Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam

Các đại biểu tham dự buổi hội thảo trực tuyến.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 04/02/2021; nhằm tiếp tục tăng cường đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, thảo luận các khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ, Hội thảo chuyên đề đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến, từ 8:30 ngày 13/01/2021 (giờ Việt Nam), với sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia của Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó:

Về phía Việt Nam, có đại diện của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; một số chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;

Về phía Hoa Kỳ, có đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia (NASA), Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), Cục quản lý hàng không liên bang (FAA).

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã nghe các chuyên gia của Hoa Kỳ giới thiệu về:

1. Hiệp định Artemis (Artemis Accords) là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ tham gia Chương trình Artemis - một nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024, với mục tiêu cuối cùng là mở rộng khám phá không gian. Được soạn thảo bởi NASA và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hiệp định thiết lập một khuôn khổ hợp tác trong việc thăm dò dân sự và sử dụng vì mục đích hòa bình Mặt trăng, sao Hỏa và các vật thể thiên văn khác.

2. Khung ưu tiên vũ trụ (Space Priorities Framework) được giới thiệu lần đầu tiên tại Phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ do Phó Tổng thống Kamala Harris chủ trì, cung cấp góc nhìn tổng quan về cách thức chính quyền của Tổng thống Joe Biden xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển và thực hiện chính sách và chiến lược không gian của Hoa Kỳ trong tương lai.

Tiếp theo phần trình bày của phía Hoa Kỳ, các đại biểu tham dự Hội thảo đã chia sẻ một số nhận xét, thảo luận về các cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách, cũng như thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ.

  • Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam
  • Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014 với chủ đề: “Tuổi trẻ sáng tạo – Tự hào Điện Biên”
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

VIỆN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ

Năm 2006, tại Quyết định số 137/2006/QÐ - TTg (ngày 14-6), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020" phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược xác định mục tiêu cơ bản là: Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa. Ðào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNVT ở Việt Nam. Nâng cấp hạ tầng cơ sở ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai, đáp ứng nhu cầu khai thác  dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần ảnh vệ tinh của nước ngoài. Nhằm đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng CNVT . . . Xem Chi Tiết

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam

GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu (1938-2022) là một nhân vật tiêu biểu với những đóng góp nổi bật cho sự đổi mới, phát triển của nền khoa học cách mạng Việt Nam.

Xem Chi Tiết

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam

Ngày 21/1/2022, tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm), GS. VS. Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm đã trao tặng ông Jean-Michel Caldagues, nguyên Tổng giám đốc Airbus Việt Nam Kỷ niệm chương của Viện Hàn lâm nhằm...

Xem Chi Tiết

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Việt Nam

Ngày 10/12/2021, Viện Công nghệ vũ trụ (Viện CNVT) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Hội thảo Quốc gia về Khoa học và Công nghệ...

Xem Chi Tiết

Thông báo công văn số 484/VHL-KHTC ngày 16/3/2022 của Viện Hàn lâm KHCNVN về việc đăng ký đề tài KHCN thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên và đề tài KHCN độc lập dành cho cán bộ trẻ bắt đầu thực hiện năm 2023 tại Viện Hàn lâm KHCNVN.

Ngày 14/11/2018, tại Viện Công nghệ Vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng thực hiện đề tài VT-CN.02/18-20 “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) đưa thiết bị khoa học thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020 bắt đầu thực hiện năm 2018.

Xem Chi Tiết