Ngoại cảnh có quan hệ như thế nào tới quần xã

81 lượt xem

Show

3. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

- Em hãy lấy ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh với số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

- Quan sát hình 30.6. Hãy cho biết: hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

- Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Bài làm:

- VD: Loài ếch vào mùa mưa do thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, nhiều mưa nên số lượng cá thể tăng cao. Nhưng khi mùa khô, thời tiết nóng, độ ẩm thấp, ít mưa thì số lượng ếch giảm xuống.

- Hiện tượng khống chế sinh học là số lượng và sự phát triển của quần thể loài này phụ thuộc và sự số lượng và sự phát triển của quần thể loài khác trong 1 quần xã sinh vật.

+ Ý nghĩa: trong thực tế, các loài trong quần xã có mối quan hệ cạnh tranh với nhau sẽ tạo nên khống chế sinh học nhằm đảm bảo sự đáp ứng của môi trường với sinh vật.

+ Ứng dụng: loại trừ sâu bệnh trong trồng trọt như: Nuôi chim sâu để bảo vệ mùa màng, chim sâu sẽ khống chế sự phát triển của sâu ăn lá.

- Cân bằng sinh học là khi số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.

Cập nhật: 07/09/2021

Quần xã sinh vật và ngoại cảnh có quan hệ với nhau như thế nào? Khống chế sinh học là gì?

- Các quần thể không thể tồn tại một cách biệt lập với các quần thể khác mà chúng phải sống dựa vào nhau về nhiều phương diện : con mồi - vật dữ, kí sinh - vật chủ, cạnh tranh khác loài... Không những thế, chúng phải tồn tại trong môi trường với sự tác động của các nhân tố vô sinh. Vì vậy, ngoại cảnh và quần xã luôn có tác động qua lại với nhau. Đây là kết quả tổng hợp của các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể và mối quan hệ giữa các quần thể với nhau. - Ví dụ : + Gặp khí hậu thuận lợi, ấm áp, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển, số lượng sâu tăng khiến cho chim ăn sâu có điều kiện kiếm mồi và phát triển... nhưng khi chim sâu quá nhiều thì số lượng sâu bị tiêu diệt càng lớn và số lượng sẽ giảm. + Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di cư chống rét... - Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm gọi là khống chế sinh học. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Nhưng nhờ có khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn dao động quanh vị trí ổn định, phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Giả sử một quần xã có các sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.

Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.

Xem đáp án » 11/12/2021 1,968

Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể ? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể ?

- Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.

- Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú. Hà Nội.

- Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.

- Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.

- Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.

- Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.

- Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.

- Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.

Xem đáp án » 11/12/2021 1,504

Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể ?

Xem đáp án » 13/12/2021 1,502

Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây ?

Xem đáp án » 13/12/2021 1,263

Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau cho phù hợp.

.......... → Chuột → ..................

.......... → Gà → ................

...........→ Sâu hại cây → .................

............→ Nai → .................

Xem đáp án » 11/12/2021 975

Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ

Xem đáp án » 13/12/2021 922

Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể

Xem đáp án » 11/12/2021 666

Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể người ?

Xem đáp án » 13/12/2021 563

Trình bày mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã.

Xem đáp án » 11/12/2021 501

Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn "đồng cỏ" là gì ?

Xem đáp án » 11/12/2021 491

Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là gì ?

Xem đáp án » 11/12/2021 490

Hãy trình bày thành phần nhóm tuổi của quần thể người.

Xem đáp án » 11/12/2021 468

Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi.

Xem đáp án » 11/12/2021 433

Hãy nêu nhận xét về 3 dạng tháp dân số (ở Ấn Độ năm 1970 (a), Việt Nam năm 1989 (b) và Thuỵ Điển năm 1955 (c)) sau đây :

Ngoại cảnh có quan hệ như thế nào tới quần xã

Xem đáp án » 11/12/2021 390

Nêu ví dụ về một hệ sinh thái. Hãy cho biết, trong hệ sinh thái đó có những thành phần cơ bản nào.

Xem đáp án » 11/12/2021 376

Bài 49: Quần xã sinh vật – Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

+ Ví dụ : sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.

+ Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ầm cao, …), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sổ lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dần tới số lượng sâu lại giảm (hình 49.3).

Ngoại cảnh có quan hệ như thế nào tới quần xã

Quảng cáo

+ Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

+ Sinh vật qua quá trình biến đối dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.