Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy phương thức biểu đạt

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Tự học – một nhu cầu thời đại của Nguyễn Hiến Lê để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

3 đề đọc hiểu Tự học – Một nhu cầu thời đại

Đề đọc hiểu số 1:

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.(0.5 đ)

Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản “…Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?” (0.5 đ)

Câu 3. Nêu ý hiểu của anh (chị ) về câu Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.(1đ )

Câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh (chị )là gì?.( 1đ )

Đáp án

Câu 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt : nghị luận.

Câu 2. Thao tác lập luận sử dung trong phần văn bản(đoạn 1)là : + so sánh; “Đọc sách” –‘ thú đi chơi bộ.’ + phân tích: những câu còn lại.

Câu 3. Giải thích từ :” Tự học” là tự tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu…

“Du lịch” là hoạt động của con người nhằm khám phá, tham quan, giải trí trải nghiệm…

– Ý cả câu; Tự học là cái thú lớn giúp con người có được những khám phá trải nghiệm, biểu biết như du lịch nhưng là trong cả không gian lẵn thời gian.

Câu 4. Thông điệp lớn nhất ở phần văn bản trích là; Tự học ( Qua sách vở) đem lại ý nghĩa rất lớn với chúng ta. (Nếu không thoát ý chỉ cho nửa số điểm của thông điệp) 0,5đ

…………………………………….

Đề đọc hiểu số 2:

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[…] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn các danh nhân trong muôn thuở.

Chắc bạn còn nhớ lời của Von – te: Người siêng học lần lần tự khoác cho mình một cái tôn vọng mà chức tước, của cải đều không cho được”. […]

Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một tòa đền […]. Ở đây không có hương, không có trầm nhưng có hàng chục, hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách vở nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh?”

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2003 – Trích theo Ngữ Văn 11 – Tập một – NXB GD 2009, tr 212)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy giải thích cụm từ “thú vui rất thanh nhã” mà người viết sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê: “sách nào đứng đắn mà chằng là một cuốn kinh?”. Vì sao?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2:

“Thú vui rất thanh nhã” là niềm say mê vui thú mang sắc thái lịch sự, khiêm tốn không phô trương nhưng lại đem đến cho người đọc những niềm vui đích thực.

Câu 3:

_ Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh: so sánh tự học cũng như đi du lịch

+ Điệp từ: du lịch

_ Tác dụng: khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tự học đối với mỗi cá nhân.

Câu 4:

Vì:

– Một cuốn sách hay còn mang lại cho ta những tri thức, kinh nghiệm của nhân loại.

– Cuốn sách hay còn bồi đắp tư tưởng, tình cảm hướng con người đến cái đích chân – thiện – mĩ.

……………………………………………….

Đề đọc hiểu số 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng tay chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở.

(Nguyễn Hiến Lê – Tự học – một nhu cầu thời đại)

Câu 1. Xác định những câu văn sử dụng thao tác lập luận so sánh, nêu tác dụng của việc so sánh đó.(1đ)

Câu 2. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? (1đ)

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 dòng, nêu ý kiến về vai trò quan trọng của việc tự học đối với mỗi học sinh.(1đ)

………………………………………………………

Trên đây là một số đề đọc hiểu Tự học – một nhu cầu thời đại (Nguyễn Hiến Lê) mà THPT Sóc Trăng đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Để các em có cái nhìn bao quát hơn về tầm quan trọng của việc tự học, THPT Sóc Trăng muốn chia sẻ đến các em bài văn nghị luận xã hội về tinh thần tự học để các em tham khảo.

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Tự học – một nhu cầu thời đại của Nguyễn Hiến Lê để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề) 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“…  Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

      Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”


( Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.(0.5 đ)

Câu 2.  Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“…  Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? .(0.5 đ)

Câu 3. Nêu ý hiểu của anh (chị ) về câu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.( 1đ )

câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh (chị ) là gì? .(1,0 đ)

II. LÀM VĂN  ( 7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 đ). Từ thông điệp có ở phần văn bản đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường phổ thông : xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh.

Câu 2. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

 ---------------------------------- Hết ------------------------------------


Page 2

Câu 1 (2,0 điểm) Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo một số nội dung chính sau:

- Giới thiệu vai trò của việc đọc sách với học sinh trong nhà trường: giúp mỗi bạn học sinh có thêm tri thức, hiểu biết, có thêm kinh nghiệm sống... - Nêu tình trạng đọc sách của học sinh hiện nay: Việc phát triển công nghệ thông tin khiến cho mạng Internet trở nên phổ biến, việc đọc sách của HS bị suy giảm, tình trạng "lười" đọc sách xuất hiện ở nhiều người.

- Nội dung đề xuất

  • Nhà trường cần có tủ sách phong phú ( có thể của học sinh trong gia đình của lớp, của nhà trường)
  •  Nêu gương những cá nhân đọc sách tích cực
  • Triển khai phong trào đọc sách ở các lớp
  • Thi : Học sinh giới thiệu sách trong một dịp nhất định.
  • Lấy nội dung đọc sách nằm trong tổng kết thi đua của học sinh.

- Rút ra bài học, hành động cho bản thân: Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, có kế hoạch đọc sách mỗi ngày cho bản thân, lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu và có giá trị để đọc...

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

-  Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; giới thiệu 2 ý kiến. - Vài nét về tác giả Kim Lân - Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt” - Giới thiệu hai ý kiến

2. Thân bài


a. Giải thích ý kiến - “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót. Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”. - “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cảm hứng chủ đạo của

b. Cảm nhận về tác phẩm “Vợ nhặt”


- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê thảm mùa

  •  Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết sức mong manh.
  •  Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
  •  Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
  •  Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người.

- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân nghèo của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ

  •  Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người.
  •  Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình.
  •  Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống.

c.Bình luận về ý kiến - Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động. Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm. - Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác nhau nhưng không hề đối lập. Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này.

3. Kết bài. Khái quát vấn đề nghị luận