Đánh giá phiên tòa rút kinh nghiệm dân sự

Ngày 22/02/2023, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sầm Sơn phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố Sầm Sơn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án dân sự sơ thẩm "Tranh chấp về hôn nhân gia đình" giữa nguyên đơn anh Lê Minh H, sinh năm 1987 và bị đơn chị Bùi Thị H, sinh năm 1990, cùng trú tại phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn. Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Kiểm sát viên trung cấp, Phó Viện trưởng trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa.

Đánh giá phiên tòa rút kinh nghiệm dân sự

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã thể hiện tác phong nghiêm túc, theo dõi đầy đủ diễn biến phiên tòa, chủ động tham gia hỏi đúng trọng tâm những vấn đề cần làm rõ nội dung vụ án để có căn cứ phát biểu quan điểm giải quyết vụ án phù hợp, đúng quy định pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết đầy đủ nội dung yêu cầu khởi kiện.

Sau khi kết thúc phiên tòa, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sầm Sơn đã phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố Sầm Sơn tổ chức họp rút kinh nghiệm, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế.

Nhận thấy việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm giúp cho Kiểm sát viên tích cực, chủ động hơn trong hoạt động công tác kiểm sát, đảm bảo tính chính xác, khách quan. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sầm Sơn sẽ tiếp tục lựa chọn những vụ án phù hợp để thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm trong thời gian tới./. Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kông Chro đã phối hợp với Tòa án nhân dân huyện tổ chức phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm, áp dụng số hóa hồ sơ trình bày bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa thông qua hình ảnh đối với vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình sơ thẩm giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Mười, sinh năm 1997 và bị đơn anh Huỳnh Hữu Toàn, sinh năm 1991, cùng cư trú tại tổ dân phố Plei Ktõh, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Đánh giá phiên tòa rút kinh nghiệm dân sự

Toàn cảnh phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hôn nhân gia đình

Đây là vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình, có tính chất điển hình, xảy ra phổ biến ở địa phương, có đầy đủ người tham gia tố tụng nên đảm bảo các tiêu chí để lựa chọn thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm. Kiểm sát viên khi được phân công đã thực hiện đúng các hướng dẫn tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm, tập trung nghiên cứu hồ sơ, báo cáo đề xuất quan điểm, giải quyết vụ án rõ ràng, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dự thảo bài phát biểu, đề cương xét hỏi đặt ra các tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa.

Đánh giá phiên tòa rút kinh nghiệm dân sự

KSV Nguyễn Thị Tường Vi phát biểu tại phiên tòa

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, của đương sự và những người tham gia phiên tòa. Với việc nghiên cứu chuẩn bị nội dung vụ án kĩ càng, Kiểm sát viên đã đặt ra những câu hỏi đi vào trọng tâm vụ án, góp phần giúp Hội đồng xét xử nhận định, đánh giá toàn diện được nội dung vụ án, từ đó đưa ra các luận cứ thuyết phục, căn cứ xác đáng để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. Kết quả Hội đồng xét xử thống nhất toàn bộ quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm sát. Sau khi kết thúc phiên tòa, đơn vị tổ chức họp đánh giá chất lượng của phiên tòa, đồng thời cùng trao đổi, nâng cao kĩ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, hôn nhân gia đình nhằm rút ra những kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình và kỹ năng của Kiểm sát viên trong ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa, tạo sự chuyên nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của đơn vị ngày càng trưởng thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./. Cùng với nâng cao năng lực trình độ, việc nêu cao ý thức trách nhiệm đối với mỗi Kiểm sát viên cũng hết sức quan trọng, những sai sót trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ án trước hết thuộc về trách nhiệm của Kiểm sát viên đã không làm tròn nhiệm vụ được giao. Thục tiễn chứng minh, nếu Kiểm sát viên có tinh thần trách nhiệm, thì mới tập trung sức lực, trí tuệ của mình vào công việc được giao và tìm biện pháp để thực hiện công việc đó đạt chất lượng với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phải ghi chép đầy đủ, bởi vì, việc ghi chép sẽ giúp cho Kiểm sát viên thâm nhập, suy nghĩ vụ án một cách sâu sắc và nắm chắc các chứng cứ, tình tiết của vụ án. Phương pháp này đòi hỏi, Kiểm sát viên phải có tinh thần chịu khó, cẩn thận và lòng đam mê nghề nghiệp.