Cây trúc trong văn học Trung đại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MINH SINH HÌNH TƢỢNG ĐÔNG THIÊN TAM HỮU TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam trung đại Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lã Nhâm Thìn HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thi Minh Sinh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình viết luận văn này, em đã được sự giúp đỡ chân thành của nhiều thầy cô, bạn bè. Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến: - Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Các thầy cô giáo tổ Văn học Việt Nam trung đại, khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với lòng kính trọng, khâm phục và sự biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn GS.TS Lã Nhâm Thìn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Xin một lần nữa được cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Sinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 5. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 9 NỘI DUNG ................................................................................................. 10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ... 10 1.1. Giới thuyết khái niệm Hình tƣợng Đông thiên tam hữu .................... 10 1.1.1. Hình tượng và biểu tượng ............................................................... 10 1.1.2. Nguồn gốc, vị trí,mối quan hệ, ý nghĩa giữa tùng, trúc,mai ............ 13 1.2. Cơ sở xã hội - mĩ học của hình tƣợng Đông thiên tam hữu ............... 15 1.2.1. Cơ sở xã hội ................................................................................... 15 1.2.2. Cơ sở mĩ học................................................................................... 19 1.3. Khái quát hình tƣợng Đông thiên tam hữu trong văn học trung đại Việt Nam ............................................................................................... 21 1.3.1. Hình tượng Đông thiên tam hữu trong Văn học trung đại từ thế X đến thế kỉ XVII.......................................................................................... 21 1.3.2. Hình tượng Đông thiên tam hữu trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX............................................................................ 33 Chương 2: HÌNH TƢỢNG ĐÔNG THIÊN TAM HỮU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG .................................................................... 38 2.1. Hình tƣợng Đông thiên tam hữu gắn với sự thể hiện tài năng ở Nguyễn Trãi ................................................................................................ 39 2.2. Hình tƣợng Đông thiên tam hữu với nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh của Nguyễn Trãi .................................................................................. 42 2.2.1.Nhân cách thanh cao, trong sáng, không màng danh lợi ................. 42 2.2.2. Phẩm chất, bản lĩnh cứng cỏi, kiên trinh ........................................ 45 2.3. Hình tƣợng Đông thiên tam hữu với tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi ................................................................................................ 51 2.3.1. Chủ động tìm đến vẻ đẹp của thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên ...... 51 2.3.2. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên ....................................................... 57 Chương 3: HÌNH TƢỢNG ĐÔNG THIÊN TAM HỮU NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .............................................................. 65 3.1. Những thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình tƣợng Đông thiên tam hữu ..... 65 3.1.1. Bút pháp ước lệ, tượng trưng .......................................................... 65 3.1.2. Thủ pháp so sánh, nhân hóa ........................................................... 74 3.2. Sử dụng điển cố, thi liệu Hán học. ...................................................... 76 3.3. Không gian trong hình tƣợng Đông thiên tam hữu ............................ 81 3.4. Thời gian trong hình tƣợng Đông thiên tam hữu ............................... 88 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT VHTĐ : Văn học trung đại NXB : Nhà xuất bản VHVN : Văn học Việt Nam TCN : Trước công nguyên MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1. Ý nghĩa khoa học Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học. Cha Nguyễn Ứng Long (Tức Nguyễn Phi Khanh) thi đỗ Thái học sinh đời Long Khánh thứ 2 nhà Trần. Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán đã từng đỗ tiến sĩ và từng làm quan Tư đồ (quyền ngang tể tưởng) cuối triều Trần. Bản thân Nguyễn Trãi đã từng đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Với sự thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của gia đình và bằng tài năng của mình, Nguyễn Trãi có thể sẵn sàng gánh vác những trọng trách lớn lao của dân tộc. Cuộc đời ông có lúc ở đỉnh cao của chiến thắng vinh quang , có lúc lại đã trải qua những thăng trầm sóng gió. Ông đã có những năm tháng nếm mật nằm gai để tìm phương kế cứu đất nước. Nguyễn Trãi đã tìm đến Lê Lợi dâng “Bình Ngô sách”rồi gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến ngày toàn thắng. Ông đã từng được ban họ vua, phong chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ Thượng thư, được giao soạn thảo nhiều chế, chiếu, thư…để bang giao với nhà Minh. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trên các tư cách anh hùng dân tộc, nhà văn,nhà tư tưởng, nhà ngoại giao, nhà sử học, nhà địa lí học v.v…Về hoạt động xã hội, ông được xem là bậc khai quốc công thần đắc lực trong việc xây dựng vương triều Lê. Ngoài ra Nguyễn Trãi còn là tác giả kiệt xuất của Văn học Việt Nam với những đóng góp hết sức to lớn. Có thể nói sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi rất phong phú,đa dạng trong đó sáng tác thơ giữ vị trí hết sức quan trọng. Đã có rất nhiều những lời đánh giá, ngợi ca những đóng góp của Nguyễn Trãi. Một trong số những ý kiến đánh giá đó là ý kiến của vua Lê Nhân Tông “Nguyễn Trãi là người trung thành đã giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái 1 Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng”.[21,15], lời ngợi ca của Nguyễn Mộng Tuân: “Làm hay cho nước mấy ai - Từ chương văn bá không người đứng trên” Nguyễn Trãi có sự nghiệp văn chương hết sức đồ sộ, phong phú về thể loại, bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Nam sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Phú núi Chí – Linh...Chỉ đáng tiếc sau thảm án Lệ Chi Viên sinh mệnh của những tác phẩm ấy đã bị mai một nhiều.Trong số ấy, Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập là hai tập thơ lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Đây có thể xem là hai tập thơ có ý nghĩa và giá trị vô cùng lớn lao trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông. Trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên. Hình tượng Đông thiên tam hữu(ba người bạn mùa đông tùng, trúc, mai) là hình tượng nổi bật trong thơ Nguyễn Trãi đồng thời là hình tượng nổi bật trong văn học trung đại Việt Nam.Nghiên cứu hình tượng Đông thiên tam hữu không những ta hiểu sâu sắc hơn về thơ văn Nguyễn Trãi mà còn hiểu nhiều hơn về con người Nguyễn Trãi, đồng thời hiểu thêm về quan điểm mĩ học, Văn học Việt Nam trung đại. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu Hình tượng Đông thiên tam hữu sẽ đem lại kết quả thiết thực cho việc nghiên cứu giảng dạy. Nhắc tới tác giả Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn ở trường Phổ thông có lẽ không học sinh nào không biết. Ông là tác giả lớn được nhiều giáo viên Ngữ văn trong trường phổ thông yêu mến, họ đã dành thời gian nghiên cứu nhiều tác phẩm của ông để phân tích, thẩm bình cho học sinh. Bản dịch bài thơ “Côn Sơn Ca”được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn7- tập1 từ lâu đã được nhiều em học sinh ghi nhớ, học thuộc. Và cũng đã có một thời bài 2 thơ “Tùng” được đưa vào trong sách giáo khoa. Là người đã từng giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm, bản thân tôi thấy“Tùng”thực sự là một bài thơ hay, sâu sắc về nội dung, hấp dẫn về nghệ thuật, xứng đáng được học giảng trong nhà trường. Với luận văn này, chúng tôi mong rằng sẽ trau dồi thêm vốn hiểu biết, đóng góp thêm những ý kiến giúp cho việc giảng dạy tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Việc nghiên cứu và triển khai đề tài Hình tượng Đông thiên tam hữu trong thơ Nguyễn Trãi sẽ góp phần cung cấp cho giáo viên tư liệu trong quá trình giảng dạy về Nguyễn Trãi tại trường phổ thông. Thông qua đề tài này, người viết mong muốn sẽ đem lại những hiểu biết cơ bản về ba hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Ức Trai. Và cũng mong rằng qua hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi sẽ có tác dụng giáo dục, bồi đắp cho các em học sinh những tình cảm, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. 2. Lịch sử vấn đề Những hướng nghiên cứu sau có liên quan tới đề tài 2.1. Nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi Khi nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, có những ý kiến đề cập tới hình tượng Đông thiên tam hữu với tùng, trúc,mai hoặc những nội dung có liên quan đến đề tài. Có thể nói trải qua hơn sáu thế kỉ tiếp nhận, nghiên cứu và phát huy những giá trị mà Nguyễn Trãi để lại, các thế hệ đã nối tiếp nhau hoàn chỉnh chân dung người anh hùng Nguyễn Trãi trên mọi phương diện từ Văn học đến Chính trị, Ngoại giao… Đã có rất nhiều những bài nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Qua các bài đánh giá, nghiên cứu, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được nhìn từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Mai Trân trong bài viết “ Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi” đã nhận ra “ năng lực rung cảm dạt dào lạ thường của Nguyễn Trãi trước thiên nhiên”, Nguyễn 3 Thiên Thụ trong Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi thì lại tìm thấy thiên nhiên là “nguồn mỹ cảm”“ là người bạn của thi nhân”“ Tiên sinh coi thiên nhiên như người bạn chung tình,coi cỏ cây hoa lá là bằng hữu, là con cháu,là kẻ chân tay. Cao Hữu Lạng có bài viết Thơ Nguyễn Trãi- Mùa xuân và hoa đã phát hiện ra: “Mùa xuân và hoa trong thơ Nguyễn Trãi đơn giản và chất phác chừng ấy mà vẫn đượm vẻ đầm ấm,duyên dáng, thân quen”[21, 53].Tác giả Côn Giang trong bài“ Hoa trong thơ Nguyễn Trãi” nghiên cứu về cây cỏ, muông thú trong Quốc âm thi tập. Ông cho rằng: “ Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ lần đầu tiên được ghi bằng chữ Nôm có đề tài viết về loại hoa, cây cỏ muông thú. Duy chỉ có có hoa cũng đã có hàng chục loài được ca tụng…Thấy mai nở, ông lại ca ngợi cốt cách thanh cao và sức chịu đựng phi thường của cây thân mảnh khảnh, khẳng khiu trước giá lạnh mùa đông”[9,50] Đặng Thanh Lê trong bài viết Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong dòng Văn học yêu nước Việt Nam đã khái quát như sau: “ Bức tranh thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập cũng chính là một trong những bóng dáng đẹp đẽ, phản ánh một con người, một cốt cách, một tài năng làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản trong thân thế, sự nghiệp, tâm hồn người anh hùng dân tộc, nhà đại thi hào dân tộc [21, 686]. Tác giả Ni.nhiculintrong bài tham luận tại hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Trãi, họp tại Hà Nội, tháng 10 năm 1980có bài Đất nước và thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng đã đánh giá lớn về Nguyễn Trãi: “ Sự nghiệp văn học và khoa học phong phú của Nguyễn Trãi là năng lực bằng chứng cụ thể của đỉnh cao văn học Việt Nam đã đạt được ở nửa đầu thế kỉ XV, là điều chứng minh rõ rệt tính chất độc đáo và bản sắc dân tộc của nền văn hóa ấy”. [ 21,685]. Trong thơ Nguyễn Trãi, hình ảnh thiên nhiên thực sự có ý nghĩa lớn lao: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ và cái trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên, các nhà nho theo quan niệm 4 xuất xứ của Nho giáo, gặp thời thịnh thì ra làm việc phò vua giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tinh thần”. Không chỉ nghiên cứu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi mà bước đầu các nhà nghiên cứu còn so sánh thơ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi với thơ thiên nhiên trong văn thơ Lý- Trần, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi với thiên nhiên trong thơ của các nhà thơ khác… Qua các bài nghiên cứu ta đều nhận thấy rằng Nguyễn Trãi chan chứa lòng yêu thiên nhiên đất nước. Tất cả những cảnh đẹp của non sông như cây cỏ, chùa chiền, sản vật …đều được hiện lên trong thơ ông một cách sống động, hấp dẫn. Đứng trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, Nguyễn Trãi không chỉ có cái nhìn của một nhà thơ mà còn có cái nhìn của một nhà chính trị, một nhà quân sự, nhà văn hóa tài ba và lỗi lạc. 2.2. Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Trãi đề cập tới hình tượng Đông thiên tam hữu Hiện lên trong thơ Nguyễn Trãi là một bức tranh thiên nhiên sống động, rực rỡ sắc màu, đó là hoa cỏ, núi sông, chùa chiền…song nổi bật hơn cả vẫn là những vần thơ dành cho hình tượng của những loài cây. Cả thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi có rất nhiều bài viết về tùng, trúc, mai. Và cũng đã có những bài nghiên cứu, thẩm bình về ba hình tượng này. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi nhận thấy có những tác giả như Giáo sư Lê Trí Viễn và PGS.TS Đoàn Thu Vân viết về bài “Tùng” của Ức Trai . Trong bài viết ấy, hai tác giả đã đưa ra những căn cứ hợp lí để hiểu được sự ra đời của bài thơ, đồng thời qua sự giảng giải, thẩm bình từng lớp từ ngữ, nhịp điệu,hình ảnh, vẻ đẹp của hình tượng cây tùng đã dần hiện lên với nhiều tầng nghĩa khác nhau: “Mượn cây tùng làm biểu tượng,bằng lối thơ tả cảnh ngụ tình, tác giả muốn tâm sự về mình, chủ yếu là nói lên lí tưởng sống và tấm lòng thiết tha với dân, với nước”. [21, 551] 5 Giáo sư Bùi Văn Nguyên trong cuốn Giảng văn- Tập 1(1982) có bài:Thơ quốc âm Đông thiên tam hữu (tùng, trúc, mai). Đây là tổng hợp những bài giảng, phân tích về cả ba hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi. Giáo sư Trần Đình Sử có bài Tùng -Một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi đã nhìn nhận:“ tùng là bài thơ ngôn chí giữa một đời thế sự. Tiếng thơ tùng khác hẳn với tiếng sang sảng của Đại cáo bình Ngô”.[21, 563] Cũng giống như Lê Trí Viễn và Đoàn Thị Thu Vân,Trần Đình Sử bộc lộ sự băn khoăn, nuối tiếc khi bài thơ “Tùng” không được đưa vào soạn giảng chính thức trong nhà trường. Đồng thời Giáo sư cũng lần lượt giúp chúng ta nhận ra từng vẻ đẹp của hình tượng cây tùng: bài thơ đâu chỉ mang lớp nghĩa bề mặt là miêu tả đặc điểm về hình dáng, cách sống và tác dụng của tùng trong cuộc sống mà cả bài thơ còn toát lên một niềm tin mãnh liệt không gì lay chuyển được của Nguyễn Trãi vào chính giá trị phẩm chất của mình: “ Vào những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc , khi muôn người như một xông lên như nước vỡ bờ, người ta dễ dàng hiểu được đại cáo, chứ đâu dễ thông cảm được với bài tùng? Đó là một điều cần phải thể tất cho người đi trước. Nhưng bài Tùng này, thiết nghĩ vẫn nên cho học sinh được học hẳn hoi để suy nghĩ về cách làm người, cách xây dựng niềm tin vào cuộc sống”[21,563] Với GS.TS Lã Nhâm Thìn, trong các cuốn Thơ Nôm Đường luật, Bình giảng thơ Nôm Đường luật, Phân tích tác phẩm văn học trung đại theo thể loại đều có bài phân tích về hình ảnh cây tùng. Qua lời bình chú của mình, Giáo sư đã thật cặn kẽ khi giới thiệu với chúng ta hệ thống đề tài những bài viết về tùng, vị trí của tùng trong Đông thiên tam hữu, đồng thời còn chỉ rõ nét khác biệt của vẻ đẹp hình tượng cây tùng so với các tác giả khác: “Nếu tác giả Nguyễn Trãi chỉ viết về tùng với những nội dung trên thì chúng ta chỉ 6 thấy cái chung mà chưa thấy cái hay, cái đẹp riêng trong tư tưởng và tâm hồn nhà thơ. Cây tùng thơ Nguyễn Trãi sở dĩ không lẫn giữa “rừng tùng” văn học Việt Nam chính là vì thi sĩ đã hóa thân, hóa hồn cho nó”.[29,61] Cuốn Nguyễn Trãi - Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường có phân tích bài thơ Tùng (NXB Giáo dục 1999) để giúp các em học sinh bước đầu nhận được vẻ đẹp về phương diện ngôn từ và từng lớp nội dung của bài thơ. Khi viết về ba người bạn mùa đông, thơ vịnh tùng thường được người đọc nhớ và thuộc hơn cả. Những tác giả không có thơ về cả “ ba người bạn” thì vẫn chọn tùng làm đề tài ngâm vịnh. Và cũng chính vì vậy mà trong số những bài phân tích, bình chú thì số lượng dành cho tùng vẫn nhiều hơn.Tuy nhiên vẫn còn một số bài phân tích về hình ảnh trúc và mai. Cũng trong cuốn Giảng văn, trong phần “ Thơ quốc âm Nguyễn Trãi”, tác giả Bùi văn Nguyên không chỉ bình giảng về bài tùng mà còn dành cho hai bài viết về trúc và mai nữa. Gần đây tác giả Mai Thị Thuận có đề tài Hình ảnh Hoa mai trong thơ Nguyễn Trãi.(Báo cáo khoa học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 04/2008). Trong báo cáo, người viết đã giúp chúng ta có cái nhìn hệ thống, bao quát và sâu hơn về hình ảnh hoa mai trong thơ Nguyễn Trãi. Thông qua hình tượng hoa mai chúng ta hiểu hơn được tài năng, nhân cách và bản lĩnh của Ức Trai. Như vậy, đã có khá nhiều những bài nghiên cứu, phân tích ba hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi, song chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, so sánh, đối chiếu cả ba hình tượng này. Kế thừa và phát huy thành quả của những người đi trước, trong luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu ba hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Ức Trai. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những bài, câu thơ trong Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập trực tiếp có hình tượng Đông thiên tam 7 hữu( tùng, trúc,mai). Bên cạnh đó chúng tôi có ý thức mở rộng, so sánh hình tượng tùng, trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi với các tác giả khác để tìm những điểm tương đồng và khác biệt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong 254 bài thuộc Quốc âm thi tập có khoảng 30 bài trùng với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà đến nay vẫn chưa phân định được rõ ràng là của tác giả nào, trong quá trình chờ kết quả nghiên cứu, thẩm định chúng tôi vẫn khảo sát tất cả những bài thơ trong Quốc âm thi tập. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi tư liệu: chúng tôi sử dụng văn bản Ức trai thi tập và Quốc âm thi tập trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên( Mai Liên chủ biên) tập 1, tập 3 , Nxb Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học , 2001. Có thể nói đây là những bộ sách được xem là có cơ sở khoa học và đầy đủ nhất về các tác phẩm Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo thêm một số văn bản thơ văn Nguyễn Trãi khác: Nguyễn Trãi toàn tập (in lần thứ hai) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1976. 3.2.2 Phạm vi khoa học: Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống hóa, phân tích hình tượng Đông thiên tam hữu trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Hình tượng Đông thiên tam hữu nhìn từ phương diện nội dung Hình tượng Đông thiên tam hữu nhìn từ phương diện nghệ thuật 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp thống kê, khảo sát, hệ thống hóa Phương pháp này nhằm hệ thống hóa những câu thơ, những bài thơ có hình tượng Đông thiên tam hữu theo những nội dung nghiên cứu của luận văn: 8 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ những vẫn đề về nội dung và nghệ thuật của hình tượng Đông thiên tam hữu từ những câu thơ, bài thơ đến những chùm thơ. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra những vấn đề chung từ những phân tích cụ thể. 4.3. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh hình tượng Đông thiên tam hữu với hình tượng cây, hoa khác(với cúc, liễu, đào…) trong thơ Nguyễn Trãi hoặc so sánh hình tượng Đông thiên tam hữu ở thi phẩm của Ức Trai với hình tượng Đông thiên tam hữu trong sáng tác của các tác giả khác. 4.4. Phương pháp liên ngành Luận văn sẽ giúp người đọc thấy rõ mối quan hệ giữa VHVN- và kí hiệu học, VHVN và mĩ học. Ở luận văn này, người viết sử dụng phương pháp so sánh liên ngành giữa văn học và kí hiệu học, văn học và văn hóa học để tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng Đông thiên tam hữu. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài. Chương 2: Hình tượng Đông thiên tam hữu nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Hình tượng Đông thiên tam hữu nhìn từ phương diện nghệ thuật 9 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Giới thuyết khái niệm Hình tƣợng Đông thiên tam hữu 1.1.1. Hình tượng và biểu tượng Trước hết chúng ta nên phân biệt rõ từng thuật ngữ hình tượng và biểu tượng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “ Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sỹ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể nó có thể làm cho người ta ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hoặc một sự kiện xã hội được cảm nhận” [10,147] Tuy nhiên mỗi tác phẩm đều có hệ thống hình tượng riêng. Thông qua hệ thống hình tượng người đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, thậm chí nét riêng của từng thời đại. Đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ biểu tượng. Việc cắt nghĩa và giải nghĩa khái niệm biểu tượng không phải là việc dễ dàng. Biểu tượng được nhìn dưới quan điểm triết học, biểu tượng dưới quan điểm tâm lí học,biểu tượng dưới quan điểm văn hóa…Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Biểu tượng là một khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động vào sự vật vào giác quan đã chấm dứt[8, 23] Để phân biệt biểu tượng và hình tượng, người ta cũng có rất nhiều căn cứ.Trước hết biểu tượng( Symbole) và hình tượng( Image) đều có giá trị nhận thức cảm tính và chủ quan trong việc phản ánh hiện thực khách quan và phương tiện diễn đạt là ngôn ngữ. Giữa biểu tượng và hình tượng cũng có sự 10 phân biệt đáng kể. Điều khác biệt cơ bản giữa biểu tượng và hình tượng chính là ở chỗ dù luôn có xu hướng mở rộng về nghĩa nhưng biểu tượng nghệ thuật bao giờ cũng hướng về tính cố định của nghĩa. Bất cứ biểu tượng nghệ thuật nào cho dù có phong phú về nghĩa bao nhiêu thì cũng có một nghĩa cố định, ít nhất là trong một giai đoạn thời gian nhất định. Trong khi đó hình tượng nghệ thuật chứa đựng cái mới, cái bất ngờ, nó phá hủy làm biến đổi quan niệm cố định về thực tại. Những khái quát nghệ thuật lớn thường không phải ngay lập tức được người đọc, người xem thừa nhận. Thêm nữa , không phải hình tượng nào cũng trở thành biểu tượng. Chỉ những hình tượng thực sự điển hình được công chúng thừa nhận, thể hiện một ý nghĩa sâu sắc nào đó mới trở thành biểu tượng. Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, GS,TS Lã Nhâm Thìn đã phân chia hình tượng nghệ thuật thành hai hệ thống: “Hệ thống hình tượng nghệ thuật được tạo nên bởi những ước lệ có sẵn trong quan niệm, trong sách vở và hệ thống hình được tạo nên từ chính bản thân đời sống” [27,126]. Ở nhóm hệ thống hình tượng thứ nhất, Nguyễn Trãi thường dùng các biểu tượng thiên nhiên như tùng, cúc, trúc, mai… Nhóm biểu tượng này không phải sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi bởi trước ông, nhiều thi nhân khác đã sử dụng. Với Nguyễn Trãi, giá trị của những hình tượng này không phải ở chỗ sáng tạo mà ở chỗ vận dụng chúng. Đặc biệt là qua ngòi bút của Nguyễn Trãi hình tượng ba người bạn mùa đông như tùng, trúc, mai đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ độc đáo. Tùng được xem là bậc đại phu có sức chống đỡ cao, sức chịu đựng lớn, có khả năng sinh sản vật dụng quý: thuốc trường sinh, làm rường cột cho nước nhà. Giáo sư Trần Đình Sử nhận xét “Đây không phải là cây tùng ẩn dật, lánh đời, cô ngạo mà là cây tùng bất cứ tình huống nào cũng hướng về đời, gắn bó và hữu ích cho đời.” [ 23, 560].Trúc cũng là hình tượng biểu tượng cho người quân tử bởi phẩm chất cao khiết. Mai được xưng tụng 11 vì tiết tháo trung thực, khảng khái. Nguyễn Trãi luôn chú ý đến cái đẹp của sự tu dưỡng, rèn luyện ở người quân tử. Càng thủa già,càng cốt cách Một phen giá, một tinh thần (Mai thi) Tùng, trúc, mai là những hình tượng nghệ thuật mang nhiều tầng ý nghĩa không chỉ trong thơ Nguyễn Trãi mà cả trong văn học trung đại Việt Nam. Lí giải về việc nên hiểu tùng, trúc, mai là hình tượng hay biểu tượng, trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đã nói rõ rằng: Trong Quốc âm thi tập, mặc dù tác giả không dùng thuật ngữ biểu tượng mà xem chúng như những hình tượng nghệ thuật có tính tượng trưng:“ Trong thơ Nôm Đường luật có nhiều hình tượng nghệ thuật biểu đạt những quan niệm Nho giáo về con người và xã hội. Phần lớn đó là những hình tượng có sẵn -trong sách vở hoặc trong quan niệm truyền thống được dùng như là những ước lệ tượng trưng có tính chất cố định”[27,126]. Như vậy có những lúc tùng, trúc, mai được xem là biểu tượng, có lúc lại được gọi là hình tượng. Nếu được gọi là biểu tượng, tùng, trúc, mai sẽ mang tính khái quát cao, nếu được xem là hình tượng thì đó là những hình tượng có sẵn trong sách vở hoặc trong quan niệm truyền thống được dùng như là những ước lệ tượng trưng có tính chất cố định. Vậy việc dùng thuật ngữ nào có lẽ chúng ta nên lựa chọn cho thật phù hợp. Với luận văn này, thay vì việc dùng thuật ngữ biểu tượng, người viết xin được dùng thuật ngữ hình tượng để nói về ba người bạn mùa đông. Bởi lẽ bên cạnh việc nâng lên thành biểu tượng, hình tượng còn mang ý nghĩa cụ thể, cảm tính. Ví dụ hình tượng tùng bên cạnh nghĩa biểu tượng để nói về người quân tử còn là loài cây được cảm nhận từ vẻ đẹp thiên nhiên. 12 1.1.2. Nguồn gốc, vị trí,mối quan hệ, ý nghĩa giữa tùng, trúc,mai Trước hết xin được nói về hình tượng tùng. Đây là loại cây thường mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Cây tùng mang sức sống bền bỉ, mọc trên những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà vẫn không chết, không đổ.Trong tuyết sương lạnh lẽo, khốc liệt, cây tùng vẫn xanh tươi, đứng vững trước những thử thách của thời gian. Phẩm chất của tùng tương đồng với phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu giữ vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ trước những biến cố dữ dội của cuộc đời. Người xưa vẽ và treo tranh tùng trong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hạc mây bảng lảng như muốn thể hiện khát vọng không ngừng của con người vươn tới các đích của Chân - Thiện - Mỹ.Trong tâm linh của người Á đông, tùng là cầu nối với thần linh. Khổng Tử cho rằng trồng tùng trên các đền thờ sẽ rất linh thiêng. Có lẽ không có một loài cây nào trên thế giới lại được coi trọng, tôn vinh đến nhường vậy và là nguồn đề tài vô tận cho thơ ca, nhạc, họa. Gạt sang bên những cái có màu sắc tôn giáo, tùng là biểu tượng cao đẹp, hoàn chỉnh của người quân tử. Bởi vậy người ta còn hay đặt tên cho con cháu là Tùng là Bách (Bách cùng họ với tùng, xưa nay được trồng trong dinh quan ngự sử) để gửi gắm những hoài bão vào hậu thế. Tùng mãi mãi tươi xanh cho xuân - hạ thu - đông và trong lòng người, cho đời thêm hương sắc. Trúc là loại cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé. Đốt cháy thân cây đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gẫy.Trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử, bởi cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại. Cũng như một người quân tử, hoa trúc chết đứng chứ không rũ xuống như loài hoa khác. Hoa mai tượng trưng cho sự thanh khiết. Hoa mai mang sức sống mãnh liệt, nó chịu qua gió tuyết mùa đông. Mỗi dịp xuân về, hoa mai nở bung năm 13 cánh, báo hiệu một mùa mới, một năm mới đã đến. Trong phong thuỷ, hoa mai biểu tượng cho sự cao thượng, hiển vinh. Hoa mai đơm bông, nở lộc đón xuân về đem lại giầu sang, tấn lộc tấn tài.Tuy có thân và cành gầy guộc, có hoa mỏng manh, và mang hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng ở bên trong mai là cả một sự kiêu dũng. Chính sự kiêu dũng này đã giúp hoa mai vượt qua được mùa gió sương hàn của mùa đông để đơm hoa kết nụ khi xuân về. Các nhà Nho xem mai là tấm gương cho về sự hoà hợp giữa chữ nhân và dũng. Như vậy loại tùng và trúc ít vàng lá về mùa đông, còn mai thì tuy lá rụng nhưng cứ đến độ lập xuân thì hoa mai nở trước tất cả các loài hoa, nở ngay giữa lúc đất trời còn giá lạnh. Tùng được gọi là đại phu tùng, ý nói sức chống đỡ cao, làm giường, làm cột được ví như vị đại phu quan trọng. Trúc còn được gọi là trúc quân tử ,ý nói người có phẩm chất tốt đẹp. Còn mai được gọi là ngự sử mai, tức người trung trực như chức ngự sử, có chức năng thanh tra, can gián vua quan. Mai còn được gọi là bách hoa khôi, tức ra hoa đầu tiên giống như người đỗ đầu, ưu tú nhất. Tùng và thông tuy khác nhau nhưng đều thuộc họ tùng bách, là họ có lá xanh bốn mùa, dễ sống kể cả nơi đất khô cằn và sống lâu hàng trăm năm, có loại đến hàng nghìn năm. Gỗ tùng hoặc thông rất rắn, có tinh dầu thơm ngát, có tùng hương rắn như hổ phách, có tùng khuẩn bám vào dễ lâu ngày biến thành phục linh …Trúc và tre cũng khác nhau tuy là một họ ở ta có mấy chục họ được ghi vào trúc phả, có loại to gọi là mai và hoa như hoa lau dùng làm chổi gọi là chổi bông mai, lại có loại trúc rất là nhỏ cao dưới một mét, lá nhỏ li ti như cây kim, loại trúc này ở Côn Sơn cũng có. Mai và mơ cũng khác nhau và có nhiều loại. Mai và mơ khác nhau ở chỗ thân mai xù xì , cành mai khúc khuỷu, còn thân mơ thì trơn tru. Mai có loại hoa trắng, hoa vàng, hoa hồng. Các loại hoa trắng lá mọc sau hoa, còn loại hoa hồng lại không có quả, hoa thơm dịu. Về mùa đông giá lạnh, cành mai tưởng như khô cứng , nứt nẻ bất thần chớm xuân là chồi nổi vút lên rất khỏe và hoa tung lên rất nhanh. 14