Chi phí nền là gì

Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong Phương pháp định giá bán sản xuất hàng loạt, thì DN cần phải tính toán giá thành của sản phẩm sao cho: + Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lí. + Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn cho việc đầu tư và sản xuất sản phẩm

Trên đây chính là yêu cầu cơ bản nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Để định giá cho sản phẩm sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phân tích giá thành hai bộ phận:
- Chi phí nền: Đảm bảo một mức giá bù đắp chi phí cơ bản.
- Chi phí tăng thêm: Để bù đắp cho chi phí khác và tạo lợi nhuận.

Mục tiêu định giá - Ảnh Minh Họa


Giá bán sản phẩm = Chi phí nền sản phẩm + Chi phí tăng thêm Hoặc:

Giá bán = Chi phí sản xuất + (Chi phí sản xuất×Tỷ lệ phần số tiền cộng thêm)

Giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm, do vậy nó thường ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu nhà quản trị đưa ra giá bán thấp quá có thể thị trường hiểu nhầm chất lượng sản phẩm kém, giá bán cao thì phải xem xét uy tín của thương hiệu, cũng như mức độ ưa chuộng của khách hàng đối với các loại sản phẩm cùng loại, nếu không thì người tiêu dùng không chấp nhận.Như vậy đưa ra giá bán phải thận trọng vừa phù hợp với mức thu nhập của khách hàng vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí nền và chi phí tăng thêm của sản phẩm phụ thuộc vào từng phương pháp định giá cụ thể sau:

a) Định giá theo phương pháp chi phí trực tiếp:

 Theo phương pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ biến phí sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. 

Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp định phí: định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tư theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền.

Chi phí tăng thêm = Chi phí nền * Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền


Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + Định phí

*100%

Sản lượng sản phẩm * Biến phí đơn vị


Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

(Vốn đầu tư * Tỷ lệ % hoàn vốn)+ Định phí

*100%

Sản lượng sản phẩm * Biến phí đơn vị

Bài Toán

Công ty FPT chuyên sản xuất chíp điện tử máy tính phục vụ cho quá trình lắp ráp hàng loạt máy tính tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của công ty là 2,2 tỷ đồng cho việc sản xuất mỗi năm với sản lượng 20.000 sản phẩm chíp điện tử. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 20% mỗi năm. Tổng định phí sản xuất chung 360 triệu đồng, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu đồng.

Kế toán quản trị xây dựng các chỉ tiêu về định mức chi phí như sau: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 20.000 đồng o Chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 8.000 đồng o Chi phí sản xuất chung cho đơn vị sản phẩm: 28.000 đồng (trong đó định phí sản xuất là 18.000 đồng) o Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 4.000 đồng

o Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 2.000 đồng

Yêu cầu: Hãy định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí trực tiếp và phương pháp toàn bộ?

Bài Giãi

a) Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm được tính như sau: Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 10.000 + 4.000 = 42.000

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

2.200.000.000 * 20 %  + (360.000.000 +40.000.000)

*100%

42000* 20000


⇒ Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = 100%

Chi phí tăng thêm = 42.000 * 100% = 42.000

Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 42.000 + 42.000 = 84.000 đồng

b) Định giá theo phương pháp chi phí toàn bộ 
Theo phương pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ chi phí để sản xuất ra sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tư theo mong muốn của các nhà quản trị.Chi phí tăng thêm được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền.

Chi phí tăng thêm = Chi phí nền * Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Mức hoàn vốn đầu tư

 mong muốn

+

Chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp

Sản lượng sản phẩm * Chi phí sản xuất đơn vị

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Vốn đầu tư * Tỷ lệ %

hoàn vốn

+

Chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp

Sản lượng sản phẩm * Chi phí sản xuất đơn vị


Trở lại bài toán:

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm được tính như sau:
Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 28.000 = 56.000

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

[(2200000000*20%)

+

(6000*20000)]*100%

(56000*20000)

⇒ Tỷ lệ % tăng thêm = 50%

Chi phí tăng thêm = 56.000 * 50% = 28.000

Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 56.000 + 28.000 = 84.000 đồng

Công thức kế toán quản trị được kế toán Việt Hưng tổng hợp lại thành tài liệu học tập. Giúp các bạn sinh viên dễ dàng tìm kiếm công thức, vận dụng vào các bài tập. 

Tổng hợp công thức kế toán quản trị

Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán. Nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.

1. Công thức các loại kế toán chi phí

a. Chi phí khác biệt (Chi phí chênh lệch) 

VD: DN đang cân nhắc giữa 2 phương án: bán hàng đại lý hay bán hàng tại doanh nghiệp. Giả định doanh thu của 2 phương án này là như nhau. Khi đó ta sẽ xem xét chi phí khác biệt của 2 phương án.

– Chi phí khấu hao là chi phí khác biệt ( đại lý không có khấu hao, doanh nghiệp có khấu hao ).

– Chi phí hoa hồng ( lựa chọn phương thức bán hàng đại lý thì doanh nghiệp sẽ có chi phí hoa hồng trả cho đại lý còn bán hàng tại DN thì chi phí hoa hồng = 0 ).
– ……

Mô hình như sau:

b. Chi phí chìm

VD: Chi phí R & D dự án trước khi tìm nhà đầu tư.

– Nếu dự án thành công => Chi phí R & D đưa vào chi phí của dự án.

– Nếu dự án không thành công => Chi phí R & D là chi phí chìm, doanh nghiệp không được đưa vào chi phí của dự án mà phải tự mình gánh lấy.

c. Chi phí cơ hội 

d. Chi phí hỗn hợp (MC): bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí 

VD: Chi phí điện là chi phí hỗn hợp 

– Điện dùng cho sản xuất => biến phí

– Điện phục vụ cho an ninh, quản lý => định phí

Chú ý: Có những chi phí mà tùy theo trường hợp mà nó là VC, FC, hoặc MC

– Chi phí điện thoại trả trước => biến phí

– Chi phí điện thoại trả sau hoặc cố định => chi phí hỗn hợp. Đối với chi phí điện thoại cố định thì trong 27.000 đồng tiền thuê bao được phép gọi tối đa bao nhiêu cuộc gọi ( nếu gọi ít hơn số cuộc gọi tối đa thì vẫn đóng tiền 27.000 đồng ) còn nếu gọi quá số cuộc gọi cho phép thì phải đóng tiền cho số cuộc gọi vượt trên 1 đơn giá.

– Chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng định phí

– Chi phí khấu hao theo số lượng sản phẩm biến phí, bởi vì:

– Quảng cáo làm theo kiểu tức thời định phí không bắt buộc

– Chi phí quảng cáo trong hợp đồng dài hạn định phí bắt buộc

→ Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nhằm:

– Phục vụ cho việc ra quyết định, lập kế hoạch và dự toán ngân sách

– Đánh giá cơ hội rủi ro hoạt động kinh doanh và kiểm soát chi phí

Chú ý: đường Y = b không thể kéo dài đến vô cùng, bởi vì quy mô của công ty, công suất hoạt động của máy móc thiết bị sẽ làm thay đổi FC.

2. Xác định công thức tính chi phí

a. Phương pháp điểm cao – điểm thấp

Đặt y = ax + b ( x: mức độ hoạt động, y: chi phí )

– Tại điểm cao nhất : a. x max + b = y max

– Tại điểm thấp nhất : a. x min + b = y min

=> Giải hệ phương trình trên tìm được a ( biến phí đơn vị ) và b ( định phí )

b. Phương pháp bình phương tối thiểu

Đặt y = ax + b (x: mức độ hoạt động, y: chi phí, n: số lần xuất hiện của mức độ hoạt động)

=> Giải hệ phương trình trên tìm được a (biến phí đơn vị) và b (định phí)

3. Lập phương trình chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm 

Gọi Y : chi phí đơn vị sản phẩm

       a: biến phí đơn vị sản phẩm (a = TVC / Công suất tối đa)

       X : sản lượng

=> Phương trình chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là Y = a + TFC / X 

=> Phương trình tổng chi phí sản xuất Y = a * X + TFC

Báo cáo thu nhập theo chức năng hoạt động của chi phí hoặc Báo cáo kiểu truyền thống (kế toán tài chính)

Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (ứng xử của chi phí)
hoặc Báo cáo kiểu trực tiếp

Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Doanh thu

Tỷ lệ số dư đảm phí  = ( Doanh thu – Biến phí ) / Doanh thu

Tỷ lệ số dư đảm phí  = ( Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị ) / Giá bán đơn vị

4. Ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí để phân tích kịch bản

Trong đó :

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0

Lợi nhuận thuần mới = Lợi nhuận thuần trước khi thay đổi + ∆ Lợi nhuận thuần

5. Phương pháp xác định điểm hòa vốn

Phương pháp đại số

Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = TR – TC = 0 => P * Q – ( TFC + V * Q ) =0

– Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / ( P – V )

– Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV 

– Thời gian hòa vốn = QHV / Qdự kiến

Phương pháp số dư đảm phí

Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = Doanh thu – Biến phí – Định phí = 0

– Số dư đảm phí = Định phí => (P – Biến phí đơn vị) * Q = Định phí

–  Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / (P – V) = TFC / Số dư đảm phí đơn vị

–  Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV = TFC / Tỷ lệ số dư đảm phí

6. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với cơ cấu chi phí

Ý nghĩa: Khi sản lượng vượt sản lượng hòa vốn, sản lượng hay doanh thu tăng ( giảm ) 1% thì lợi nhuận tăng ( giảm ) theo DOL % với điều kiện P, V, TFC không đổi.

7. Phân tích biến động chi phí sản xuất

7.1 Phân tích biến động chi phí NVL trực tiếp

Xác định chỉ tiêu phân tích:

  • C0 = Q1*m0*G0
  • C1 = Q1*m1*G1
  • C0 : Chi phí NVL trực tiếp định mức
  • C1 : Chi phí NVL trực tiếp thực tế
  • Q1 : Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • m : Lượng NVL trực tiếp định mức sản xuất 1 sp
  • m : Lượng NVL trực tiếp thực tế sản xuất 1 sp
  • G0 : Giá mua định mức 1 đơn vị NVL trực tiếp
  • G1 : Giá mua thực tế 1 đơn vị NVL trực tiếp

Xác định đối tượng phân tích – Biến động chi phí (∆C)

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C > 0: bất lợi
  • ∆C <= 0: thuận lợi

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

  Lượng NVL trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Cm):

Cố định nhân tố giá mua NVL trực tiếp theo trị số định mức

  • ∆Cm = Q1*m1*G0 – Q1*m0*G0
  • ∆Cm > 0: bất lợi
  • ∆Cm <= 0: thuận lợi

Giá mua NVL trực tiếp – biến động giá ((∆CG)

Cố định nhân tố lượng NVL trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế

  • ∆CG = Q1*m1*G1 – Q1*m1*G0
  • ∆CG > 0: bất lợi
  • ∆CG <= 0: thuận lợi

7.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Xác định chỉ tiêu phân tích

  • C0 = Q1*t0*G0
  • C1 = Q1*t1*G1
  • C0 : CP nhân công trực tiếp định mức
  • C1 : CP nhân công trực tiếp thực tế
  • Q1 : Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0 : Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức sx 1 sp
  • t1 : Lượng thời gian lao động trực tiếp thực tế sx 1 sp
  • G0 : Giá định mức 1 giờ lao động trực tiếp
  • G1 : Giá thực tế 1 giờ lao động trực tiếp

Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C)

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Ct)

Cố định nhân tố đơn giá lao động trực tiếp theo trị số định mức

  • ∆Ct = Q1*t1*G0 – Q1*t0*G0
  • ∆Ct ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Ct > 0: bất lợi

Giá thời gian lao động trực tiếp – biến động giá (∆CG)

Cố định nhân tố lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế

  • ∆CG = Q1*t1*G1 – Q1*t1*G0
  • ∆CG ≤ 0: thuận lợi
  • ∆CG > 0: bất lợi 

7.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Phân tích biến động biến phí sản xuất chung :

Xác định chỉ tiêu phân tích :

  • C0 = Q1*t0*b0
  • C1 = Q1*t1*b1
  • C0 : Biến phí sản xuất chung định mức
  • C1 : Biến phí sản xuất chung thực tế
  • Q1 : Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0 : Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
  • t1 : Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
  • b0 : Biến phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
  • b1 : Biến phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất

Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C)

  • ∆C = C1 – C0
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Lượng thời gian máy sản xuất tiêu hao – biến động năng suất (∆Ct)

Cố định nhân tố chi phí sản xuất chung đơn vị theo trị số định mức

  • ∆Ct = Q1*t1*b0 – Q1*t0*b0
  • ∆Ct ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Ct > 0: bất lợi

Giá mua và lượng vật dụng, dịch vụ – biến động chi phí (∆Cb)

Cố định nhân tố lượng thời gian chạy máy sản xuất theo trị số thực tế

  • ∆Cb = Q1*t1*b1 – Q1*t1*b0
  • ∆Cb ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cb > 0: bất lợi

Phân tích biến động định phí sản xuất chung :

Xác định chỉ tiêu phân tích

  • C0 = Q1*t00
  • C1 = Q1*t11
  • C0 : Định phí sản xuất chung định mức
  • C1 : Định phí sản xuất chung thực tế
  • Q1 : Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
  • t0 : Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
  • t1 : Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
  • đ0 : Định phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
  • đ1 : Định phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố :

Lượng sản phẩm sản xuất – biến động lượng (∆Cq)

  • ∆Cq =  – (Q1*t00 – Q0*t00)
  • ∆Cq ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cq > 0: bất lợi

Giá mua vật dụng, dịch vụ – biến động dự toán (∆Cd)

  • ∆Cd = Q1*t11 – Q0*t00
  • ∆Cd ≤ 0: thuận lợi
  • ∆Cd > 0: bất lợi

Xác định tổng biến động

  • ∆C = ∆Cq + ∆Cd
  • ∆C ≤ 0: thuận lợi
  • ∆C > 0: bất lợi

8. Đánh giá trách nhiệm quản lý

8.1 Báo cáo KQHĐKD theo số dư đảm phí (chi tiết lãi vay)

Chỉ tiêu Số tiền
Tổng số sản phẩm Đơn vị sản phẩm
Doanh thu (1)    
Biến phí (2)    
Số dư đảm phí (3) = (1) – (2)    
Định phí SX, BH, QL (4)    
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (ebit) (5) = (3) – (4)    
Lãi tiền vay (6)    
Lợi nhuận trước thuế (7) = (6) – (5)    

8.2 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = Lợi nhuận trước thuế và lãi tiền vay x 100%
Doanh thu
Số vòng quay tài sản = Doanh thu
Tài sản hoạt động bình quân

Tài sản hđ bình quân  =  (Tài sản hđ đầu năm + Tài sản hđ cuối năm)/ 2

Tỷ lệ hoàn vốn đt = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x Doanh thu x 100%
Doanh thu Tài sản hđ bình quân

8.3 Lợi nhuận còn lại (RI)

RI = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay    Mức hoàn vốn tối thiểu

Mức hoàn vốn tối thiểu = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu   x   Tài sản hoạt động bình quân

8.4 Giá chuyển giao

Giá chuyển giao một sp = Biến phí 1 sp + Số dư đảm phí 1sp bị thiệt

8.5. Báo cáo bộ phận

Chỉ tiêu Công ty Bộ phận
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Doanh thu (1)      
Biến phí (2)      
Số dư đảm phí (3) = (1 ) – (2)      
Định phí bộ phận kiểm soát được (4)      
Số dư bộ phận kiểm soát được (5) = (3) – (4)      
Định phí bộ phận không kiểm soát được (6)      
Số dư bộ phận (7) = (5) – (6)      
Định phí chung (8)      
Lợi nhuận (9) = (7) – (8)      

9. Quyết định giá bán sản phẩm

9.1 Xác định giá bán hàng loạt

Giá bán = Chi phí nền  + Số tiền tăng thêm

Chi phí nền = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC

Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền

Tỷ lệ số tiền tăng thêm = CP bán hàng + CPQLDN + Mức hoàn vốn mong muốn x 100%
Tổng chi phí nền

Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)  * Tài sản hoạt động bình quân

Phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm

  Số tiền
Chi phí nền  
Chi phí NVLTT  
Chi phí NCTT  
Chi phí SXC  
Cộng chi phí nền  
Số tiền tăng thêm  
Giá bán  
  • Phương pháp trực tiếp (đảm phí)

Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm

Chi phí nền = Biến phí sx + Biến phí BH + Biến phí QLDN

Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền

Tỷ lệ số tiền tăng thêm = Định phí SX, BH, QLDN + Mức hoàn vốn mong muốn x 100%
Tổng chi phí nền

Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)  * Tài sản hoạt động bình quân

Phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm: 

  Số tiền
Chi phí nền  
Biến phí NVLTT  
Biến phí NCTT  
Biến phí SXC  
Biến phí BH và QLDN  
Cộng chi phí nền  
Số tiền tăng thêm  
Giá bán  

9.2 Xác định giá bán dịch vụ

Giá bán   = Giá thời gian lao động trực tiếp thực hiện   + Giá bán hàng hóa

Giá thời gian LĐ trực tiếp  = Giá một giờ lđ trực tiếp  + Số giờ lđ trực tiếp thực hiện

Giá 1 giờ lđtt  = Chi phí nhân công TT của 1 giờ lđtt +  CPQL, phục vụ của 1 giờ lđtt + Lợi nhuận của của 1 giờ lđtt     

CPNC trực tiếp của 1 giờ LĐTT = Tổng CPNC TT
Tổng số giờ LĐTT
CP quản lý phục vụ của 1 giờ LĐTT = Tổng CP quản lý phục vụ
Tổng số giờ LĐTT

Trên đây là tổng hợp công thức kế toán quản trị mà kế toán Việt Hưng cập nhật để bạn đọc thuận tiện theo dõi. Hy vọng bài viết trở thành tài liệu tham khảo hữu ích với bạn đọc.

Video liên quan

Chủ đề