Chakrasamvara là ai

Chương VII

Nhập Môn Nghi Quỹ
Yoga Tối Thượng

Nhập môn nghi quỹ Yoga tối thượng . Đức Lama - Tsongkhapa vô song nói về các nghi quỹ Yoga tối thượng như sau :

Với các thánh nhân của Ấn độ thiêng liêng , Hai hệ thống của nghi quỹ Yoga tối thượng . Nổi tiếng như mặt trời và mặt trăng , Là Nghi quỹ nam Guhyasamaja ( Bí Mật Kinh ) ; Và Nghi quỹ du già nữ Heruka Chakrasamvara . Cả hai đều có các Nghi quỹ gốc và Nghi quỹ chú giải . Trong những nghi quỹ yoga tối thượng , Những giáo lý tối thượng của đức Phật . Phổ thông nhất là Nghi quỹ Guhyasamaja vinh quang ; Vua của các Nghi quỹ . Hiểu đạo pháp siêu diệu của Guhyasamaja , Hành giả sẽ hiểu một cách vô úy và tự tin . Tất cả những giáo pháp của đức Phật , Các Nghi quỹ Yoga tối thượng nữ ; Được nói là có nhiều vô lượng . Nhưng trong tất cả những Nghi quỹ , Quan trọng nhất là Nghi quỹ Heruka Chakrasamvar . Một hệ thống Nghi quỹ Yoga tối thượng quan trọng khác , Có lối trình bày đạo pháp độc đáo . Là hệ thống Kalachakra - “ Bánh Xe Thời Gian ” , Dựa theo “ Nghi quỹ Kalachakra tinh yếu ” ,

Cùng với phần chú giải “ Ánh sáng vô nhiễm ” .

Ba truyền thống chính yếu của các Nghi quỹ Yoga tối thượng được Lama Tsongkhapa nói đến là : Guhyasamaja , Heruka Chakrasamvara và Kalachakra . Truyền thống thứ tư thường được thêm vào là Vajrabhairava cũng gọi là Yamantaka - “ Người Tiêu Diệt Tử Thần ” . Tsongkhapa không nói đến dòng này . Vì có cùng tính chất với truyền thống Guhyasamaja . Các nghi quỹ Yoga tối thượng được xếp thành ba loại :  

1-

Nghi quỹ Yoga tối thượng Nam .

2-

Nghi quỹ Yoga tối thượng Nữ .

3-
Nghi quỹ Yoga tối thượng Bất nhị

( Tính nam và nữ cân bằng ) .

Có khi các nghi quỹ Nam được chia thành ba loại căn bản :

1-

Những nghi quỹ chính yếu ; Dùng ái dục trong đạo pháp .

2-

Những nghi quỹ chính yếu ; Dùng kình địch .

3-
Những nghi quỹ chính yếu ;
Dùng sự hôn trầm lực cho việc đạt giác ngộ .

Guhyasamaja được xem là Nghi quỹ Yoga tối thượng Nam quan trọng nhất . Dùng ái dục trong đạo pháp để đạt giác ngộ . Yamantaka là Nghi quỹ Yoga tối thượng Nam quan trọng nhất . Dùng kình địch và phẫn nộ trong đạo pháp . Heruka Chakrasamvara là Nghi quỹ nữ . Vì vậy thường dùng ái dục như đạo pháp .

Các đạo sư Tây tạng thuộc thời kỳ đầu xem Kalachakra là Nghi quỹ bất nhị . Vì Nghi quỹ này dùng các kỹ thuật nam và nữ . Và tập trung vào giáo lý tính không . Giải thích bài kệ trên của Lama Tsongkhapa . Đức Dalai Lama XIII nói : Về giáo lý Mật giáo nguyên nhân cụ thể phù hợp với tính chất của Sắc thân của một vị Phật . Đây là mức năng lực vi tế , tâm thức nương tựa từ kiếp nầy sang kiếp khác như kỵ sĩ cưỡi ngựa .  Những năng lực tinh tế được tạo thành thân bất tịnh . Sau đó là thân giả ảo thanh tịnh .  Người ta nói rằng : Những Nghi quỹ đề cập nhiều về phương pháp đạt thân giả ảo là những Nghi quỹ Nam . Trong số này , quan trọng nhất là truyền thống Guhyasamaja .

Sau đó , ngài nói về nguyên nhân phù hợp với tính chất Pháp thân một vị Phật là mức tâm thức tinh tế nhất . Tâm thức này được phát sinh như tâm thức mô phỏng và tâm thức thanh quang ( Chân không trong thiền định ) . Những Nghi quỹ giải thích nhiều về phương pháp thực hiện thanh quang này là những Nghi quỹ Nữ . Quan trọng nhất trong những Nghi quỹ Nữ “ dòng chính ” là Heruka Chakrasamvara .

Tiến trình điểm đạo của Nghi quỹ Yoga tối thượng khác hẳn với ba Nghi quỹ thấp . Đa số lễ điểm đạo Nghi quỹ Yoga tối thượng thường bắt đầu theo nghi thức như sau : Vị thầy kiểm soát , tuyên bố và thanh tẩy nơi làm lễ . Sau đó ngài tác pháp bảo vệ và cúng dường . Tiếp theo là lễ cúng thổ thần , các vị thần Mandala , dâng cúng bình nước điểm đạo , gia trì dòng tâm thức của các đệ tử và các việc khác . . . Khi gia trì cho đệ tử , vị thầy dạy về động lực chân chính nhận điểm đạo nội tâm . Đệ tử thỉnh cầu được dạy cho đến khi đạt giác ngộ . Thọ giới nguyện , ban ơn cho ba nghiệp thân , khẩu , ý , sóc thẻ thiêng , uống nước của bình điểm đạo , trao cỏ Kusha . . . ; và các đệ tử được dạy cách đoán mộng .

Những đệ tử nói lời thỉnh cầu xin được điểm đạo . Họ được phát một cái khăn để bịt hai mắt , trang phục của vị thần và một tràng hoa . Họ phát Bồ tát nguyện , thọ các giới nguyện của năm Bộ phái Như Lai ( Ngũ trí Như Lai ) . Được dạy cách phát sinh trí Yoga bao quát và phát nguyện giữ bí mật . Tất cả những việc này diễn ra ở bên ngoài tấm màn Mandala .

Họ bước vào bên trong tấm màn . Để lập công đức bên ngoài , họ nhiễu quanh đồ hình Mandala , phủ phục để làm lễ và được đặt trong sự ràng buộc huyền bí . Để lập công đức nội tâm , họ quán tưởng nhận được mưa cam lộ trí huệ . Vị thầy phát biểu lời chân lý và các đệ tử liệng hoa thiêng vào đồ hình Mandala . Sau đó , họ được làm lễ điểm đạo tràng hoa .

Đây là giai đoạn nhập Mandala ( nhập đàn pháp ) khi còn bịt mắt . Kế đó , các đệ tử được phép gỡ khăn bịt mắt . Bây giờ họ đã có sự chín chắn tâm linh cần thiết để được nhìn các Mandala nâng đỡ và được nâng đỡ . Họ tiếp tục nhận bốn lễ điểm đạo : Bình nước , bí mật , trí huệ và lời thiêng .

Lễ điểm đạo bình gồm năm lễ điểm đạo tiêu chuẩn của năm Bộ phái Như Lai . Kể cả lễ điểm đạo sư Kim cương độc đáo  “ Gia lực bình ” . Vì mỗi giai đoạn của cuộc lễ chấm dứt với nghi thức vẩy nước đựng trong bình điểm đạo ( cam lồ quán đảnh ) . Hầu hết các hệ thống nghi quỹ Yoga tối thượng có sáu giai đoạn căn bản của phép điểm đạo bình ( Năm Như Lai và một đạo sư Kim Cương ) . Như có một số sách chia thêm các nghi thức và có truyền thống có tới chín hay mười một giai đoạn điểm đạo bình .

Nhận những pháp điểm đạo , các đệ tử được xem được thanh lọc tất cả những chướng ngại thô và tế của thân như : Bám giữ vào sắc tướng thế gian . Họ được gia lực để thiền quán về các pháp của giai đoạn phát sinh và thực hành các hoạt động Mandala khác nhau . Như thế , họ sẽ có khả năng thành tựu hóa thân của một vị Phật .

Tiếp theo là điểm đạo bí mật . Các đệ tử dựa vào việc dùng chất bí mật đặc biệt và kinh nghiệm sự thanh lọc tất cả các chướng ngại thô và tế thuộc khẩu như chấp năng lực và thần chú khác nhau . Họ được phép tu tập thân giả ảo , tục đế ( sự thật thông thường ) và thiền quán về các pháp Yoga để thành tựu thân này . Tức là các pháp biệt lập về thân , khẩu , ý . Họ sẽ có khả năng để thành tựu Báo thân của một vị Phật .

Lễ điểm đạo thứ ba của bốn lễ điểm đạo Nghi quỹ Yoga tối thượng là điểm đạo trí huệ .  Do lễ điểm đạo này , tâm được thanh lọc tất cả các chướng ngại thô và tế . Đặc biệt là các chướng ngại cản trở sự nhận thức tất cả sắc tướng ( tất cả thực tế ) phát sinh từ sự du hý ( hóa hiện ) của an lạc và tính không . Đệ tử được phép thiền quán về các pháp Yogas thanh quang mô phỏng và thanh quang thực sự , sự thật tối thượng . Họ sẽ đạt được khả năng tạo pháp thân của một vị Phật .

Thứ tư là lễ điểm đạo lời thiêng . Trí huệ của lễ điểm đạo thứ ba được dùng để chỉ ra cái bản chất của trạng thái đại hợp nhất . Tất cả các ô nhiễm thô và tế của thân , khẩu , ý bị xua tan cùng lúc . Đặc biệt là những tà kiến , chấp thủ nhị nguyên bị loại trừ . Đệ tử được phép thiền quán về các pháp hai mức sự thực bất khả phân giai đoạn thành tựu . Tức là tính chất bất khả phân của thân giả ảo và thanh quang . Các đệ tử thiết lập khả năng thực hiện trạng thái giác ngộ viên mãn và khả năng đạt thân tinh túy - Svabhavikakaya của một vị Phật .

Đó là bốn nghi thức điểm đạo trong lễ gia trì lực cho phép thực hành hệ thống Nghi quỹ Yoga tối thượng . Tất cả các truyền thống trong Nghi quỹ này đều có bốn nghi thức điểm đạo với hình thức nào đó . Chúng ta sẽ thấy lễ điểm đạo Kalachakra cầu kỳ hơn lễ điểm đạo của đa số các hệ thống Nghi quỹ Yoga tối thượng . Trong luận thư “ Ý Nguyện Thực Hiện Các Giai Đoạn Đạo Pháp Kalachakra Vinh Quang ” . Đức Ban Thiền Lạt Ma I nói về lễ điểm đạo Kalachakra như sau :

“ Sau khi được điểm đạo nhập môn như một đứa trẻ ; Cũng như bốn lễ điểm đạo thế gian . Và bốn lễ điểm đạo siêu thế gian , Để thanh lọc ô nhiễm của dòng tâm thức . Và trồng chủng tử của bốn thân ,

Ta nguyện theo đúng giới luật và tu tập mật giáo ” .

Vậy trong truyền thống Kalachakra lễ điểm đạo gồm ba phần : “Bảy pháp điểm đạo nhập môn như một thiếu nhi” . Lối nói biểu tượng khác các nghi quỹ dòng chính . Còn bốn nghi thức điểm đạo của phần hai và phần ba có cùng tên với các lễ điểm đạo của các Nghi quỹ giòng chính . Nhưng tính chất và chức năng có khi không giống . Đức Dalai Lama VII trình bầy cách tiếp cận các Nghi quỹ Yoga tối thượng cũng như lợi ích của việc này như sau :

Rút vào đáy tim nước của bốn pháp gia trì lực Mật giáo , Có khả năng thanh lọc mọi tội lỗi . Sau đó với sự hướng dẫn của một vị thầy có khả năng , Bước vào con đường Mật giáo hoàn hảo . Được chứng minh giá trị bởi truyền thống khẩu truyền , Và hưởng an lạc vĩnh cửu . Tâm nhãn nhìn thế gian như Mandala . Và điệu múa của người phối ngẫu đẹp diễn ra , Tâm trụ trong thiền định về an lạc và tính không ;

Và hoan lạc bay bổng trong bất cứ hoàn cảnh nào .

Sau khi được điểm đạo ( Nhập môn , truyền pháp , truyền tâm ấn ) . Đệ tử thực hành các pháp môn của hệ thống mình đang theo.

Chương kế tiếp: 8. Bốn hệ thống nghi quỹ Du Già tối thượng *

Trở về đầu trang