Vì sao nói kiến thức kỹ năng thái độ đối khi lại quan trọng hơn bằng cấp

Tây học ta học đều phải học lại

Bi kịch thường thấy nơi công sở Việt thời nay là hầu như tất cả nhân sự tuyển về đều phải đào tạo lại. Tất cả các lãnh đạo bộ phận đều than trời vì: “Không hiểu nổi các em ấy được học những gì ở trường? Tất cả đều không thể đem ra ứng dụng”.

Đừng tưởng viễn cảnh tươi sáng hơn nếu bạn là dân “Tây học” trở về, vì môi trường đào tạo ở nước ngoài khác xa với thực tế công việc tại Việt Nam. Thế mới nói, nhiều lãnh đạo bộ phận buộc phải lựa chọn thái độ quan trọng hơn trình độ.

Vì sao nói kiến thức kỹ năng thái độ đối khi lại quan trọng hơn bằng cấp

Và, cứ giả sử như kiến thức đã học được ở trường của bạn là rất nhiều, và bạn không hề muốn bỏ phí bao nhiêu năm ba mẹ nuôi nấng chu cấp, thì bạn có muốn để ý thái độ của mình khi bước vào môi trường công việc, để học lấy những kỹ năng cần thiết và có thể thực sự ứng dụng được kiến thức nhà trường.

Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì? Hãy vui vẻ nhập cuộc, đừng đòi hỏi được trả công, thì sự tri ân sẽ tới. Nếu làm việc vì tiền thì bạn cùng lắm chỉ có tiền; nếu đừng chỉ nhắm tiền bạc hay thành công mà hãy coi mọi thứ là bài học, bạn học tốt thì cuối cùng thành công đi liền với tài chính bền vững sẽ là “điểm 10 cho chất lượng”, tương xứng với giá trị của bạn.

Món đầu tư hiệu quả

Tốt nghiệp đại học, thậm chí cao học như nhau, rất nhiều bạn trẻ ngơ ngác không hiểu nổi tại sao cùng được tuyển dụng một kỳ, nhưng lương mỗi người tăng theo một cách; cùng xuất phát từ một vị trí nhưng sau hai – ba năm, đồng nghiệp có thể bỏ xa mình cả một quãng dài, ngồi vào những vị trí chủ chốt trong đội, nhóm, công ty, thậm chí tập đoàn. Ngoảnh lại sau lưng thấy tuổi trẻ của mình trôi qua trong bất lực và mờ mịt, chẳng có bất cứ đường hướng nào rõ nét. Tiền không đủ, vị trí không có, chưa dám kết hôn vì chẳng biết trông cậy vào đâu, nếu có vợ thì nuôi vợ con cách gì?

Vì sao nói kiến thức kỹ năng thái độ đối khi lại quan trọng hơn bằng cấp

Liệu có phải tất cả các đồng nghiệp khác đều đi lên bằng con đường xu nịnh hay luồn lót “cửa sau” nhà các sếp? Nhiều chuyên gia khẳng định rằng kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng 26% còn thái độ chiếm tới 70% trong biểu đồ nhân sự. Cho nên hầu như bất cứ công sở nào cũng chỉ sử dụng lao động có kiến thức chuyên ngành tốt ở những vị trí thấp – lao động phổ thông, càng tiến lên vị trí cao hơn thì các yếu tố kỹ năng, thái độ lại càng trở nên quan trọng hơn.

Người ta nói tuổi trẻ chính là vốn liếng giàu có, nên bạn đừng để cảm giác bất mãn chi phối ngay từ khi còn trẻ nhé. Nếu nhận ra mình đang ở trong bi kịch của sự chán bản thân, chán công việc, chán luôn cả yêu đương, hẹn hò, hãy dừng lại, suy nghĩ thật kỹ về “món đầu tư” trí tuệ kém hiệu quả; tìm cách “cắt lỗ”. Giải pháp là vô cùng bởi còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của từng người, nhưng đôi khi chỉ cần những động thái đơn giản nhất – thay thái độ, bạn sẽ đổi cuộc đời.

Hãy nhớ rằng chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới thực sự phát huy giá trị, chỉ khi bơi được trong biển kiến thức mênh mông mà hiểu biết của mỗi người luôn chỉ như vài hạt muối, tuổi trẻ của bạn mới đáng để tự hào.

Vì sao nói kiến thức kỹ năng thái độ đối khi lại quan trọng hơn bằng cấp

Sơ đồ hình tháp: càng lên vị trí cấp cao thì yêu cầu về kỹ năng và sáng tạo càng nhiều hơn, thay vì chỉ sử dụng kiến thức chuyên ngành.

Hãy ghi nhớ những điều này: Nếu hễ cứ mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi. Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi. Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi. Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi. Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.

Theo nld.com.vn

Đó là khẳng định của ông Khúc Trung Kiên, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phần mềm từng tuyển dụng hàng ngàn ứng viên, hiện là Giám đốc chương trình đào tạo lập trình viên Fast Track SE.

Ông Kiên cũng cho biết có những vị giám đốc nói thẳng: "Tôi chỉ cần thái độ tốt, những thứ khác tôi có thể dạy được".

Và thực tế đây là nhận định của nhiều nhà tuyển dụng lao động.

Doanh nghiệp phàn nàn về thái độ của sinh viên

Ông Khúc Trung Kiên nhìn nhận: “Thái độ ở đây cần được hiểu là những phẩm chất và hành vi liên quan tinh thần và quan hệ trong công việc. Rất đơn giản, cụ thể chứ không có gì to tát cả, và có thể đo đếm đánh giá được, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng công việc. Bạn có lắng nghe yêu cầu của khách hàng không? Khi làm việc bạn có chú ý đến những yêu cầu đối với công việc của mình không? Có cố gắng tối đa để đạt kết quả cần thiết không? Có đúng hạn không? Có để ý để tránh làm thiệt hại cho tổ chức đang trả lương cho mình không? Quan trọng hơn, bạn sẽ hành xử như thế nào khi gặp khó khăn, khi mắc sai lầm?”.

Theo ông Kiên, doanh nghiệp thường hay phàn nàn về thái độ của sinh viên mới ra trường. Chẳng hạn đi họp thì không biết xếp ghế lại sau khi kết thúc, đồ đạc bừa bãi trên bàn làm việc, rác không chịu bỏ vào thùng, công việc thì không đúng hạn...

Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Công ty Việt Thiên Nhiên (TP.HCM), kể lại những tình huống cười ra nước mắt về thái độ của ứng viên khi tuyển dụng: “Tôi nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc. Sau khi lọc còn 20% hồ sơ thì nhiều bạn trẻ được hẹn phỏng vấn đều đến trễ giờ với nhiều lý do kiểu như: em ngủ quên, em bị hư xe, trời mưa quá nên anh cho em hẹn lại ngày mai nhé... Chỉ một thao tác tối thiểu là chủ động thông báo lại cho nhà tuyển dụng khi biết mình đến trễ hoặc không đến được, nhưng nhiều bạn trẻ lại vô tâm bỏ qua, coi như không vấn đề gì. Trong đó, có nhiều bạn trẻ khóa máy khiến công ty không liên lạc được, nhưng sau đó lại trách móc: sao công ty không đợi em…”.

Với thái độ thiếu nghiêm túc đó, theo ông Tâm, nếu nhận vào làm việc thì không thể giúp doanh nghiệp phát triển mà còn làm hại doanh nghiệp.

Cần cả một quá trình học hỏi

Bà Võ Thị Phương Lan, Giám đốc điều hành Công ty giao nhận vận tải Mỹ Á, chia sẻ không ít người cho rằng mình tốt nghiệp ĐH ra là đã giỏi giang, đủ kiến thức nên không cần học hỏi, không biết mình thiếu gì, yếu gì. “Thái độ cực kỳ quan trọng, nó được đánh giá qua cách bạn chuẩn bị hồ sơ, tác phong khi tiếp xúc với doanh nghiệp, cách bạn trả lời câu hỏi. Bạn có tìm hiểu kỹ về công việc, về doanh nghiệp bạn ứng tuyển hay chưa? Bạn tự tin nhưng cầu thị, mạnh dạn nhưng khiêm tốn, kể cả cách bạn mặc một bộ đồ hay cách bạn kéo một chiếc ghế trong buổi đầu gặp nhà tuyển dụng cũng thể hiện thái độ của bạn. Và nhà tuyển dụng chú ý rất kỹ những thứ có vẻ như mang tính hình thức nhưng thực chất nó phản ánh rất rõ con người bên trong của bạn”, bà Phương Lan chia sẻ.

Ông Khúc Trung Kiên cho rằng, thái độ không phải là cái gì quá khó để học, nhưng nó lại không phải là một môn học theo cách hiểu thông thường. “Làm sao có thể đào tạo thái độ nếu không có một thang điểm đúng đắn, không có kiểm tra/thi cử. Các trường muốn đào tạo về thái độ, trước hết phải định nghĩa cho rõ thái độ là gì, bao gồm những tiêu chí nào, yêu cầu với từng tiêu chí ra sao...”, ông Kiên đề xuất.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ 2, thái độ được hình thành từ nhỏ, nó là cả một quá trình học hỏi, trải nghiệm và từ cả tính cách, nhân cách của mỗi người. “Không thể một sớm một chiều để dạy một người từ thái độ tệ trở thành thái độ tốt. Chương trình đào tạo cũng không thể xây dựng riêng một môn học về thái độ, mà tất cả các môn đều phải được lồng ghép thông qua người thầy, qua môi trường học tập, giao tiếp, làm việc, ứng xử trong trường học”, bà Hằng nêu quan điểm.

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường ĐH vẫn lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà người học cần đạt được. Chúng tôi hiểu thái độ là thứ mà doanh nghiệp rất coi trọng, thậm chí hơn cả kiến thức chuyên môn nếu họ muốn ứng viên gắn bó cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế, trường vẫn có những buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên, mời doanh nghiệp về trò chuyện trực tiếp các nội dung như cách ứng xử, ý thức, tinh thần học hỏi, trách nhiệm, tác phong làm việc trong doanh nghiệp... và thấy rõ ràng sinh viên có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để hoàn thiện thì bạn trẻ cần phải học hỏi trong cả một quá trình”.

Tin liên quan