Tại sao phải tiêm insulin

Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết...Chúng tôi sẽ cung cấp cho người bệnh một số thông tin cần thiết về các loại Insulin cũng như cách sử dụng sao cho an toàn, chính xác.


Insulin là gì?

Insulin là một hormon có tác dụng làm giảm đường huyết do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra. Insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày và phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể: Đường huyết tăng sẽ kích thích tụy sản xuất và bài tiết insulin. Các nghiên cứu đều cho thấy tăng tiết insulin nhiều sau các bữa ăn.

Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) phụ thuộc insulin, nghĩa là phải tiêm insulin bổ sung mỗi ngày, thì điều quan trọng là bệnh nhân cần biết tính một đơn vị insulin để điều chỉnh lượng bột đường trong bữa ăn.

Chúng ta đều nhìn thấy trên vỏ lọ thuốc insulin thường có ký hiệu số lượng/nồng độ insulin là IU (international unite). Đây là đơn vị quốc tế chuẩn hóa, theo đó, 1 IU insulin thường làm giảm được 10-15g đường ăn vào. Nếu muốn ăn thêm chất bột đường cần phải tính lượng ăn thêm đó để tăng số đơn vị insulin tác dụng nhanh tương ứng.

Các loại insulin thường gặp

Dựa vào nguồn gốc insulin được chia làm 3 loại:

- Insulin có nguồn gốc động vật (insulin lợn, insulin bò) được chiết xuất từ tụy, lợn, bò. Nhược điểm của loại insulin này là hay gây dị ứng. Hiệu quả hạ đường huyết không bằng insulin người nên đã không được sản xuất và ngừng sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

- Insulin “người” được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp như insulin actrapid, insulatard, insunova R... Ưu điểm của loại insulin này là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, thường dùng trước khi ăn, nhưng có nhược điểm giá thành đắt.

- Các đồng phân insulin (insulin analog) như: Glargin (lantus), lispro, aspart. Ưu điểm là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, phù hợp với sinh lý, có thể dùng trước bữa ăn hoặc làm insulin nền. Nhưng cũng như insulin “người”, nó có giá thành khá đắt.

                                  

   Kỹ thuật tiêm Insulin

Dựa vào thời gian tác dụng insulin được chia thành:

- Insulin tác dụng rất nhanh là đồng phân insulin (lispro, aspart...) tác dụng sau tiêm dưới da 5 -10 phút, đỉnh tác dụng 1 giờ và hết tác dụng sau 3-4 giờ, thường được sử dụng trước các bữa ăn.

- Insulin tác dụng nhanh (actrapid, scilin R, insunova R) có màu trong, dùng để tiêm dưới da, hoặc truyền tĩnh mạch. Nếu được tiêm dưới da, insulin này bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, đỉnh tác dụng sau 2 giờ và kéo dài 4-6 giờ.

Insulin tác dụng nhanh có ưu điểm thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau ăn. Nhược điểm là thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều mũi trong ngày.

- Insulin bán chậm (NPH, Lente) ở dạng nhũ dịch, chỉ tiêm dưới da. Sau tiêm 1 giờ insulin bắt đầu có tác dụng, đạt đỉnh tác dụng sau 8 - 10 giờ và tác dụng kéo dài 12 - 20 giờ.

- Insulin pha trộn sẵn (mixtard, scilin M 30/70) là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung gian theo một tỷ lệ nhất định. Loại trộn sẵn có ưu điểm cùng lúc có 2 tác dụng ngay làm giảm đường huyết sau ăn do insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài do insulin tác dụng trung gian đảm nhận.

- Insulin tác dụng kéo dài như: Insulin glargin (lantus) là loại đồng phân insulin có tác dụng kéo dài 24 giờ, hấp thu ổn định, gần như không có đỉnh tác dụng, do đó được sử dụng làm insulin nền tốt hơn, ít gây hạ đường huyết.

Các dạng thuốc và dụng cụ tiêm

Một người bệnh có thể phải dùng nhiều loại insulin trong một ngày, nên cần biết rõ mình đang tiêm loại insulin nào, loại xi-lanh nào để tránh tiêm nhầm.

Dạng lọ insulin dùng bơm tiêm insulin (xi-lanh): Nồng độ insulin dựa theo số đơn vị trong 1 ml. Loại 1ml có 40 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml (400 đơn vị insulin/lọ). Loại 1ml có 100 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml (1000 đơn vị insulin/lọ).

Nếu dùng loại insulin có 100 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm insulin 0.3ml (có 30 vạch trên bơm tiêm); 0.5ml (có 50 vạch trên bơm tiêm). Ở các bơm tiêm này, 1 vạch trên bơm tiêm tương ứng với 1 đơn vị insulin.

Nếu dùng loại insulin có 40 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm 1ml có 80 vạch trên thân bơm tiêm (2 vạch tương đương với 1 đơn vị insulin) hoặc dùng loại 1ml có 40 vạch trên thân bơm tiêm (1 vạch tương đương với một đơn vị insulin). Bơm tiêm 40 đơn vị thường có nắp đỏ.

Dạng bút tiêm insulin: 1ml có 100 đơn vị insulin đóng trong ống 3 ml (300 đơn vị insulin/ống). Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng để mua đúng loại bơm tiêm phù hợp với lọ thuốc Insulin để không tiêm sai liều thuốc chỉ định. 

                             Thực hiện: BS Lê Thị Cúc- Khoa A1A, Viện ĐT cán bộ cao cấp

Insulin là một trong các thuốc điều trị tiểu đường giúp giảm đường máu hiệu quả nhất được chỉ định tuyệt đối cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 2 (khi người bệnh đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc điều trị tiểu đường không kiểm soát được đường máu). Để sử dụng insulin đạt hiệu quả và người bệnh có thể tự tiêm insulin tại nhà thì rất cần biết insulin là gì, có tác dụng gì và khi nào thì nên dùng insulin cho phù hợp nhất. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Bệnh tiểu đường được chia thành các loại khác nhau, thường gặp nhất là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2, ngoài ra còn có tiểu đường thai kỳ và thể bệnh chuyên biệt của tiểu đường do các nguyên nhân khác (bệnh tiểu đường thứ phát).

Vai trò của Insulin trong việc kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân tiểu đường

     Insulin là một loại hormone ở tuyến tụy, tuyến tụy nằm ở sau dạ dày. Tuyến tụy cho phép cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Glucose là một loại đường có trong nhiều loại carbohydrate. Sau khi bạn dùng bữa xong thì hệ tiêu hóa sẽ bẻ gãy và biến đổi các phần tử carbohydrate thành glucose. Một khi đã ngấm vào máu thì insulin sẽ khiến các tế bào trên khắp cơ thể hấp thụ lượng đường này để tạo ra năng lượng.

     Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.

  • Vai trò của insulin trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường:

Mục đích của phác đồ điều trị bằng insulin hướng tới:

  • Tái cung cấp lượng insulin phù hợp nhất với mức bài tiết insulin sinh lý của cơ thể (do cơ thể đang thiếu hụt hay gặp ở bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường phụ thuộc insulin).

  • Nồng độ insulin nền duy trì ổn định khi không nạp năng lượng vào cơ thể.

  • Nồng độ insulin đạt đỉnh sau mỗi bữa ăn.

  • Một số người bệnh tiểu đường không thể dùng được thuốc uống (tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 2 đang mắc các bệnh cấp tính kèm theo) thì dùng insulin để kiểm soát đường máu.

Tại Việt Nam hiện có insulin dạng tiêm với thời gian tác dụng khác nhau (insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng kéo dài và insulin trộn sẵn - kết hợp các loại insulin theo tỉ lệ nhất định). Việc sử dụng insulin hiện giờ cũng dễ dàng hơn với người bệnh. Ngoài tiêm truyền thống, người bệnh có thể sử dụng bút tiêm insulin, với nhiều ưu điểm như liều lượng tiêm insulin chính xác, dễ sử dụng, dễ mang theo người.

Bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng Insulin khi nào?

Chỉ định tiêm insulin:

  • Bắt buộc với tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường tuýp 2 khi:

  • Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng. Sụt cân không kiểm soát được, khi có can thiệp ngoại khoa, suy gan, suy thận.

  • Khi có thai.

Các loại Insulin thường dùng và những lưu ý khi sử dụng

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với người bệnh tiểu đường, thuốc Insulin là một liều thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh này. Có 4 loại Insulin chính đó là Insulin tác dụng nhanh, ngắn, Insulin tác dụng trung bình, trung gian, Insulin tác dụng chậm, kéo dài và cuối cùng là Insulin trộn, hỗn hợp.

  • Các loại Insulin tác dụng nhanh và ngắn thường được tiêm trực tiếp dưới da, thuốc sẽ phân ly nhanh chóng thành các monomer và được hấp thu. Sau khoảng 1 giờ thuốc sẽ đạt đỉnh hấp thu. Do tác dụng nhanh của Insulin dạng này nên người bệnh cần rất lưu ý về lượng carbohydrate trong bữa ăn.

  • Đối với Insulin tác dụng trung bình thuốc sẽ có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan với protamine zinc Insulin. Loại thuốc này sau khi được tiêm dưới da sẽ bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ, đạt đỉnh tác dụng sau 6 – 7 giờ và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ. Loại thuốc này cần tiêm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả.

  • Loại Insulin tác dụng chậm và kéo dài thường được dùng vào buổi tối. Loại này cũng có nhiều loại thuốc khác nhau tùy thuộc cho mỗi bệnh nhân.

  • Insulin hỗn hợp là loại Insulin có trộn sẵn 2 loại Insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm. Chính vì thế thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, một là tác dụng của Insulin nhanh đối với lượng carbohydrate trong bữa ăn và tác dụng của Insulin dài để tạo nên nồng độ Insulin nền.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng insulin:

  • Insulin là loại thuốc làm hạ đường huyết mạnh nhất.

  • Không có giới hạn liều Insulin.

  • Insulin chỉ được tiêm dưới da, thường vị trí tiêm là ở bụng, trên cánh tay và đùi.

  • Insulin được sử dụng để truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, trong lúc phẫu thuật hay tăng áp lực thẩm thấu máu.

  • Insulin trộn sẵn có thể dùng tiêm 2 lần mỗi ngày vào thời điểm trước bữa sáng và chiều.

  • Insulin trộn sẵn loại analog có thể được tiêm 3 lần một ngày.

  • Đối với mỗi bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau thì có thể điều chỉnh liều Insulin mỗi 3 – 4 lần/ngày.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần lưu ý thêm: Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, khoa học ngày nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi nên người bệnh phải học cách sống khỏe với bệnh. Các chuyên gia cho biết, mục tiêu điều trị cho bệnh tiểu đường là vừa giúp hạ đường huyết an toàn, vừa giúp ổn định đường huyết ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Do đó, kết hợp Đông Tây y được xem là giải pháp tối ưu nhất.

Mướp đắng - Thảo dược khắc tinh của bệnh tiểu đường

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).

Theo y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị, kiện tì.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y Dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giúp giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.

Với công năng tuyệt vời như vậy, sử dụng mướp đắng đường uống hiện nay là giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Yên tâm sống khỏe cùng bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet

BoniDiabet có công thức toàn diện, có thành phần là mướp đắng kết hợp cùng với các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, quế. BoniDiabet giúp hạ đường huyết từ 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không tác dụng phụ. Đặc biệt, chỉ duy nhất trong công thức của BoniDiabet đã bổ sung thêm được các nguyên tố vi lượng magie, chrom, selen...đây mới là yếu tố giúp ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, BoniDiabet còn giúp giảm cholesterol và lipid máu.

BoniDiabet hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) 

- Health Canada ( Bộ y tế Canada)

- NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

BoniDiabet - Sản phẩm cho bệnh nhân tiểu đường từ Mỹ và Canada.

Phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044. Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về việc bệnh nhân tiểu đường nên tiêm insulin khi nào và giải pháp để bệnh nhân tiểu đường yên tâm sống khỏe. Hy vọng đây là bài viết mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số hotline miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Bốn nguyên tắc vàng giúp bệnh nhân tiểu đường cả đời không lo suy thận

Video liên quan

Chủ đề