Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

Mục 3

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội) ngày nay

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc

- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

ND chính

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874).

Loigiaihay.com

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

    Tóm tắt mục 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp

    Tóm tắt mục 2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

    Tóm tắt mục 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Lý thuyết Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

    Lý thuyết Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867

    - Thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy thống trị, vơ vét của cải. lúa gạo ở Nam Kì

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

    Kinh tế thời Lê Sơ.

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

    - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

SÁCH GIÁO KHOA

  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 12
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 12 Nâng cao
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 11
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 11 Nâng cao
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 10
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 10 Nâng cao
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 9
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Tài liệu Dạy - học Toán 9
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 8
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Tài liệu Dạy - học Toán 8
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 7
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Tài liệu Dạy - học Toán 7
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 6
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Tài liệu Dạy - học Toán 6
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 5
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 4
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 3
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 2
  • Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào
    Toán lớp 1
  • Answers ( )

    1. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

      ầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây nói chung, Pháp nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu đượcnhiều lợi nhuận và cuộc chạy đua giành giật thị trường,thuộc địa, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩymạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóclột đội ngũ nhân công rẻ mạt… Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

      – Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.

      * Nguyên nhân trực tiếp:Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nhadàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, bắn phá, mở đầu xâm lược Việt nam.

      2

      – Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc. Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh…

      – Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận …

      3

      * Hoàn cảnh: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị) tại đây ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
      – Mục đích: Kêu gọi văn thân , sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương.
      * Diễn biến: Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn:
      Giai đoạn 1: 1885- 1888 phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là Trung Kì và Bắc Kì.
      Giai đoạn 2: 1888- 1896: Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri. Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì, có quy mô và trình độ tổ chức cao

      4

      – Về địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng, có quy mô lớn lớn, được phân bố ở nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào.
      – Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín trong văn thân sĩ phu, tính thanh liêm, cương trực, thẳng thắn, có uy thế về tuổi trẻ, sáng tạo. Hai vị thủ lĩnh này lại có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa.
      – Lực lượng: Bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, được chia làm 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi thứ quân có từ 100 – 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Nghĩa quân còn biết chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.
      – Có trình độ tổ chức: Từ 1885 – 1889, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo. Từ 1889 – 1895 là thời kì nghĩa quân chiến đấu quyết liệt dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
      – Thời gian: nghĩa quân chiến đấu bền bỉ kéo dài 10 năm (từ năm 1885 đến năm 1895). Trong mười năm đó, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù, nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện cam go, gian khổ, chống lại cả thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn.
      – Trước sự phát triển của nghĩa quân, thực dân Pháp xây dựng một hệ thống đồn bốt nhằm bao vây nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc hành quân tấn công vào căn cứ chính Ngàn Trươi, làm cho lực lượng quân ta suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì một thời gian rồi mới tan rã.
      Như vậy, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX: kéo dài nhất, có quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, lập được nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

      5

      Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 – 03 – 1974):Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh)

      6

      * Giống nhau:

      – Đều là các cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.

      – Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân.

      – Được nhân dân ủng hộ.

      – Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp.

      – Kết quả: cuối cùng đều bị Pháp đàn áp, dập tắt.

      * Khác nhau:

      Nộidung

      PhongtràoCầnVương

      KhởinghĩaYênThế

      Thờigiantồntại

      1885-1895

      1884-1913

      Mụcđíchđấutranh

      Giúp vuacứunước

      Bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng

      Thànhphầnlãnhđạo

      Vănthân,sĩphuyêunước

      Thủlĩnhđịaphương xuất thân từ nông dân

      Lựclượngthamgia

      Văn thân, sĩ phu yêunước, nhân dân

      Nôngdân

      Địabànhoạtđộng

      Rộng khắp cả nước, tiêu biểu là Bắc và Trung kì

      Chủ yếu là Yên Thế (Phía Tây tỉnh Bắc Giang)

    2. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

      Mình chỉ giúp được câu 2 thôi nhé

      Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ diễn ra như thế nào

    Mục lục

    • 1 Bối cảnh
    • 2 Lực lượng
    • 3 Diễn biến
    • 4 Kết quả
    • 5 Chú thích
    • 6 Xem thêm
    • 7 Tham khảo

    Bối cảnhSửa đổi

    Để giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến Jean Dupuis, thiếu tướng hải quân, thống đốc Dupré từ Sài Gòn đã cử ra Bắc Kỳ một đoàn tàu công tác đặc nhiệm dưới quyền chỉ huy của Francis Garnier. Ngày 23 tháng 10 năm 1873, phái đoàn Garnier tới Cửa Cấm, rồi dùng ghe máy để đi tới Hải Dương, yêu cầu nhà chức trách ở đây cung cấp thuyền đi sông đế đoàn đi Hà Nội. Trên tuyến đường sông, Garnier gởi đến J.Dupuis một bức thơ báo cho ông ta chủ đích của mình.

    Jean Dupuis ngồi giữa với trang phục Mãn Thanh.

    Ngày 28 tháng 10 năm 1873, Dupuis sau khi nhận được thư của Garnier liền đáp lại là rằng ông ta và thuộc hạ cùng với các thuyền buôn xin đặt dưới quyền điều động của Garnier. Ngoài ra Dupuis còn vẽ sơ phát một bản đồ vùng đồng bằng Bắc Kỳ với nhiều đường sông có thể dùng để đi từ cửa biển vào Hà Nội. Tới ngày 3 tháng 11, Dupuis trên tàu Mang Hào cùng thuộc hạ đón gặp toán ghe thuyền của Garnier, rồi cùng đi về Hà Nội.

    Lên đến Hà Nội, đại úy Garnier vào thành ra gặp Nguyễn tri Phương, và đòi đem quân ra đóng ở trong thành. Phía Việt Nam nói mãi, Garnier mới chấp thuận ra đóng ở Tràng Thi. Rồi đại úy Garnier làm tờ cáo thị, cho dân biết, nói rằng: "Bản chức ra Bắc kỳ cốt để dẹp cho yên giặc giã, và để mở mang sự buôn bán".

    Gần nơi trú đóng và kho chứa hàng, cất giữ súng đạn của Dupuis xảy ra đám cháy. Dupuis báo cáo với Garnier là chức quyền Hà Nội ngầm cho người thiêu hủy những kho chứa hàng nầy. Garnier liền cho thủ hạ đi điều tra nhưng không tìm thấy chứng cớ gì để quy trách chức quyền Hà Nội về những đám cháy. Đồng thời Garnier cũng gửi thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương phải trả tự do ngay cho trưởng đồn canh đã mở cổng thành Hà Nội cho Garnier đi vào khi chưa có lệnh của cấp trên.

    Nguyễn Tri Phương không đáp ứng yêu cầu của F.Garnier và, theo lệnh của triều đình Huế, Nguyễn Tri Phương yêu cầu Garnier phải thi hành nhiệm vụ trục xuất đoàn người đi buôn Jean Dupuis còn vấn đề tự do thông thương buôn bán thì cần phải chờ kết quả của cuộc hội nghị giữa triều đình Huế và chính quyền Pháp ở Sài Gòn.

    Để làm áp lực, Garnier cho dàn quân trước thành, và cho Dupuis đưa thủ hạ đến bố trí trước một cửa thành khác. Ngày 9 tháng 11, F.Garnier cử tàu Mang Hào đi gọi tăng viện thêm quân hiện có mặt trên đoàn tàu chiến còn thả neo ngoài cửa Cấm. Nguyễn Tri Phương chịu trả tự do cho trưởng đồn canh nhưng Garnier lại gởi một tối hậu thư bắt buộc các chức quyền người An Nam phải để cho toàn miền Bắc Kỳ được tự do thông thương buôn bán. Dẫu quan Việt-nam có thuận hay không cũng mặc, đại úy Garnier cứ theo lệnh của Súy phủ mà thi hành. Mặt khác Garnier bàn bạc với Dupuis định ngày đánh thành và bắt ông Nguyễn Tri Phương giải vào Sài Gòn.

    LỊCH SỬ LỚP 11; Bài 20 - CHIẾN SỰ LAN RÔNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

    Đọc bài Lưu

    Chào các em học sinh!

    Âm mưu của Pháp là thôn tính cả nước VN. Vì vậy sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867), Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công xâm lược Bắc Kì. Quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì ra sao ? Nhân dân Bắc Kì, Trung Kì kháng chiến chống Pháp như thế nào? Những nội dung đó sẽ được làm rõ trong bài học này.

    Theo phân phối chương trình của Bộ GDĐT Thì bài 20 này các em sẽ học trong 2 tiết

    Bài 20 - CHIẾN SỰ LAN RÔNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA

    NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

    PHẦN A: MỤC TIÊU

    1. Về kiến thức: học bài này các em cần nắm được:

    - Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự VN từ 1873 - 1884.

    - Cuộc chiến đấu của ND Bắc và Trung Kì trong những năm1873-1874 và 1882-1884.

    - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

    2. Về thái độ:

    - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước.

    - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

    - Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

    PHẦN B: NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC SINH CẦN GHI VÀO TẬP ĐỂ HỌC

    Tiết 01:

    I. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và phong trào kháng chiến ở Bắc Kì những năm 1873-1874.( Phần I này trong sách giáo khoa gồm 3 tiểu mục, theo chương trình giảm tải của Bộ GDĐT thì mục 1 các em không học, mục 2 và 3 nhập lại thành mục I này).

    * Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

    - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp âm mưu xâm lược Bắc kì.

    - Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-Puy” gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc do Gác-ni-ê chỉ huy.

    - 20/11/1873, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, rồi chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

    * Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874

    - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.

    - Trong thành Nguyễn Tri Phương chỉ huy chiến đấu dũng cảm và hi sinh, Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.

    - Nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.

    - 21/12/1873, quân ta phục kích ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận -> TD Pháp hoang mang thương lượng với triều đình.

    - 1874, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

    Tiết 02:

    II. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì 1882 - 1884

    * Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

    - 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

    - 25/4/1882, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội.

    - 3/1883, Pháp chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

    * Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

    - Quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng nhưng thành mất, Hoàng Diệu hy sinh.

    - Nhân dân chiến đấu anh dũng, tiêu biểu là trận phục kích Cầu Giấy lần hai (19/5/1883) Ri-vi-e bị thiệt mạng, thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của dân ta.

    III. TD PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884

    1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

    (đọc thêm)

    2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 . Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng

    - Nghe tin Pháp tấn công Thuận An triều đình Huế xin vội đình chiến.

    - Lợi dụng sự suy yếu của triều đình, 25/8/1883, Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hác măng. Với Hiệp ước Hácmăng VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

    - 6/6/1884, Pháp đã kí với triều đình hiệp ước Patơnốt, chính thức đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước VN

    PHẦN C: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆP

    Câu 1. Nguyễn Tri Phương là người lãnh đạo quan quân triều đình chống

    A. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.

    B. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.

    C. Pháp mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương.

    D. Pháp mở rộng đánh chiếm công Nam Định.

    Câu 2. Trận Cầu Giấy lần nhất có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh ?

    A. Pháp hoang mang lo sợ.

    B. Pháp quyết tâm đánh chiếm Việt Nam.

    C. Tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

    D. Buộc Pháp phải rút quân khỏi Bắc Kì.

    Câu 3. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc chiến đấu của quan quân triều đình đã

    A. giành thắng lợi quyết định.

    B. nhanh chóng tan rã.

    C. cùng nhân dân phối hợp chiến đấu.

    D. chuyển sang bí mật chống Pháp.

    Câu 4. Những nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai?

    A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc.

    B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

    C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương.

    D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.

    Câu 5. Với hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

    A. ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

    B. ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

    C. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

    D. sáu tỉnh Bắc Kỳ là đất thuộc Pháp.

    Câu 6. Vụ Đuy-puy ở Bắc Kì đã dẫn đến sự kiện nào?

    A. Pháp cam kết không đưa quân ra Bắc Kì.

    B. Triều đình Huế đã giải quyết triệt để vụ Đuy- puy.

    C. Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy –puy tấn công ra Bắc.

    D. Nhà Thanh can thiệp vào việc giải quyết vụ Đuyu-puy.

    Câu 7. Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp?

    A. Triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi cuối cùng.

    B. Triều đình ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến, đàn áp khởi nghĩa nhân dân.

    C. Nhân dân không hạ vũ khí theo lệnh triều đình, tự động kháng chiến.

    D. Sĩ phu, văn thân yêu nước bất hợp tác với Pháp.

    Câu 8. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc lần thứ hai (1882)?

    A. Giải quyết vụ Đuy puy.

    B. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.

    C. Đem quân giúp đỡ cho Gác-ni-ê.

    D. Đàn áp phong trào của nhân dân.

    Câu 9. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào?

    A. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

    B. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân.

    C. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp.

    D. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình.

    Câu 10. Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Nam Kì là

    A. xứ bảo hộ của Pháp.

    B. vùng đất giao cho triều đình quản lí.

    C. xứ thuộc địa của Pháp.

    D. vùng đất vẫn giữ được độc lập.

    PHẦN D: DẶN DÒ

    Các em học bài và làm bài tập trắc nghiệp sau đó nộp lại cho thầy qua tin nhắn Zalo (hạn chót nộp bài thứ hai tuần sau 27/4).

    GV: NGUYỄN VĂN HẬU


    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
    Click để đánh giá bài viết