Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu

(Last Updated On: 02/04/2022 by Lytuong.net)

Tìm hiểu về Lượng giá trị của hàng hóa và Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

1. Lượng giá trị của hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người…, nó có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình…, do đó để sản xuất ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc “ thời gian lao động xã hội cần thiết”. Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hóa. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.

Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt của hàng hóa.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới số lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét 3 yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.

Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (hàng hóa).

Năng suất lao động tăng lên có ý nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Tức là, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.

Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên.

Cường độ lao động

Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Đó chính là mức độ khẩn trương, nặng nhọc, hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng sức lao động hao phí cũng tăng lên, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động, thực chất chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.

Như vậy, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, tăng cường độ lao động là thường có giới hạn và hiệu quả thấp, còn tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với phát triển kinh tế và là nhân tố quan trọng nhất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

Như vậy, mấu chốt để hạ giá trị cá biệt của sản xuất hàng hóa là tăng năng suất lao động. Muốn vậy, phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, tăng cường kỹ năng, kỹ xảo, kỉ luật của người lao động, cải tiến tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất kinh doanh, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất .

Mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trãi qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình.

3. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa

W = c + (v + m)

– Giá trị cũ ký hiệu c bao gồm các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao  động cụ thể của người sản xuất chuyển hóa  giá trị vào sản phẩm.

– Giá trị mới ký hiệu v+m là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động  tất yếu(v) và lao động thặng dư (m)

– Cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.

TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

Nếu, xét về mặt chất, giá trị của Hàng hóa là do lao động hao phí của người sản xuất tạo ra, thì về mặt Lượng giá trị của hang hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hang hóa đó. Và lượng lao động tiêu hao ấy được đo bằng thời gian lao động ( như phút, giờ, ngày, tháng…) Tuy nhiên, có nhiều người cùng sản xuất 1 loại hang hóa như nhau, nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau, nên thời gian hao phí để sx ra hang hóa khác nhau.  Ví dụ:

Cùng sản xuất áo, nhưng có người mất 5h để làm ra cái áo, người khác lại mất 6h, nhưng có người chỉ mất 4 h do sự khác nhau về trình độ tay nghề, cách thức sản xuất, dây chuyền máy móc…


 

Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu
Sản xuất áo


Vậy, Nếu chỉ căn cứ vào thời gian lao động để quy ra giá trị hang hóa thì có vẻ không hợp lý vì, những người lười biếng, tay nghề kém mất nhiều thời gian hơn sẽ tạo ra lượng giá trị nhiều hơn sao? Cho nên, Người ta phải sử dụng đơn vị đo lường là thời gian lao động xã hội cần thiết để đo lường lượng giá trị của hàng hóa. Các bạn chú ý nhé: Thời gian lao động XÃ HỘI CẦN THIẾT.

Thời gian lao động xã hội cần thiết khác với thời gian lao động cá biệt, nó là thời gian cần để sản xuất một hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình, với trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình. Thường thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động các biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về thời gian lao động xã hội cần thiết ta làm một bài tập nhỏ sau:

Có 4 nhóm người sản xuất cùng làm ra một loại mũ thời trang. Nhóm I hao phí sản xuất cho 1 đon vị mũ là 3 giờ và làm được 100 đơn vị sản phẩm; tương tự, nhóm II là 5 giờ và 600 đơn vị sản phẩm; nhóm III là 6 giờ và 200 đơn vị sản phẩm; nhóm IV là 7 giờ và 100 đơn vị sản phẩm . Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa. 

Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu


Ta thấy rằng: Theo khái niệm trên, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hang hóa trong điều kiện sản xuất trung bình. Thời gian LDXH cần thiết được xác định bằng công thức: T/g lao động xã hội cần thiết = Tổng thời gian lao động cá biệt / tổng sản phẩm Do đó, thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất mũ ở trường hợp này là:

Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu
Từ ví dụ trên, việc xác định thời gian lao động xã hội cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sang tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó, sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.

 Trong ví dụ sản xuất mũ này, thì NHóm 1 và nhóm 2 có lợi thế cạnh tranh so với nhóm 3, nhóm 4; do thời gian hao phí lao động cá biệt của họ ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị mũ. Vấn đề tiếp theo, Cấu thành của Lượng giá trị như thế nào?

Bất kỳ một quá trình sản xuất đều cần các yếu tố cơ bản sau:

  • 1.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
  • 2.Máy móc, thiet bi, nha xuong
  • 3.Hao phí lao động của người công nhân.
  • Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu
    Sản xuất hàng hóa

Đây là các yếu tố cơ bản cấu thành nên lượng giá trị của hàng hóa.
Dưới góc độ Kinh tế chính trị, Mac xác định cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm:

  • Giá trị cũ : gồm nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, nhà xưởng… là những sản phẩm đã có hao phí lao động quá khứ rồi, trong quá trình sản xuất nó sẽ chuyển dần giá trị sang sản phẩm mới.
  • Giá trị mới là do lao động sống của người sản xuất tạo ra. Ký hiệu v + m

Việc phân chia lượng giá trị hàng hóa thành giá trị cũ và giá trị mới là cơ sở để sau này, Mác nghiên cứu tiếp nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư.

Bây giờ, chúng ta sang tiếp Phần 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị trị của hàng hóa

Lượng giá trị của HH được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Mác đã chỉ ra, 3 nhân tố sau:

Trở lại ví dụsản xuất mũ, nhóm 1 mất 3h để sản xuất 1 đơn vị mũ. Nhóm 2 mất 5h; nhóm 3 mất 6h, nhóm 4 mất 7h để sản xuất 1 đơn vị mũ. Ta có thể kết luận rằng, nhóm 1, nhóm 2 năng xuất lao động cao hơn nhóm 3, nhóm 4. “Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm”

Câu hỏi đặt ra: Khi tăng năng suất lao động, lượng giá trị hàng hóa sẽ như thế nào?

Câu trả lời ở đây là; Khi tăng năng suất lao động, tức là, trong khoảng thời gian không đổi, sẽ sản xuất được nhiều mũ hơn, hay nói cách khác, thời gian hao phí lao động cho 1 đơn vị mũ sẽ ít đi. Mà khi thời gian hao phí lao động ít đi có nghĩa là giá trị của 1 đơn vị mũ sẽ giảm. Liên hệ thực tế, các bạn thấy , các hàng hóa thông thường càng ngày càng có xu hướng giảm giá là do, quy trình sản xuất được cải thiện, máy móc hiện đại hơn, năng suất lao động ngày càng được cải thiện. Tôi nhớ là , trước kia , đầu những năm 2000, giá của 1 chiếc xe máy có thể lên đến 40 triệu đồng. Nhưng bây giờ, với 20 – 30 triệu có thể mua được một chiếc xe máy tương tự, thậm chí là có phần hiện đại hơn (gồm kim xăng điện tử, khóa chống trộm ….). Khi khoa học công nghệ phát triển, năng suất lao động tăng, thì việc sản xuất xe máy sẽ nhanh hơn, thời gian hao phí lao động xã hội cho 1 chiếc xe sẽ ít đi đồng nghĩa với việc lượng giá trị của chiếc xe sẽ giảm, và giá cả của xe máy sẽ giảm. Vậy, khi năng suất lao động tang lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. NHư vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động các bạn nhé.

Năng suất lao động, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: trình độ khéo léo của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ, trình độ quản lý, và các điều kiện tự nhiên …

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa là Cường độ lao động.

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động trong sản xuất hàng hóa. Cường độ lao động tang lên là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tang lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.
Vậy các bạn thử suy nghĩ xem, Khi tăng cường độ lao động thì lượng giá trị hàng hóa như thế nào đây? Giả sử Cường độ lao động tăng lên chẳng hạn như kéo dài thời gian lao động (trước ngày làm 8h nay, tăng lên 10h, thậm chí 12 h), thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tang lên theo tỷ lệ tương ứng và sức hao phí lao động cũng tang lên tương ứng như vậy. Lượng Giá trị của 1 đơn vị hàng hóa sẽ không thay đổi các bạn nhé.           Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Năng suất lao động, cường độ lao động với lượng giá trị của hàng hóa, ta làm 1 bài tập đơn giản sau: Ở 1 nhà máy dệt, trong 8 giờ sản xuất được 16 chiếc áo có tổng giá trị là 80 đô-la. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu: a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần Ta giải như sau: Câu a. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên 2 lần= 16sp x 2=32sp Do lượng lao động hao phí làm ra 32 sản phẩm vẫn là 8 giờ, nên lượng giá trị của chúng vẫn là 80 đô-la, do đó giá trị của 1 sản phẩm sẽ giảm xuống 2 lần = 80 đô-la :32= 2,5 đô-la. Câu b. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên tương ứng 1,5 lần =16sp x 1,5=24sp Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần tức sự hao phí hoạt động trong khoảng thời gian đó tăng lên 1,5 lần, do đó trong thời gian đó tạo ra lượng giá trị lớn hơn 1,5 lần=80 đô-la x 1,5 =120 đô-la. Như vậy giá trị của 1 sản phẩm không đổi =120/24=5 đô-la. Các bạn lưu ý là: Lượng giá trị, giá trị sản phẩm hiểu như thế nào trong ngữ cảnh này là do kinh tế Mac-Lenin quyết định chứ không phải là thuật ngữ khoa học thế giới đang dùng.  Các bạn thử suy nghĩ câu hỏi sau: So sánh tang năng suất lao động và tang cường độ lao động giống và khác nhau như thế nào? Các bạn hãy comment ở phần bình luận để chúng ta cùng trao đổi thêm nhé. Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.

Lao động của người sản xuất hàng hóa có trình độ thành thạo khác nhau, được chia  thành hai loại: lao động giản đơn và lao động phức tạp.

  • Lao động giản đơn là lao động mọi người đều có thể làm được. không phải qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Ví du: tạp vụ, bán hàng nhỏ, phát tờ rơi…
  • Lao động phức tạp hay lao động lành nghề là lao động muốn thực hiện được đòi hỏi phải qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn. Ví dụ: Luật sư, bác sỹ, kỹ sư điện.
  • Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Mác viết: Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa là do thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
  • Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu

Tóm lại, qua bài viết này, chúng ta chốt các nội dung cơ bản sau:

  1. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
  2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa gồm:
  • Năng suất lao động
  • Cường độ lao động
  • Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công thức xác định lượng giá trị theo cơ cấu