Cách tính Current Ratio

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn tài sản của chính doanh nghiệp mà còn xuất phát từ các khoản vay. Hàng kỳ, công ty sẽ phải phân tích, tính toán để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Chỉ số hỗ trợ các nhà quản trị giải quyết được vấn đề đó là Current ratio. Nếu bạn đang thắc mắc Current ratio là gì và có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu ngay dưới đây! 

1. Current ratio là gì?

Current ratio hay còn được biết đến là tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. Đây là một chỉ số cho biết tỉ số giữa tài sản lưu động hiện có và nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đó.

Một công ty sẽ có một khoảng thời gian giới hạn để huy động vốn trả cho những khoản nợ ngắn hạn. Các tài sản lưu động có thể kể đến như tiền, các khoản tương đương tiền và chứng khoán bán được dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn. Các công ty có số lượng tài sản lưu động lớn hơn sẽ dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn mà không phải bán bớt các tài sản dài hạn tạo ra doanh thu.

Cách tính Current Ratio

2. Công thức tính khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio) chuẩn xác

Để tính được khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, các bạn áp dụng theo công thức sau:

Current Ratio = (Current Assets) / (Current Liabilities)

⇔ Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn 

Trong đó: 

Các giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sẽ dựa trên số liệu của trong bảng báo cáo tài chính trong một kỳ kế toán.

Tài sản ngắn hạn chính là những tài sản hiện có của doanh nghiệp như: các tài sản lưu động dùng trong lưu thông (tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu,...) và các tài sản lưu động được dùng trong sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu, các sản phẩm dở dang,...)

Cách tính Current Ratio

Ví dụ: Một công ty có tổng tài sản ngắn hạn là 1300 USD, nợ ngắn hạn 1100 USD

=> Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty = 1300 / 1100 = 1.18

3. Ý nghĩa của Current ratio đối với doanh nghiệp

Kết quả tính toán của Current ratio có giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp, là một trong những chỉ số giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ hoạt động. 

Trước tiên, kết quả Current ratio sẽ cho biết số tài sản ngắn hạn hiện tại của công ty có đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn hay không? Sau đó, từ việc đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nhà quản trị có thế đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để đưa ra quyết định huy động vốn trong trường hợp tài sản ngắn hạn hiện có không đủ để trả nợ. 

Cách tính Current Ratio

 

4. Current ratio cao​​​​​​​ hay thấp ảnh hưởng như thế nào?

Chỉ số Current ratio của doanh nghiệp cao hay thấp sẽ phản ánh việc doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả nợ ngắn hạn hay không.

Nếu Current ratio > 1: Tỷ lệ thanh toán hiện hành cao, có nghĩa là tài sản ngắn hạn mà công ty hiện có đủ để thanh toán hết khoản nợ ngắn hạn. 

Nếu Current ratio < 1: Ngược lại, tỷ lệ thanh toán hiện hành của doanh nghiệp thấp, điều đó nói lên rằng hiện tại, doanh nghiệp không có đủ khả năng để trả hết các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên, việc không có khả năng thanh toán hết nợ ngắn hạn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phá sản. Bởi, các nhà quản trị có thể sử dụng một số biện pháp khác để khắc phục để huy động vốn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không thể chắc chắn việc chỉ số current ratio cao cũng nói lên việc tài chính của công ty đang tốt. Vì con số hiển thị trên bảng báo cáo tài chính chỉ là một con số chung chung. Tài sản hiện hành của công ty có thể sẽ bao gồm hàng tồn kho, cổ phiếu, tiền vốn vay dài hạn, tiền trả trước người bán. Do đó, ngoài việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp cũng cần phải trả nợ vốn đầu tư đã vay và được tính vào tài sản hiện có.

Từ đó, chỉ số Current ratio cần kết hợp với các chỉ số liên quan khác để thể hiện chính xác nhất tình hình tài chính của công ty

5. Sự kết hợp giữa Current ratio và Quick ratio

Nếu chỉ dựa vào tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn thì sẽ không thể đưa ra được kết luận chắc chắn về tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao chỉ số quick ratio xuất hiện và bổ trợ cho Current ratio. 

Quick Ratio là tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Nếu như Current Ratio có cách tiếp cận khái quát hơn đó là tính toán dựa trên tất cả tài sản ngắn hạn hiện có của công ty thì Quick ratio tiếp cận sâu hơn vào tài sản ngắn hạn nhưng cụ thể là các tài sản liên quan đến tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các tài sản có tính thanh khoản cao. Điều đó tức là các tài sản khác của công ty như hàng tồn kho, đầu tư tài chính sẽ không được dùng để tính quick ratio. 

Cách tính Current Ratio

Chính bởi vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cần tính chính xác về khả năng thanh toán nợ trong một khoảng thời gian gấp gáp thì nên sử dụng tỷ số thanh toán nhanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra được hướng đi tiếp theo để thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn nếu như tỷ số thanh toán nhanh quá thấp. 

Tạm kết: Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về chỉ số Current Ratio. SAPP Academy mong rằng các bạn đã được giải đáp thắc mắc thông qua nội dung bài viết này. Nếu cần giải thích rõ ràng hơn về bất cứ thông tin gì, hãy liên hệ với SAPP qua Website và Fanpage nhé!

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các Tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể nhất

1. Tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio là gì?

Tỷ số thanh toán nhanh tiếng Anh là Quick ratio

Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”. Mà “Tài sản có tính thanh khoản” là bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho.

2. Cách tính Tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio:

Công thức xác định Tỷ số thanh toán nhanh - Quick Ratio:

Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty.

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

3. Ý nghĩa của Tỷ số thanh toán nhanh - Quick Ratio:

Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) cho thấy rằng liệu Công ty có đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của mình mà không cần bán đi hàng tồn kho hay không.

Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành trong một số trường hợp cụ thể

Ví dụ: Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty, mà chúng ta cần loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho, khi đó ta sẽ sử dụng đến Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio.

Nếu tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) < 1: cho thấy khả năng Công ty với các tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho, không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty sẽ cần phải xem xét đến khả năng, có thể sẽ phải bán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn.

Nếu Tỷ số này càng gần sát về 0, và Tỷ số thanh toán hiện hành cũng gần về bằng 0, cho thấy Doanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của Công ty, có khả năng phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản.

Nếu tỷ số này thấp hơn nhiều so với Tỷ số thanh toán hiện hành, điều này cho thấy Doanh nghiệp đang tập trung quá nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho, mà không nắm giữ các tài sản dễ dàng chuyển đổi hơn thành tiền để linh hoạt trong việc thanh toán cho các nhà cấp.

Nếu tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio) > 1: cho thấy khả năng thanh toán của Công ty vẫn đang tốt, Công ty không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn.

4. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio):

Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:

Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần ABC đến ngày 31-12-2021.

Cách tính Current Ratio

Tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio)  = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho = 49.000 - 27.000 = 0,6
Nợ ngắn hạn 36.400

Tỷ số Thanh toán nhanh (quick ratio) của Công ty ABC cho năm 2021 là:

Quick Ratio = 0,6 cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, Công ty ABC có 0,6 đồng Tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn không tính tới ảnh hưởng của Hàng tồn kho.

Tỷ số Quick Ratio được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.

Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể nhất

Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Cách tính Current Ratio