Củ từ để được bao lâu

Khoai từ hay còn được gọi là củ từ là một trong các loại củ phổ biến ở những vùng nông thôn Việt Nam. Ngoài vai trò là một trong những loại thực phẩm, chúng còn góp phần cung cấp dinh dưỡng và nhiều vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đến cách trồng khoai từ sao cho tiết kiệm công sức nhất mà vẫn đem lại năng suất cao thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé! Khuyến Nông TPHCM sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Đặc biệt chúng tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng của loại củ này đối với sức khỏe.

Show
Củ từ để được bao lâu
Khoai từ được trồng khá nhiều ở Việt Nam.

Khoai từ hay còn được gọi là củ từ. Chúng có tên khoa học là Dioscorea esculenta thuộc họ Củ nâu: Dioscoreaceae.

Chúng có thân quấn dạng leo và được trồng ở miền Nam là chủ yếu. Lá có dạng hình trái tim và nhọn ở phần đuôi. Gân lá mọc đối xứng qua gân chính. Cuống lá khá dài.

Toàn thân và lá khoai từ đều có màu xanh lục leo rậm rạp thành giàn.

Củ từ có dạng hình tròn và dài, kích thước không đều nhau. Xung quanh củ có nhiều rễ con. Vỏ củ có những đường ân ngang nên dễ bóc. Bên ngoài vỏ củ có màu nâu vàng, phần thịt củ có màu trắng hoặc hơi giòn, nhớt và nhiều bột. Khi nấu chín, khoai từ giòn và hơi bở.

Bạn có thể dùng củ từ để nấu canh, nướng hay luộc. Những củ già chứa nhiều bột hơn.

Củ từ để được bao lâu
Củ từ khi luộc sẽ có nhiều bột, vị ngọt, thơm ngon.

Để trồng củ từ đem lại năng suất cao, bạn hãy chuẩn bị và thực hiện việc gieo trồng như hướng dẫn sau:

Nếu có đất vườn để trồng thì càng tốt. Nhưng nếu không có bạn có thể trồng khoai từ trong những thùng xốp, chậu nhựa thông minh, khay chậu hay cả những bao xi măng đều được.

Dụng cụ trồng nên có lỗ thoát nước để không úng ngập cây. Đặc biệt độ sâu của chúng phải ít nhất 50cm để có không gian phát triển củ.

Bạn có thể trồng khoai từ trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất hãy trồng trên loại đất đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.

Trước khi trồng bạn nên chuẩn bị đất trước 10 – 15 ngày và bón phân hữu cơ, xơ dừa, vỏ trấu, than mùn,… Đặc biệt là bón vôi và phơi ải để diệt sạch mầm bệnh trong đất.

Để nhân giống khoai từ, người ta thường dùng củ. Bạn hãy chọn những củ già, khỏe, không sâu bệnh, không bị sứt mẻ và để nguyên củ đi trồng.

Việc trồng của từ rất đơn giản, bạn chỉ cần đào hốc sâu khoảng 5 – 6cm, đặt củ giống vào rồi lấp lên trên một lớp đất mỏng.

Mỗi củ cách nhau 30 – 40cm. Nếu trồng ra ngoài đất, bạn nên đánh hàng và mỗi hàng cách nhau 60cm.

Trồng xong, bạn phủ lên trên một lớp rơm rạ để giữ ẩm cho đất. Sau đó tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần để củ nhanh nảy mầm.

Củ từ để được bao lâu
Làm giàn leo cho cây sau khi trồng.

Quá trình chăm sóc loại khoai này rất đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý những yếu tố sau:

Tùy tình hình thời tiết mà bạn cung cấp lượng nước tưới phù hợp. Bạn không nên tưới nhiều nước, chỉ cần giữ đủ ẩm. Nếu trồng ngoài đất vườn, 15 – 20 ngày bạn mới tưới nước 1 lần.

Khi cây được 15 ngày tuổi, hãy dùng phân đạm, kali để bón cho cây bằng cách rải đều cách gốc 1 gang tay để cây không bị nóng hỏng gốc.

Mỗi tháng bạn bón phân cho khoai từ 1 lần bằng việc kết hợp việc bón phân đạm, lân, kali kết hợp với phân chuồng ủ hoai để cây đủ dinh dưỡng. Đồng thời, bạn nên vun xới gốc để giữ gốc cây. Đến khi cây được 4 tháng tuổi, lúc này cây đã có củ, bạn cần hạn chế tuyệt đối việc vun xới gốc để không làm ảnh hưởng đến bộ củ của cây.

Nếu cây có dấu hiệu kém phát triển, bạn hãy bón thêm phân kali và phân đạm để tiếp sức cho cây.

Khi cây đã lên cao, bạn hãy làm giàn để dây leo giàn. Cây có chiều cao 1m, bạn bắt đầu cho leo giàn là vừa.

Giàn khoai từ chỉ cần dùng những cọc cố định và bắt giàn xéo từ hàng này qua hàng kia một cách đơn giản.

Củ từ để được bao lâu
Khi cây được 1m, bạn tiến hành cho chúng leo giàn.

Sau 4 – 5 tháng trồng củ từ, bạn sẽ tiến hành thu hoạch. Thời điểm thu hoạch chuẩn là khi lá ở gốc cây chuyển màu vàng.

Trước khi thu hoạch 20 ngày, bạn ngừng tưới nước.

Thao tác nhổ củ khoai từ phải thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương củ. Thu hoạch xong bạn nên bảo quản củ từ nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản được lâu.

Nếu dùng sống (không qua chế biến) khoai từ sẽ có độc tính nhẹ. Nhưng khi dùng chín củ lại có vị ngọt, thơm ngon và không còn chứa độc tố. Đặc biêt, chúng còn đem lại những công dụng cho sức khỏe sau đây:

  • Giúp thanh nhiệt, giải độc;
  • Trị ho nhiệt, giải quyết chứng khô họng;
  • Giúp nhuận phổi, giảm ho;
  • Bồi bổ cho cơ quan thận;
  • Tăng cường cơ bắp;
  • Hỗ trợ thị lực;
  • Ngăn bệnh tim mạch, bảo vệ mạch máu;
  • Khoai từ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa tốt;

Tuy nhiên đây lại là một loại củ dễ làm giảm testosterone làm giảm khả năng sinh sản. Những người bị táo bón, ăn uống khó tiêu hay đang bị cảm lạnh thì không nên ăn khoai từ.

Củ từ để được bao lâu
Do nhiều công dụng nên người xưa gọi đây là củ thần tiên.

Như vậy, đến đây bạn đã hiểu hơn về loại củ này. Củ từ trồng khá dễ và mang lại giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Do vậy, nếu có điều kiện bạn hãy thử trồng chúng tại nhà để gia đình có cơ hội thưởng thức những củ siêu sạch tự tay trồng được nhé! Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, khỏe mạnh!

Bật bếp với lửa lớn, bạn cho khoảng 1 lít nước vào nồi cùng khoai từ, sau đó đậy nắp và để luộc khoảng 5 phút đến khi nước bắt đầu sôi lăn tăn.

Khi nước sôi, bạn cho 1/2 muỗng cà phê muối vào rồi hạ lửa vừa, đậy nắp và tiếp tục luộc khoai từ trong 20 phút đến khi khoai mềm, bở.

Mách nhỏ:

  • Để giúp khoai dậy vị hơn, bạn cho thêm 1 chút muối vào khoai khi luộc nhé!
  • Đổ xâm xấp nước vào rồi bắt đầu bật bếp để luộc khoai, vì củ khoai dày nếu không đủ nước sẽ khó chín, dễ bị sượng, còn nếu dư nước thì khoai sẽ bị nhạt.
  • Bạn không luộc khoai từ quá lâu làm khoai nhũn, ăn không còn bở, vì thế hãy thử kiểm tra khoai bằng cách xuyên 1 chiếc đũa và củ khoai trên cùng để xem khoai đã chín chưa nhé!

Khoai từ hay còn gọi là củ từ (tên Hán Việt: thổ noãn, thổ vu, danh pháp hai phần: Dioscorea esculenta), là một dạng khoai thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae khoai từ gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông).

Đang xem: Cách bảo quản củ khoai từ

Ở Việt Nam, loại có gai (var. spinosa) phân bố ở Phú Quốc, loại không gai (var. fasiculata) phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và nó còn là một vị thuốc với nhiều công dụng.

Cây thảo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai (ở một số thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà. Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên.

Lá đơn, mọc so le, nhọn hay có mũi, dài và rộng khoảng 8cm; gân 9-13; phiến lá mềm có lông mi hoặc có khi nhẵn, mép nguyên. Cụm hoa dạng bông mang những hoa đơn tính; cụm hoa đực dài đến 20cm, cụm hoa cái mang rất ít hoa.

Quả nang cong xuống, có cánh rộng đến 12mm; hạt cũng có cánh. Bộ phận dùng là củ.

Củ từ để được bao lâu

Phân bổ

Cây được trồng khắp nông thôn nước ta và nhiều nước nhiệt đới khác lấy củ ăn như Ấn Độ, Trung Quốc.Tuy nhiên, những vùng đồi gò, đất cao thường trồng nhiều hơn. Nó là những loại cây dễ trồng, dễ sống và có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều loại cây khác.

Do trồng trọt lâu đời mà người ta tạo được những giống không gai và không trồng bằng hạt nữa. Ta thường trồng 2 giống: giống có vỏ mỏng và dây hơi đỏ, củ ăn ngon và giống có vỏ dày, dây trắng.

Ở Phú Quốc có giống khoai từ có lông còn vùng Đông Nam Bộ có giống khoai từ nước.

Củ từ để được bao lâu

Chăm sóc

1. Nguồn giống:

Khoai từ có 2 giống

– Từ lông số 1: lá nhỏ, củ hình bầu dục, vỏ màu vàng sẫm, có lông. Thịt củ trắng ngà, thơm ngon. Mỗi khóm có khoảng 18 củ, nặng 1,2kg.

– Từ gai số 57: gốc thân có gai, lá to, củ hình trứng, vỏ màu nâu vàng. Mỗi khóm có khoảng 9 củ, nặng 1,3kg.Thời vụ trồng :

Trồng tháng 2-4 dương lịch khi bắt đầu có mưa (riêng vùng Tây Bắc có thể muộn hơn).

2. Cách trồng

+ Trồng từ trên đất tận dụng (trong vườn, nương đồi).

* Giống:

– Giống khoai từ (từ gai số 57): lấy nguyên củ cỡ quả trứng gà trở lên đem trồng.

* Đào hốc: Hốc đào trên đất tơi xốp, thoát nước, gần cây cao cho từ, vạc leo.

Kích thước hốc:

– Khoai vạc, rộng: 50x50cm.

sâu: 40-50cm.

– Khoai từ: hẹp và nông hơn.

* Trồng: Hốc bỏ đầy phân chuồng, rơm rác mục, tro bếp rồi phủ lớp đất bột mỏng, sau đó đặt mỗi hốc 2-3 miếng (củ) giống). Vùi sâu 7-8cm (khoai từ vùi 5-6cm). Trên phủ rơm rạ giữ ẩm.

3. Chăm sóc:

Làm sạch vỏ và vun gốc lấp kín củ. Sau khi trồng 2-3 tháng, nếu thấy cây kém phát triển thì bón thêm kali và đạm (1 thìa canh/hốc), rải đều xa gốc 1 gang tay.

Trồng thâm canh (khi có điều kiện đầu tư).

* Giống: khoai từ lông số 1 (miếng cắt và củ giống như trên). Lượng giống cho 1 sào: 800-1.000 miếng (củ) khoảng 35-40kg/sào.

* Làm đất: làm đất nhỏ, sạch cỏ, lên luống theo đường đồng mức.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Bảo Quản Cua Cà Mau Sống, Cua Đồng Và Cua Hoàng Đế Đơn Giản

* Trồng:

Đặt củ giống tránh tiếp xúc với phân. Mỗi hốc đặt 1-2 miếng (củ) giống. Sau khi trồng phủ mặt luống bằng rơm rạ hay ràng ràng.

* Lượng phân bón cho 1 sào:

Cách bón: có thể bón lót toàn bộ lượng phân hoặc toàn bộ phân chuồng + lân + một nửa kali và đạm. Số còn lại bón thúc sau trồng 2-3 tháng. Lân và phân chuồng bón giữa luống. Đạm và kali giữa các hốc rồi vun luống. Có thể dùng hoàn toàn phân chuồng và rác mục.

* Chăm sóc:

– Làm sạch cỏ.

– Cắm cọc hoặc làm giàn cao 50-100cm cho cây leo (cầu vồng hoặc giàn chéo).

– Tránh vun xới khi cây đã hình thành củ (4 tháng sau khi trồng).

4. Thu hoạch và bảo quản

* Thu hoạch vào tháng 9-11 khi lá ở gốc chuyển màu vàng, tia củ nâu sẫm. Đào tránh xây sát củ.

– Chọn củ giống mã đẹp, không bị sâu bệnh, buộc túm treo nơi khô mát hoặc để dưới gậm giường tới tháng 2-3 năm sau.

– Bảo quản củ để ăn trong vòng 1-2 tháng. Có thể lưu tại vườn hàng năm.

Củ từ để được bao lâu

– Chè nếp cẩm khoai từ

Củ từ để được bao lâu

– Canh nấm khoai từ

Củ từ để được bao lâu

Canh khoai từ nấu sườn non

Củ từ để được bao lâu

Để phòng trừ bệnh đốm lá có thể phun manep hoặc captan (2 gam + 10 lít nước). Mỗi lần phun cách nhau 10-15 ngày.

Chú ý: Nên trồng luân canh để tránh sâu bệnh.

Củ từ để được bao lâu

1. Phòng chống bệnh tim mạch

Trong những ngày giá rét, sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời tương đối lớn. Hơn nữa, trời trở lạnh là khoảng thời gian các bệnh về tim mạch có nguy cơ tái phát.

Khoai từ chứa nhiều protein niêm dịch, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Những chất này có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của chất béo trong thành mạch máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, chứng huyết áp thấp, đồng thời còn giúp tinh thần an ổn.Do đó, loại thực phẩm trên đặc biệt hữu ích trong mùa đông với những người có tiền sử bệnh tim và huyết áp.

2. Kiện tỳ, ích vị, hỗ trợ tiêu hóa

Nhiệt độ giảm kéo theo sự suy giảm về tốc độ vận động và cường độ trao đổi chất trong cơ thể con người. Hầu hết mọi người thường thích ăn lẩu trong mùa đông. Những thói quen này khiến cho các bệnh đường ruột có nguy cơ gia tăng.

Amylase và polyphenol oxidase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu và sở hữu công dụng tương tự những loại thuốc bổ tỳ vị.

Do đó, những người có tỳ dương suy yếu, dạ dày mắc chứng âm hư hoặc ăn ít, chán ăn, đi tả đều cần bổ sung các chất dinh dưỡng có trong khoai từ.

Bên cạnh đó, khoai từ cho vào nồi lẩu không chỉ có hương vị ngon miệng mà còn giúp bảo vệ đường ruột và hệ thống tiêu hóa trong những ngày giá rét.

3. Bổ phổi, khỏi ho

Họng và phổi là hai cơ quan đặc biệt nhạy cảm vào mùa đông.

Trong khi đó, khoai từ có chứa saponin và niêm dịch. Hai thành phần này có tác dụng làm dịu và nhuận họng, bổ phổi, tiêu đờm, trị các chứng ho khan, tiêu trừ một số loại bệnh về đường hô hấp.

4. Ích thận, dưỡng sinh

Một trong số những lợi ích của khoai từ là tác dụng bổ thận, cố tinh. Hơn nữa, ăn khoai từ không những giúp tiết kiệm mà còn thay thế hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nhưng cần lưu ý, không nên ăn khoai từ cùng chuối để tránh tiêu chảy.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Bánh Cupcake, Các Mẹo Làm Và Bảo Quản Để Bánh Ngon Hơn

5. Hạ đường huyết

Khoai từ chứa niêm dịch protein – hợp chất giữa protein và polysacc-harid. Do đó, loại củ này có tác dụng hạ đường huyết.Chế biến khoai từ thành các món ăn hằng ngày có thể ngăn chặn sự gia tăng và hấp thu đường trong máu, phòng chống bệnh tiểu đường.

See more articles in category: Cách bảo quản