Cây dừa sáp trồng ở đâu

Dừa sáp là đặc sản Bến Tre hay Trà Vinh ? dừa sáp của tỉnh nào ngon nhất là câu hỏi của nhiều du khách khi đến thăm Trà Vinh và Bến Tre muốn biết, mời các bạn cùng Điện máy Sài Gòn tìm hiểu nhé.

1Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về trái dừa sáp là gì nhé

Cây dừa sáp trồng ở đâu
Anh Đặng Minh Bé cho biết tất cả trái trên cây đều đạt tỉ lệ 100% là trái sáp -Minh Tâm


 Những hạn chế này đã được các nhà khoa học của Trường ĐH Trà Vinh khắc phục khi nhân giống dừa sáp thành công bằng phương pháp nuôi cấy phôi.

Biến phôi dừa sáp thành cây giống khỏe mạnh

Từ lâu, dừa sáp được người trồng ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao. Đây là cây trồng thích hợp cho ngành dịch vụ và du lịch, lại có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, chịu ngập, kháng bão tố nên cũng là loại cây rất thích hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

Tuy nhiên, dừa sáp cực kỳ khó tính, chỉ cho sáp khi trồng trên đất của H.Cầu Kè.

Chưa hết, dừa sáp thuộc giống dừa cao, thụ phấn chéo, là sản phẩm của quá trình đột biến gen, do đó trong tự nhiên, tỉ lệ sáp trên cây rất thấp và không ổn định, dao động 2-25%.

Các nhà vườn chọn phương pháp ươm giống bằng cách chọn trái không sáp trên cây dừa có sáp để ươm thành cây. Cách nhân giống cổ truyền này dễ làm nhưng tỉ lệ đậu trái dừa sáp rất thấp, dưới 30%. Những đặc thù này đã hạn chế đến sản lượng dừa sáp và tất nhiên ảnh hưởng đến thu nhập của nhà vườn.

Theo TS Lâm Thái Hùng, trưởng khoa nông nghiệp - thủy sản Trường ĐH Trà Vinh, thành công của đề tài “Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh” là đạt được tỉ lệ đậu trái dừa sáp tới 90%.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trai, giảng viên bộ môn trồng trọt và phát triển nông thôn, khoa nông nghiệp - thủy sản Trường ĐH Trà Vinh, cho biết họ đã trải qua rất nhiều công đoạn: đầu tiên là lấy phôi trong trái dừa sáp để cấy, nuôi trong môi trường dinh dưỡng.

Khi phôi phát triển thành cây con khoảng 12 tháng tuổi sẽ đem ra vườn ươm thuần dưỡng cho cây quen với độ ẩm, môi trường bên ngoài, cây cao gần 1m mới cung ứng ra thị trường, tổng cộng mất khoảng 18 tháng.

Qua 8 năm nghiên cứu, năm 2012 nhóm mới thành công khi “biến” các phôi thành cây con khỏe mạnh với tỉ lệ nuôi cấy 10 phôi được 5 cây con. Đó chính là bước khởi đầu để đưa oại dừa độc đáo này vượt khỏi “lãnh địa” Cầu Kè, sống khỏe mạnh ở vùng đất khác, mở ra triển vọng cho bà con nông dân.

Cây dừa sáp trồng ở đâu
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trai theo dõi phôi giống dừa sáp trong phòng thí nghiệm -M.Tâm

Cây cho 100% trái sáp

Năm 2012, Trường ĐH Trà Vinh đã bán 400 cây dừa sáp giống 18 tháng tuổi với giá 800.000 đồng/cây cho các hộ ở H.Châu Thành trong tỉnh với cam kết tỉ lệ trái sáp đạt trên 70%.

Trong số những người mua giống, có người đã thu hoạch dừa sáp đợt đầu tiên vào năm 2016 với tỉ lệ trái sáp đạt đến 100%.

Thành công đó thuyết phục thêm một số hộ dân ở Châu Thành mua 150 cây giống dừa sáp của trường. Sở KH&CN Trà Vinh cũng mua 1.060 cây giống để xây dựng 6ha dừa sáp cấy phôi cho dự án nông thôn miền núi mà sở triển khai trong năm 2017.

Tại 2ha vườn dừa sáp của anh Đặng Minh Bé (xã Lương Hòa, H.Châu Thành, Trà Vinh), những cây dừa trĩu buồng xen cạnh những cây dừa trổ bông vàng tươi. Anh Bé là một trong những người đầu tiên mua cây giống dừa sáp bằng phương pháp cấy phôi của ĐH Trà Vinh.

Anh Bé cho biết năm 2012, anh mua 300 cây giống 18 tháng tuổi, đến năm 2016 thì 100 cây trong tổng số 300 cây đã cho thu hoạch trái. Cứ mỗi tháng mỗi cây cho một buồng, mỗi buồng trên năm trái, tất cả trái trên buồng đều đạt tỉ lệ 100% trái sáp. Riêng 200 cây dừa sáp còn lại trong năm nay sẽ lần lượt cho trái.

Theo anh Bé, sở dĩ anh mạnh dạn đầu tư loại dừa độc đáo này vì đã nghiên cứu kỹ thị trường của chúng. Hiện nhu cầu dừa sáp rất cao, không đủ cung ứng cho thị trường ĐBSCL nên sau khi dừa cho trái, thương lái đến mua rất đông.

Anh quyết định mở cơ sở kinh doanh dừa sáp để tự bán sản phẩm của mình. Nhiều khách hàng ở Nhật, Mỹ, châu Âu liên lạc với anh để mua với số lượng lớn, nhưng anh từ chối bởi không đủ hàng cung cấp. Nhiều du khách nước ngoài đến Trà Vinh khi thưởng thức loại dừa độc đáo này đã đề nghị mua dừa sáp số lượng lớn, anh cũng phải từ chối.

Anh Bé nói: “Giá cây cộng tiền phân bón, công chăm sóc... lên chừng 1,5 triệu đồng/cây, nhưng khi cây được 3,5 - 4 tuổi bắt đầu cho trái liên tục. Hiện mỗi cây trung bình một tháng cho một buồng 5-6 trái, đều là trái sáp, giá loại I dao động 160.000 - 200.000 đồng/trái, nên cứ mỗi tháng tôi bỏ túi 800.000 - 1.200.000 đồng/cây”.■

Trong chừng mươi năm trở lại đây, du khách đến Trà Vinh thường được nghe giới thiệu về một sản phẩm đang “hot” trên thị trường, một sản phẩm nghe quen nhưng cũng rất lạ có xuất xứ huyện Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh, đã trở thành niềm tự hào của người Trà Vinh bởi không đâu trên đất nước Việt Nam có loại sản phẩm độc đáo này: Dừa “sáp”.

Cây dừa sáp trồng ở đâu

Về hình dáng, dừa sáp giống như quả dừa bình thường nhưng là loại đặc ruột, cơm dày, mềm dẻo và béo hơn dừa thường, nước dừa đặc sệt trong veo như sương sa. Ảnh: Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè.

Về hình dáng, dừa sáp giống như quả dừa bình thường nhưng là loại đặc ruột, cơm dày, mềm dẻo và béo hơn dừa thường, nước dừa đặc sệt trong veo như sương sa. Một trái dừa sáp hiện nay được bán với giá tầm 150.000 đồng, có nơi có nơi còn lên đến 300.000 đồng, trong khi giá của một trái dừa thường chỉ giao động từ 6.000-12.000 đồng/trái.

Những người nông dân ở Cầu Kè, Trà Vinh cho biết dừa sáp trồng 3-4 năm sẽ cho quả.

Mỗi cây dừa sáp mỗi năm chỉ cho vài chục quả, nhưng trong số này chỉ có khoảng 1/3 có sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa sáp.

Giá cây giống dừa sáp nuôi cấy phôi đang được bán lên tới 900.000 đồng/cây trong khi các giống dừa phổ thông chất lượng cao hiện nay bán chỉ 50.000 – 60.000 đồng/cây.

Dừa sáp có thể xay làm sinh tố, làm thạch dừa mứt dừa, kem dừa... rất ngon và bổ dưỡng.

Niềm tự hào của người Trà Vinh

Dừa sáp hay còn gọi dừa kem có tên khoa học là Makapuno, một loại dừa tuy về hình thức không có gì khác biệt so với những trái dừa khác nhưng do đột biến gène hoặc điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết…, đã cho ra một loại trái mà bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choán gần hết phần không gian bên trong gáo Dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Cái tên “dừa sáp” quả đã diễn tả khá sinh động tình trạng của cơm dừa bên trong.

Theo qui luật phát triển của cây dừa, khi trái còn non thì cơm mềm dẻo và nước ngọt, đến khi trái già thì cơm dày cứng, nước lạt và có ga. Ở cây dừa sáp, nếu chỉ thu hoạch để uống nước thì phần cơm, nước bình thường như bao trái dừa khác, nhưng để qua giai đoạn lấy nước thì cơm dừa sáp tiếp tục phát triển dày lên gần đầy khoang trống. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dừa thường với hương vị đặc trưng.

Cây dừa sáp trồng ở đâu

Quan sát bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa cây dừa thường với cây dừa sáp. Ảnh: ĐMX

Căn cứ vào hình dạng và màu sắc của trái, người ta đã phân dừa sáp Cầu Kè thành năm loại: Dừa sáp tròn, Dừa sáp dài, Dừa sáp có cạnh, Dừa sáp vỏ xanh, Dừa sáp vỏ vàng.

 Thực tế tùy vào mỗi loại mà có độ cơm dừa dày, mỏng khác nhau. Để phân biệt trái dừa thường và dừa sáp, người ta phải lột vỏ - nếu dừa thường khi gõ vào nghe tiếng "tưng tưng" thì dừa sáp khi gõ vào lại nghe âm "cọc cọc"...

Dừa sáp có thương hiệu từ bao giờ?

Nguyên vào năm 1942, một vị sư cả người Khmer khi sang thăm Battambang đã được mời uống một thứ nước dừa rất ngon, đến khi trở về ông đã mang theo được 2 cây giống của loại dừa độc đáo này. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, có người đã xin được giống dừa này từ vị sư cả chùa Chợ (chùa Bô-tum Sa-cao) và đưa về trồng tại giồng Cây Xanh, cách thị trấn Cầu Kè chừng 4km.

Cây dừa sáp trồng ở đâu

Dứa sàp là niềm tự hào của người Trà Vinh. Ảnh: Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè.

Cho tới đầu những năm 2000, dừa sáp chỉ là thứ “ăn chơi” của người dân địa phương, không có giá trị về kinh tế bởi bán không có thương lái nào chịu mua, thậm chí có lúc người ta còn phải chặt bỏ loại cây này vì choán chỗ.                                                                                           

Do huyện Cầu Kè có nhiều điểm tổ chức Vu Lan thắng hội định kỳ hàng năm và thu hút khá đông khách hành hương đến từ nhiều địa phương khác, một số nhà vườn đã vận dụng dịp lễ này để bán dừa sáp như một hình thức tận thu. Với tài chế biến của các quán nước và hương vị ngon lạ đặc trưng, món dừa sáp đã thực sự chinh phục thực khách và được truyền miệng, lâu dần trở thành “món ngon phải nếm” cho bất cứ ai mỗi khi có dịp đến Cầu Kè.

Lên ngôi “Ông hoàng” của trái cây

Vậy là từ chỗ thấy lạ lẫm, hương vị ngon và trồng để ăn chơi hay làm quà biếu, chỉ trong một thời gian ngắn dừa sáp Cầu Kè đã nhanh chóng trở thành một loại đặc sản, một thương hiệu nổi tiếng đem lại niềm tự hào cho người dân tỉnh Trà Vinh và cải thiện cuộc sống của hàng trăm hộ dân huyện Cầu Kè. Tuy giá dừa sáp cao ngất ngưỡng nhưng nhờ hương vị độc đáo, “tiếng lành đồn xa” nên khách du lịch đến Trà Vinh ai cũng muốn thưởng thức và còn mua về tặng người thân, bạn bè…

Cây dừa sáp trồng ở đâu

Người Cầu Kè coi dừa sáp là "ông hoàng" của trái cây. Ảnh: Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè.

Nhiều người dân vùng Cầu Kè đã vui mừng kháo nhau cây dừa sáp quê mình đã lên ngôi “Ông hoàng” của trái cây. Cách ví von kiểu chân quê này tưởng không có gì là quá đáng, bởi hiện nay trên toàn cõi Việt Nam chưa có loại trái cây nào có cùng trọng lượng (1,3 – 1,5kg) mà bán được giá cao như dừa sáp. Đặc biệt do cung không đủ cầu, giá dừa sáp liên tục tăng đến chóng mặt. Nếu năm 2005 giá ở mức 40.000 – 50.000 VND thì đến nay đã đạt mức 200.000 VND / trái.

Trước sự hấp dẫn về giá trị kinh tế của cây dừa sáp, năm 2006, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu phát triển cây dừa sáp trên vùng đất xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè. Sở Khoa học - Công nghệ Trà Vinh đã phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa. Áp dụng vào thực tế, các kỹ sư đã tiến hành phun phấn đực cho bông cái trên tất cả các cây dừa sáp đang cho trái trên địa bàn huyện Cầu Kè.

Sở Khoa học - Công nghệ Trà Vinh cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu thành phố Hồ Chí Minh triển khai đề tài “Ứng dụng tiến độ kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyên canh dừa sáp”, hỗ trợ 20 nông dân trồng hơn 950 cây dừa sáp trên diện tích 6ha đầu giồng. Các hộ tham gia đã được cung cấp cây giống và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dừa sáp.

Với việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô, đã cho ra một thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đáp ứng nhu cầu trồng dừa sáp của nông dân. Các nhà khoa học cũng hy vọng việc triển khai các dự án sẽ giúp nâng tỷ lệ trái sáp, mở ra triển vọng mới cho nhà vườn và huyện Cầu Kè phát huy lợi thế đặc sản, kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch miệt vườn ở vùng ven sông Hậu. 

Năm 2008, tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo huyện Cầu Kè xây dựng dự án trồng chuyên canh 50ha dừa sáp (tương đương trồng 9.000 cây dừa) tại xã Hòa Tân. 78 hộ nông dân, hầu hết là người dân tộc Khmer ở ấp Chông Nô 1, Chông Nô 2, Chông Nô 3 được dự án hỗ trợ 60% tiền cây giống cho nông dân và hướng dẫn khoa học kỹ thuật trồng dừa. Nhờ đó đến nay toàn huyện Cầu Kè đã có hơn 22.000 cây dừa sáp, trong đó xã Hòa Tân có gần 17.000 cây, khoảng 40% đã cho trái.

Trong tương lai, huyện Cầu Kè sẽ trồng đại trà sừa sáp trên mảnh đất Hòa Ân, tạo thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có dầu và là điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn. Với việc sừa sáp có trái quanh năm, đời sống của người trồng dừa sẽ dần được ổn định.

Hỏi Đáp Ở đâu