Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

(Nguồn: Pinterest)

Độ pH của sữa rửa mặt là vấn đề mà các chị em luôn quan tâm và là một trong những tiêu chí hàng đầu để chọn sản phẩm này. Nếu bạn là người cực kỳ chú trọng độ pH cũng như muốn đoán được độ pH của sữa rửa mặt bạn đang dùng liệu có tốt như bạn đã nghĩ? Vậy thì danh sách các cách nhận biết mà Đẹp365 đã tổng hợp dưới đây chính là dành cho bạn.

2 cách chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt phổ biến

Cách 1: Thử trực tiếp và quan sát

Một làn da được xem là khỏe sẽ có chỉ số pH khoảng 4 – 6, tức là hơi mang tính axit một chút. Do đó bạn cần phải tìm một sản phẩm có khả năng trung hòa độ pH, giúp rửa trôi lớp dầu nhờn cũ cùng bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ, đồng thời hỗ trợ da sản sinh lớp dầu mới. Cụ thể hơn, bạn cần một sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH cao hơn độ pH của da một tí, tầm 6 – 6.5 là lý tưởng để chúng có thể làm gãy các liên kết bã nhờn, dầu thừa trên bề mặt da.

Cách phổ biến nhất là thử trực tiếp và quan sát. (Nguồn: Pinterest)

Để chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt. Đầu tiên, bạn cứ chọn bừa một tuýp sữa rửa mặt bất kỳ. Trích 1 lượng nhỏ sữa rửa mặt đề dùng thử.

  • Nếu sau khi làm sạch da mặt mà bạn có cảm giác sạch sẽ, khô ráo, căng da. Chính sự căng da này đang báo động việc tính kiềm quá mạnh của sữa rửa mặt khiến da bạn từ từ yếu đi mà bạn không hề hay biết.
  • Còn nếu da bạn không có hiện tượng này thì bạn có thể yên tâm phần nào về sữa rửa mặt mà mình đang sử dụng nhé.

Cách 2: Thử bằng quỳ tím

Để chẩn đoán được độ pH của sữa rửa mặt, bạn cũng có thể sử dụng giấy quỳ tím (mua ở hiệu thuốc). Độ pH được biểu thị bằng màu sắc và được đo giá trị từ 0 đến 14. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch:

  • Nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính.
  • Nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm.
  • Giấy chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit.

Quỳ tím cũng là một cách hiệu quả để đo được độ pH trong sữa rửa mặt. (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện:

  • Đoán được độ pH của sữa rửa mặt bằng cách hòa tan sữa rửa mặt cùng 1 chút nước, đặt giấy quỳ tím vào hỗn hợp.
  • Chờ khoảng 2 phút sau đó mang giấy quỳ đo vào bảng sau và đọc độ PH của sản phẩm.
  • Nếu sữa rửa mặt có độ pH trên 7, tức là sản phẩm có chứa nhiều kiềm nên dễ gây khô da, bong tróc, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ.
  • Một sản phẩm sữa rửa mặt an toàn nên có độ từ 4-6 mà tốt nhất nên là 4,7.
  • Nếu sản phầm có có độ PH < 4 , nghĩa là sản phẩm có chứa quá nhiều axit, dễ gây ngứa và bào mòn bề mặt da. Nhất là đối với làn da nhạy cảm.

Bạn có thể đo độ pH của sữa rửa mặt ngay tại nhà một cách dễ dàng. Nguồn (Internet)

Nhưng bạn nên lưu ý, cách này cũng chỉ cho kết quả tương đối chứ không chính xác 100% và chỉ mang tính chất tham khảo vì khi hòa chung sữa rửa mặt với nước thì độ pH của sản phẩm cũng đã bị ảnh hưởng phần nào.

Điều bạn cần chú ý và quan tâm nhất trong các quy trình chăm sóc da hằng ngày vẫn chính là thấu hiểu làn da. Hãy luôn luôn lắng nghe da của bạn để có thể chẩn đoán đoán được độ pH của sữa rửa mặt một cách chính xác cũng như lựa chọn được sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho da nhé!

Độ pH của sữa rửa mặt có tác động rất lớn đến sức khỏe làn da của bạn. Nếu dùng sản phẩm có độ pH không phù hợp sẽ khiến da bị xấu đi, nặng hơn thì có thể bị tổn thương.

Bạn có muốn biết sữa rửa mặt có độ pH bao nhiêu không là phù hợp với da không? Cùng DHC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Độ pH của sữa rửa mặt là gì?

Độ pH (potential Hydrogen) gồm có các chỉ số từ 0 -14 giúp nhận biết tính axit hay tính kiềm của một loại chất nào đó.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Độ pH là chỉ số đo tính axit hoặc kiềm của chất

Khi xem xét độ pH, việc tăng hay giảm con số sẽ thể hiện độ kiềm hay axit của chất đó. Nếu sản phẩm thử nghiệm của bạn có độ pH < 7 có nghĩa là chứa nhiều tính axit. Khi độ pH > 7 thì sản phẩm chứa nhiều kiềm, nếu độ pH = 7 thì môi trường trung tính.

2. Tại sao nên chọn sữa rửa mặt có độ pH phù hợp?

Độ pH quá cao hoặc quá thấp đều có tính xói mòn cao. Đó là điểm quan trọng để chúng ta quyết định sử dụng một loại sữa rửa mặt an toàn cho da. Trên bề mặt da của chúng ta luôn có lớp màng giúp bảo vệ da khỏi những tổn thương và tấn công từ bên ngoài.

Lớp màng này có độ pH là 5.5 - nghĩa là da mặt chúng ta hơi có tính axit. Với độ pH này thì lớp màng có thể phát huy khả năng giữ ẩm và giúp các lợi khuẩn trên da phát triển.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Sữa rửa mặt có độ pH phù hợp tạo môi trường cho da khỏe mạnh

Ngoài ra, độ pH phù hợp trong sữa rửa mặt còn góp phần giúp các sản phẩm kem dưỡng thẩm thấu nhanh và sâu hơn vào da, đem lại hiệu quả chăm sóc da tốt hơn. Nếu dùng sữa rửa mặt có độ pH quá cao (8 - 12) sẽ làm mất đi màng axit bảo vệ, khiến lớp lipid của da bị tổn thương.

Khi dùng sản phẩm như thế mỗi ngày, da của bạn sẽ càng lúc càng bị bào mòn, dễ bị tia UV/BV tấn công, khô da, bong tróc, mất nước,... Thậm chí có nhiều trường hợp da nhanh lão hoá, kích ứng và gây ra nhiều bệnh về da rất nghiêm trọng.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Độ pH cao khiến da dễ bị cháy nắng

Còn nếu sữa rửa mặt có độ pH quá thấp (<7) thì sao? Nghĩa là sữa rửa mặt có tính axit khá cao. Trong tình trạng da bình thường với mức pH thấp vừa phải, tính acid này chính là môi trường lý tưởng cho enzyme hoạt động giúp dưỡng cho da, tẩy tế bào chết và tăng vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, nếu độ pH thấp hơn so với ngưỡng an toàn thì sẽ khiến độ ẩm tăng mạnh, gây tiết nhiều bã nhờn. Điều này sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn P.acnes phát triển gây mụn.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Độ pH quá thấp sẽ khiến mụn nhanh chóng phát triển

>> Xem thêm: Sữa rửa mặt có độ pH phù hợp cho da dầu

3. Độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là tốt?

Để bảo vệ lớp màng trên da thì độ pH của sữa rửa mặt phải tương đương với độ pH chuẩn trên da. Có nghĩa là độ pH phù hợp dành cho sữa rửa mặt phải ở mức 5.5-6.5.

Với mức pH này, sữa rửa mặt có thể phá bỏ liên kết của bã nhờn trên bề mặt da, giúp làm sạch nhờn và bụi bẩn đồng thời vẫn duy trì được độ ẩm tự nhiên của làn da. Nhờ đó mà làn da có được vẻ mịn màng, căng nhẹ với độ đàn hồi tốt.

4. Cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt

4.1. Rửa trực tiếp lên da tay và quan sát, cảm nhận

Đầu tiên, lấy một lượng sữa rửa mặt cho vào mu bàn tay, vẩy nước lên và tạo bọt. Tiến hành massage đều tay như khi rửa mặt bình thường. Sau đó, bạn rửa lại với nước sạch rồi lau khô.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Kiểm tra sữa rửa mặt ngay trên mu bàn tay

Bạn để ý nếu vùng da mu bàn tay có dấu hiệu căng lên, rất sạch sẽ và khô ráp thì chứng tỏ độ pH của sản phẩm rất mạnh, nghĩa là cao hơn 6.5 - 7. Sữa rửa mặt ở  mức pH này có tính kiềm nhiều, từ đó làm da mặt trở nên yếu hơn. Nhưng nếu da vùng da thử nghiệm không có hiện tượng như trên thì bạn có thể dùng.

>> Xem ngay: Biotin là gì? Biotin có tác dụng gì?

4.2. Đo pH bằng giấy quỳ tím

Cho một ít sữa rửa mặt dịu nhẹ ra cốc nước, hòa tan hoặc tạo bọt, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào cốc. Nếu giấy quỳ vẫn giữ màu bình thường thì sản phẩm có độ pH trung tính, nếu hoá xanh thì giàu kiềm và hoá đỏ thì nhiều axit.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Dùng giấy quỳ tím là cách thông dụng nhất để đo độ pH

Tiếp tục lấy giấy quỳ đó cho đem so sánh với bảng màu quỳ tím, để nhận biết chính xác nồng độ pH tương ứng trong sản phẩm. Nếu sữa rửa mặt có pH > 7 nghĩa là chứa rất nhiều kiềm thì sẽ làm da bị khô, căng, bong tróc, dễ kích ứng và cháy nắng.

Nếu pH < 5.5 thì sản phẩm chứa quá nhiều axit, sẽ gây kích ứng, mẩn đỏ và làm mòn da. Nếu pH từ 5.5 - 6.5 thì bạn có thể yên tâm dùng loại sữa rửa mặt đó.

Tổng kết

Qua bài viết này chúng ta có thể thấy, độ pH phù hợp của sữa rửa mặt là giao động ở 5.5-6.5. Mức độ pH quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến da bị tổn thương. Tuy nhiên, còn tùy vào loại da mà bạn nên chọn loại sữa rửa mặt sao cho phù hợp.

Chúc bạn luôn có một làn da khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ mẹo làm đẹp từ DHC Việt Nam nhé!

Skip to content

“Cân bằng độ pH” là cụm từ thường xuất hiện ở công dụng của một số loại mỹ phẩm cũng như những chia sẻ làm đẹp của phái nữ. Vậy độ pH trong mỹ phẩm là gì?

Độ pH Là Gì?

Độ PH được giới thiệu vào đầu những năm 1990, PH là viết tắt của từ “Potential of Hydrogen” và được sử dụng để mô tả tỉ lệ axit-trung tính-kiềm của một chất, nó có khoảng từ 0 (tính axit yếu nhất) đến 14 (tính axit mạnh nhất).

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Thang đo độ pH

Độ PH của cơ thể là khoảng vào 7 pH- đây là mức trung bình. Tuy nhiên, độ pH của làn da thì thấp hơn, ở mức khoảng 5.5 pH. Điều này có nghĩa rằng làn da của chúng ta mang tính axit nhẹ. Theo thông tin của Trung tâm Quốc gia về thông tin Công nghệ Sinh học Mỹ thì độ pH của da ở mức 5 pH (4-5) sẽ tốt hơn là từ 5 pH trở lên. Hầu hết các loại xà phòng và mỹ phẩm có độ pH là 8-10, mang tính kiềm.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Độ pH lý tưởng

Duy trì sự cân bằng độ pH là điều cần thiết để giảm thiểu các vấn đề về da. Lớp vỏ axit trên bề mặt da chính là lớp đầu tiên giúp bảo vệ da khỏi các vị khuẩn xâm nhập, và giúp cho làn da – cơ quan lớn nhất của cơ thể luôn ở phong độ tốt nhất. Lớp vỏ axit này được tạo thành từ các chất bã nhờn (axit béo tự do) được tiết ra từ tuyến bã nhờn của da, trộn với axit amin từ mồ hôi để tạo ra độ pH của da.

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Lớp biểu bì bên ngoài đóng vai trò bảo vệ làn da tránh những tổn thương

Lớp vỏ axit chính là rào cản của làn da, có trách nhiệm lưu giữ chất béo và độ ẩm, đồng thời ngăn chặn mầm bệnh, ô nhiễm, độc tố và vi khuẩn” – Patricia Wexler, một bác sĩ ở New York giải thích. “Để có thể làm việc hiệu quả nhất thì lớp vỏ này nên hơi có tính axit, khoảng 5,5 pH. Khi nó mang tính Kiềm quá thì làn da sẽ trở lên khô và nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm, bị mụn, các enzym cũng sẽ phá hủy collagen và gây ra nhếp nhăn khiến da chảy xệ”.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu độ pH của làn da mất cân bằng?

Khi độ pH cao hay thấp hơn mức cân bằng tự nhiên thì lớp màng bảo vệ sẽ bị phá vỡ và làn da dễ dàng gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng:

– Độ độ pH quá thấp, làn da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn.

– Nếu độ pH cao vượt mức cân bằng thì làn da lão hóa sớm và có một số biểu hiện như da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện.

– Da bị viêm nhiễm, sưng rát, mụn xuất hiện và dễ kích ứng cũng là vấn đề da gặp phải khi bị mất cân bằng độ pH.

– Lớp màng bảo vệ bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng da mất cân bằng độ pH không có nhiều. Các bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lớp màng ẩm bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh từ bên trong.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có độ pH cao hoặc thấp hơn mức tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu.

Nguyên nhân thứ 2 là do chăm sóc da không đúng cách như thường xuyên rửa mặt với nước nóng, số lần rửa mặt quá nhiều lần/ngày, chà xát mạnh lên da…

Chế độ ăn uống không khoa học là khi ăn các thức ăn có tính kiềm thì tính axit trên da có xu hướng tăng và nếu ăn nhiều thức ăn có tính a xít thì độ kiềm trên da tăng.

Mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng độ pH

Theo nghiên cứu, độ pH lý tưởng nhất cho làn da nằm ở ngưỡng 5,5 . Đây là lúc mà làn da rạng rỡ, khỏe mạnh và có khả năng ngăn ngừa các vi khuẩn hiệu quả nhất vì khi đó màng acid mantle sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiêu diệt những nhân tố có hại từ ngoài môi trường, hạn chế mụn, giúp bề mặt da sáng khỏe, căng mịn. Ngoài ra, acid mantle có độ pH từ 4.5 đến 6.2, nên việc lựa chọn mỹ phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ vô tình làm tổn thương lớp màng bảo vệ này, từ đó kéo theo rất nhiều hệ lụy như mụn, lão hóa, kích ứng…

Cách kiểm tra độ pH của mỹ phẩm

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có độ PH trong khoảng phù hợp để bảo vệ màng acid mantle tối ưu nhất

Độ pH trong mỹ phẩm quá thấp sẽ khiến da tiết dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn. Ngược lại, độ pH trong mỹ phẩm vượt quá mức cân bằng khiến da bị lão hóa sớm (da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện…). Hơn nữa, khi lớp màng bảo vệ da bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

Làm thế nào để cân bằng độ pH – đảm bảo làn da khỏe đẹp?

Để đảm bảo độ pH của làn da luôn ở trạng thái cân bằng, các chuyên gia da liễu khuyến cáo như sau:

Chỉ sử dụng mỹ phẩm có độ pH đúng chuẩn: Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy trang… có độ pH trung bình từ 4-6. Tránh dùng các sản phẩm có độ pH từ 7 trở lên với tính kiềm cao dù làm sạch sâu, giúp da mặt thông thoáng nhưng chỉ sau 1 thời gian da sẽ bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên.

Những sản phẩm chăm sóc nào có thể làm thay đổi độ pH của da?

Khi bạn dùng thường xuyên các sản phẩm chăm sóc da có độ pH <5 hoặc trên >10. Theo lí thuyết thì lý tưởng nhất là 5.0 – 6.5.

– Nguyên nhân lớn nhất đầu tiên đó là sữa rửa mặt. Đa số khách hàng khi mua 1 sản phẩm sữa rửa mặt đều chú trọng đến nhãn hiệu gì, có nổi tiếng không, có sạch da không mà ít để ý đến độ pH của nó. Rửa mặt với một sản phẩm có độ pH quá cao (Alkaline) sẽ làm phá huỷ môi trường tự nhiên của da. Làn da con người sau khi được làm sạch sẽ tốn 3h đến 16h để tự cân bằng lại môi trường ổn định. Thời gian tự cân bằng càng ngắn sẽ càng tốt cho da. Vì vậy khi dùng một loại sữa rửa mặt có độ pH cao tức là bạn đang kéo dài thời gian (có khi lên đến 16h) để giúp da ổn định trở lại.

Lặp đi lặp lại việc này lâu dài sẽ làm da bạn làm việc nhiều hơn, và dần dần da sẽ yếu hẳn đi. Thêm vào đó khi làn da mất độ cân bằng, nó sẽ tự bảo vệ bằng cách tiết ra dầu nhiều hơn. Do đó các bạn sẽ gặp trường hợp dùng rất nhiều sản phẩm kềm dầu (for oily skin) mà da ngày lại càng đổ dầu, lỗ chân lông to hơn, dễ bị nổi mụn.

– Toner (nước cân bằng): cũng tương tự với sữa rửa mặt. Nếu một loại toner tốt, có độ pH từ 4-6.5 nó sẽ giúp da bạn cân bằng lại nhanh hơn.

Tùy thuộc vào công dụng, thành phần của sản phẩm sẽ có độ pH khác nhau. Dựa vào đó, sẽ có cách lựa chọn độ pH tương ứng với độ pH sinh lý của da, hạn chế được tối đa kích ứng. Đặc biệt với những người có quy trình chăm sóc da sử dụng nhiều sản phẩm càng cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đồng thời nên sử dụng theo nguyên tắc: Sản phẩm có độ pH thấp thì sử dụng trước, pH cao thì sử dụng sau.

Lựa chọn mỹ phẩm dựa theo độ pH tương ứng

Không có một con số chính xác nào cho độ pH trong mỹ phẩm. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của sản phẩm và nhu cầu của làn da. Vì thế, bạn dễ thấy rằng pH trong mỹ phẩm sẽ trải dài từ axit (<7) tới kiềm (>7). Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể phân loại được độ pH của từng sản phẩm chăm sóc da như toner, sữa rửa mặt dựa theo chức năng của sản phẩm đó, cụ thể:

Độ pH của Sữa rửa mặt 

Độ pH trong sữa rửa mặt cũng là yếu tố rất quan trọng và được nhiều người quan tâm. Một số loại sữa rửa mặt thông thường trên thị trường sẽ mang lại cảm giác sạch kin kín, khiến ta lầm tưởng rằng da được loại sạch bụi bẩn và căng khỏe. Tuy nhiên về lâu dài, điều này không hề có lợi cho da. Biểu hiệu da căng rát sẽ thường là dấu hiệu mất cân bằng độ ẩm, dẫn tới khô da, ửng đỏ, ngứa ngáy và thường xuyên đổ dầu nhanh vì lớp màng acid mantle bị trôi đi đáng kể, da sẽ càng phải tiết nhiều dầu để bù đắp lại phần ẩm thất thoát.

Để đảm bảo lớp màng bảo vệ không bị ảnh hưởng, bạn cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH tương đương với độ pH chuẩn của da, hầu hết sẽ cao hơn mức pH 5.5 để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn. Nhưng với sữa rửa mặt có độ kiềm quá cao, nó sẽ phá cân bằng acid trên da, khiến da mặt bị khô ráp, ửng đỏ. Do đó, bạn hãy tìm đến các sản phẩm sữa rửa mặt đảm bảo các yếu tố vừa làm sạch da nhưng lại không gây khô căng, dị ứng. Tốt nhất, hãy tìm đến những sản phẩm có độ pH trong khoảng 5.5 – 6.5. Những sản phẩm này sẽ làm đứt gãy liên kết bã nhờn, làm sạch da hoàn hảo nhưng vẫn giữ được sự mịn màng của da.

Một số sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH lý tưởng:

Skin Balancing Oil-Reducing Cleanser:  độ pH: 6.3

Hydralight One Step Cleanser: độ pH 5.5

Skin Recovery Softening Cream Cleanser: độ pH 6

Độ pH của Toner

Hầu hết những loại toner trên thị trường đều có kết cấu lỏng như nước, có tác dụng cân bằng pH của da ngay sau bước rửa mặt. Với những người thường xuyên sử dụng axit để làm sạch da như AHA, BHA hay vitamin C thì việc lựa chọn một loại toner có độ pH trung bình sẽ giúp sản phẩm phát huy tác dụng tối ưu hơn, bởi phần lớn các thành phần axit đó đều có độ pH thấp và toner sẽ cân bằng lại điều đó.

Theo nghiên cứu, sau khi chúng ta rửa mặt với nước làn da sẽ bị tăng độ pH (do da ở mức trung bình là 5,5 còn độ pH của nước máy tầm 7 – 8). Chính vì thế, việc ưu tiên lựa chọn các sản phẩm cân bằng da (toner) có độ pH tầm 4 – 5.5 để cân bằng lại pH của da là điều hoàn toàn hợp lý. Còn nếu nhu cầu làn da của bạn đang cần cung cấp độ ẩm thì lựa chọn toner chứa các thành phần dưỡng ẩm cao và độ pH nhỉnh hơn một chút cũng không hề sai lầm.

Một số toner có độ pH lý tưởng:

Skin Recovery Enriched Calming Toner: độ pH 5

Hydralight Healthy Skin Refreshing Toner: độ pH 5.9

Ngoài ra, để biết được sản phẩm sữa rửa mặt của bạn đang dùng có độ pH hợp lý hay không, hãy thử mua giấy quỳ tím tại hiệu thuốc và sẽ kèm theo một bằng màu sắc đo độ pH đi kèm.

Nhờ vậy bạn sẽ dễ dàng xác định được độ pH của sản phẩm mình đang sử dụng chính xác là bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da mình hơn.

Chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp!