn bàn chân một dân tộc anh hùng.Những bàn chân từ than bụi, lầy bùnĐã bước dưới mặt trời cách mạng.Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao - LạngLừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầuNhững bàn chân đã vùng dậy đạp đầuLũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,Rắn như thép, vững như đồng.Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệpCao như núi, dài như sôngChí ta lớn như biển Đông trước mặt!Ta đi tới, không thể gì chia cắtMục Nam Quan đến bãi Cà MauTrời ta chỉ một trên đầuBắc Nam liền một biểnLòng ta không giới tuyếnLòng ta chung một cụ HồLòng ta chung một Thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

8-1954

Trong hồi ký Nhớ lại một thời của Tố Hữu, có đoạn sau đây về bài thơ này:


Sau khi được gặp Bác (ngày 8-5-1954), tôi ra về, vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói: “… kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều”, bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lý “xả hơi” ngay trong Đảng ta. Khi tôi viết câu thơ “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) là ngắm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cũng chính nhận định quan trọng này của Bác đã thúc giục tôi viết tiếp bài Ta đi tới ngay trong tháng 8/1954, vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới (…) Đây có lẽ là bài được truyền bá rộng nhất cùng với bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Bài thơ cũng được truyền rất nhanh vào Nam nên khi các đoàn tập kết ra Bắc đều đã có trong tay (…) Nếu không có chiến công “lừng lẫy địa cầu” ấy và quyết tâm đi tới giải phóng hoàn toàn đất nước thì làm sao ra thơ được?
Nguồn:
1. Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 1962
2. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi của ai

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

" Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông lô hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca."

( Giúp mk vs đang cần gấp)

Các câu hỏi tương tự