Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Bài viết dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách giải phương trình logarit bằng máy tính Casio 580 VNX. Cách này cũng có thể áp dụng được cho phương trình nói chung. Các dòng máy tính bỏ túi khác cũng thực hiện tương tự.

Bạn đang xem: Cách tìm số nghiệm của phương trình logarit

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tìm số nghiệm phương trình mũ - logarit bằng máy tính môn Toán lớp 12; tài liệu bao gồm 9 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

1) PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SHIFT SOLVE
Bài toán đặt ra : Tìm số nghiệm của phương trình: x+x+1 = x2-3x+1 ?Xây dựng phương pháp :   Chuyển bài toán về dạng Vế trái=0 khi đó x+x+1-x2+3x-1=0và đặt f(x) = x  + x+1 -x2 +3x -1

Nhập vế trái vào màn hình máy tính Casio

Sử dụng chức năng dò nghiệm SHIFT SOLVE với nghiệm gần giá trị 3

Máy tính báo có nghiệm x = 4
 Để tìm nghiệm tiếp theo ta tiếp tục sử dụng chức năng SHIFT SOLVE, tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là làm thế nào máy tính không lặp lại giá trị nghiệm x =4 vừa tìm được ?

+) Để trả lời câu hỏi này ta phải triệt tiêu nghiệm x = 4 ở phương trình f(x)=0 đi bằng cách thực hiện 1 phép chia f(x)x-4

+) Sau đó tiếp tục SHIFT SOLVE với biểu thức f(x)x-4để tìm nghiệm tiếp theo.+) Quá trình này liên tục đến khi nào máy tính báo hết nghiệm thì thôi.Tổng hợp phương phápBước 1: Chuyển PT về dạng Vế trái = 0Bước 2: Sử dụng chức năng SHIFT SOLVE dò nghiệm 

Bước 3: Khử nghiệm đã tìm được và tiếp tục sử dụng SHIFT SOLVE để dò nghiệm

VD1-[THPT Phạm Hồng Thái – Hà Nội 2017]
Số nghiệm của phương trình 6.4x-12.6x+6.9x=0 là ;
A. 3 B. 1 C. 2 D. 0

GIẢI Cách 1 : CASIO

 Nhập vế trái của phương trình 6.4x-12.6x+6.9x=0 vào máy tính Casio

Sử dụng chức năng SHIFT SOLVE để tìm được nghiệm thứ nhất 

Ta thu được nghiệm thứ nhất x =0
 Để nghiệm x =0 không xuất hiện ở lần dò nghiệm SHIFT SOLVE tiếp theo ta chia phương trình F( X) cho nhân tử x

Tiếp tục SHIFT SOLVE lần thứ hai 

10-50ta hiểu là 0 (do cách làm tròn của máy tính Casio) Có nghĩa là máy tính không thấy nghiệm nào ngoài nghiệm x = 0 nữa => Phương trình chỉ có nghiệm duy nhất.
 Đáp số chính xác là B

Xem thêm

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 1

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 2

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 3

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 4

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 5

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 6

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 7

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 8

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trang 9

1) PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MODE 7
Tổng hợp phương pháp
Bước 1: Chuyển PT về dạng Vế trái = 0
Bước 2: Sử dụng chức năng MODE 7 để xét lập bảng giá trị của vế trái
Bước 3: Quan sát và đánh giá :
+) Nếu $F\left( \alpha \right) = 0$ thì $\alpha $ là 1 nghiệm
+) Nếu $F\left( a \right).F\left( b \right) < 0$ thì PT có 1 nghiệm thuộc $\left( {a;b} \right)$

2) VÍ DỤ MINH HỌA
VD1-[THPT Phạm Hồng Thái – Hà Nội 2017]
Số nghiệm của phương trình ${6.4^x} – {12.6^x} + {6.9^x} = 0$ là ;
A. 3
B. 1
C. 2
D. 0

GIẢI
Khởi động chức năng lập bảng giá trị MODE 7 của Casio rồi nhập hàm

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy khi x=0 thì F(0)=0 vậy x=0 là nghiệm.
 Tiếp tục quan sát bảng giá trị F(X)
 nhưng không có giá trị nào làm cho F(X)=0 hoặc khoảng nào làm cho F(X) đổi dấu. Điều này có nghĩa x=0 là nghiệm duy nhất
Kết luận : Phương trình ban đầu có 1 nghiệm $ \Rightarrow $ Ta chọn đáp án B
Cách tham khảo : Tự luận
Vì ${9^x} > 0$ nên ta có thể chia cả 2 vế cho ${9^x}$
Phương trình đã cho $ \Leftrightarrow 6.\frac{{{4^x}}}{{{9^x}}} – 12.\frac{{{6^x}}}{{{9^x}}} + 6 = 0$
$ \Leftrightarrow 6.{\left( {\frac{2}{3}} \right)^{2x}} – 12.{\left( {\frac{2}{3}} \right)^x} + 6 = 0$ (1)
Đặt ${\left( {\frac{2}{3}} \right)^x}$ là t thì ${\left( {\frac{2}{3}} \right)^{2x}} = {t^2}$ . Khi đó (1) $ \Leftrightarrow 6{t^2} – 12t + 6 = 0 \Leftrightarrow 6{\left( {t – 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow t = 1$
Vậy ${\left( {\frac{2}{3}} \right)^x} = 1 \Leftrightarrow x = 0$
Bình luận :
Để sử dụng phương pháp Casio mà không bị sót nghiệm ta có thể sử dụng vài thiết lập miền giá trị của X để kiểm tra. Ngoài Start -9 End 10 Step 1 ta có thể thiết lập Start -4 End 5 Start 0.5
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta quan sát bảng giá trị vẫn có 1 nghiệm x=0 duy nhất vậy ta có thể yên tâm hơn về lựa chọn của mình.
Theo cách tự luận ta thấy các số hạng đều có dạng bậc 2. Ví dụ ${4^x} = {\left( {{2^x}} \right)^2}$ hoặc ${6^x} = {2^x}{.3^x}$ vậy ta biết đây là phương trình dạng đẳng cấp bậc 2.
Dạng phương trình đẳng cấp bậc 2 là phương trình có dạng $m{a^2} + nab + p{b^2} = 0$ ta giaỉ bằng cách chia cho ${b^2}$ rồi đặt ẩn phụ là $\frac{a}{b} = t$

VD2-[Thi thử chuyên Thái Bình lần 1 năm 2017]
Số nghiệm của phương trình ${e^{\sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)}} = \tan x$ trên đoạn $\left[ {0;2\pi } \right]$ là :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
GIẢI
Chuyển phương trình về dạng : ${e^{\sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)}} – \tan x = 0$
Sử dụng chức năng MODE 7 với thiết lập Start 0 End $2\pi $ Step $\frac{{2\pi – 0}}{{19}}$

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Quan sát bảng giá trị ta thấy 3 khoảng đổi dấu như trên :
$f\left( {0.6613} \right).f\left( {0.992} \right) < 0$ $ \Rightarrow $ có nghiệm thuộc khoảng $\left( {0.6613;0.992} \right)$
$f\left( {1.3227} \right).f\left( {1.6634} \right) < 0$ $ \Rightarrow $ có nghiệm thuộc khoảng $\left( {1.3227;1.6534} \right)$
$f\left( {3.6376} \right).f\left( {3.9683} \right) < 0$ $ \Rightarrow $ có nghiệm thuộc khoảng $\left( {3.6376;3.9683} \right)$
$f\left( {4.6297} \right).f\left( {4.9604} \right) < 0$ $ \Rightarrow $ có nghiệm thuộc khoảng $\left( {4.6297;4.9604} \right)$
Kết luận : Phương trình ban đầu có 4 nghiệm $ \Rightarrow $ Ta chọn đáp án D
Bình luận :
Đề bài yêu cầu tìm nghiệm thuộc $\left[ {0;2\pi } \right]$ nên Start = 0 và End = $2\pi $
Máy tính Casio tính được bảng giá trị gồm 19 giá trị nên bước nhảy Step = $\frac{{2\pi – 0}}{{19}}$

VD3-[THPT Nhân Chính – Hà Nội 2017] Phương trình ${\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)^{\frac{{3x}}{{x – 1}}}} = {\left( {\sqrt 3 – \sqrt 2 } \right)^x}$ có số nghiệm âm là :
A. 2 nghiệm
B. 3 nghiệm
C. 1 nghiệm
D. Không có
GIẢI
chuyển phương trình về dạng : ${\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)^{\frac{{3x}}{{x – 1}}}} – {\left( {\sqrt 3 – \sqrt 2 } \right)^x} = 0$
Khởi động chức năng lập bảng giá trị MODE 7 của Casio rồi nhập hàm :

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Vì đề bài yêu cầu nghiệm âm nên ta hiết lập miền giá trị của X là : Start -9 End 0 Step 0.5
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Máy tính cho ta bảng giá trị
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ
:
Ta thấy khi x=-4 thì F (-4) =0 vậy x= -4 là nghiệm.
Tiếp tục quan sát bảng giá trị F(X) nhưng không có giá trị nào làm cho F(X)=0 hoặc khoảng nào làm cho F(X) đổi dấu.
Điều này có nghĩa x= -4 là nghiệm âm duy nhất
Kết luận : Phương trình ban đầu có 1 nghiệm âm $ \Rightarrow $ Ta chọn đáp án C
Cách tham khảo : Tự luận
Logarit hai vế theo cơ số dương $\sqrt 3 + \sqrt 2 $
Phương trình ${\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)^{\frac{{3x}}{{x – 1}}}} = {\left( {\sqrt 3 – \sqrt 2 } \right)^x}$ $ \Leftrightarrow {\log _{\sqrt 3 + \sqrt 2 }}{\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)^{\frac{{3x}}{{x – 1}}}} = {\log _{\sqrt 3 + \sqrt 2 }}{\left( {\sqrt 3 – \sqrt 2 } \right)^x}$
$ \Leftrightarrow \frac{{3x}}{{x + 1}} = x{\log _{\sqrt 3 + \sqrt 2 }}\left( {\sqrt 3 – \sqrt 2 } \right)$ $ \Leftrightarrow \frac{{3x}}{{x + 1}} = – x \Leftrightarrow x\left( {\frac{3}{{x + 1}} + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x + 1 = – 3 \Leftrightarrow x = – 4
\end{array} \right.$
x= -4 thỏa điều kiện. Vậy ta có x= -4 là nghiệm âm thỏa phương trình
Bình luận :
•Phương trình trên có 2 cơ số khác nhau và số mũ có nhân tử chung. Vậy đây là dấu hiệu của phương pháp Logarit hóa 2 vế
•Thực ra phương trình có 2 nghiệm $x = 0;x = – 4$ nhưng đề bài chỉ hỏi nghiệm âm nên ta chỉ chọn nghiệm x=-4 và chọn đáp án C là đáp án chính xác
•Vì đề bài hỏi nghiệm âm nên ta thiết lập miền giá trị của x cũng thuộc miền âm (-9;0)

VD4-[THPT Yến Thế – Bắc Giang 2017] Số nghiệm của phương trình ${\left( {3 – \sqrt 5 } \right)^x} + 7{\left( {3 + \sqrt 5 } \right)^x} = {2^{x + 3}}$ là :
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
GIẢI
Chuyển phương trình về dạng : ${\left( {3 – \sqrt 5 } \right)^x} + 7{\left( {3 + \sqrt 5 } \right)^x} – {2^{x + 3}} = 0$
Khởi động chức năng lập bảng giá trị MODE 7 của Casio rồi nhập hàm:

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Thiết lập miền giá trị của X là : Start -9 End 10 Step 1
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Máy tính cho ta bảng giá trị:
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy khi x=0 thì F(0)=0 vậy x=0 là nghiệm.
Tiếp tục quan sát bảng giá trị F(X)
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta lại thấy $f\left( { – 3} \right).f\left( { – 2} \right) < 0$ vậy giữa khoảng $\left( { – 3; – 2} \right)$ tồn tại 1 nghiệm Kết luận : Phương trình ban đầu có 2 nghiệm $ \Rightarrow $ Ta chọn đáp án A Cách tham khảo : Tự luận Vì ${2^x} > 0$ nên ta có thể chia cả 2 vế cho ${2^x}$
Phương trình đã cho $ \Leftrightarrow {\left( {\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} + 7{\left( {\frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} – 8 = 0$
Đặt ${\left( {\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} = t$ $\left( {t > 0} \right)$ thì ${\left( {\frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} = \frac{1}{t}$ . Khi đó (1) $ \Leftrightarrow t + 7.\frac{1}{t} – 8 = 0 \Leftrightarrow {t^2} – 8t + 7 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
t = 1\\
t = 7
\end{array} \right.$
Với $t = 1 \Leftrightarrow {\left( {\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} = 1 \Leftrightarrow x = 0$
Với $t = 7 \Leftrightarrow {\left( {\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}} \right)^x} = 7 \Leftrightarrow x = {\log _{\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}}}7$
Vậy phương trình ban đầu có 2 nghiệm $x = 0;x = {\log _{\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}}}7$
Bình luận :
• Nhắc lại một lần nữa nếu $f\left( a \right).f\left( b \right) < 0$ thì phương trình có nghiệm thuộc $\left( {a;b} \right)$
• Ta nhận thấy 2 đại lượng nghịch đảo quen thuộc $\frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}$ và $\frac{{3 – \sqrt 5 }}{2}$ nên ta tìm cách để tạo ra 2 đại lượng này bằng cách chia cả 2 vế của phương trình cho ${2^x}$

VD5: Số nghiệm của bất phương trình ${\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x + 1}} + {\left( {2 – \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x – 1}} = \frac{4}{{2 – \sqrt 3 }}$ (1) là :
A. 0
B. 2
C. 3
D. 5
GIẢI
Chuyển bất phương trình (1) về dạng : ${\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x + 1}} + {\left( {2 – \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x – 1}} – \frac{4}{{2 – \sqrt 3 }} = 0$
Nhập vế trái vào máy tính Casio : $F\left( X \right) = {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x + 1}} + {\left( {2 – \sqrt 3 } \right)^{{x^2} – 2x – 1}} – \frac{4}{{2 – \sqrt 3 }}$
(2+s3$)^Q)dp2Q)+1$+(2ps3$)^Q)dp2Q)p1$pa4R2ps3$$
Thiết lập miền giá trị cho x với Start -9 End 9 Step 1

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Máy tính Casio cho ta bảng giá trị:
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy $f\left( { – 1} \right).f\left( 0 \right) < 0$ vậy phương trình có 1 nghiệm thuộc (-1,0)
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy f(1)=0 vậy x=1 là nghiệm của phương trình (1)
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Lại thấy $f\left( 2 \right).f\left( 3 \right) < 0$ vậy phương trình có 1 nghiệm thuộc (2;3)
Kết luận : Phương trình (1) có 3 nghiệm $ \Rightarrow $ Chọn đáp án C

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1-[Chuyên Khoa Học Tự Nhiên 2017] Số nghiệm của phương trình $\log {\left( {x – 1} \right)^2} = \sqrt 2 $ là :
A. 2
B. 1
C. 0
D. Một số khác
Bài 2-[THPT Lục Ngạn – Bắc Giang 2017]
Số nghiệm của phương trình $\left( {x – 2} \right)\left[ {{{\log }_{0.5}}\left( {{x^2} – 5x + 6} \right) + 1} \right] = 0$ là :
A. 1
B. 3
C. 0
D. 2
Bài 3-[THPT Lục Ngạn – Bắc Giang 2017] Phương trình ${3^{{x^2} – 2x – 3}} + {3^{{x^2} – 3x + 2}} = {3^{2{x^2} – 5x – 1}} + 1$
A. Có ba nghiệm thực phân biệt B. Vô nghiệm
C. Có hai nghiệm thực phân biệt D. Có bốn nghiệm thực phân biệt
Bài 4-[THPT HN Amsterdam 2017] Tìm số nghiệm của phương trình ${2^{\frac{1}{x}}} + {2^{\sqrt x }} = 3$ :
A.
B. 2
C. Vô số
D. Không có nghiệm
Bài 5-[THPT Nhân Chính – Hà Nội 2017]
Cho phương trình $2{\log _2}x + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {1 – \sqrt x } \right) = \frac{1}{2}{\log _{\sqrt 2 }}\left( {x – 2\sqrt x + 2} \right)$. Số nghiệm của phương trình là ;
A. 2 nghiệm
B. Vô số nghiệm
C. 1 nghiệm
D. Vô nghiệm
Bài 6-[Thi HK1 chuyên Nguyễn Du – Đắc Lắc năm 2017]
Tìm số nghiệm của phương trình $\log {\left( {x – 2} \right)^2} = 2\log x + {\log _{\sqrt {10} }}\left( {x + 4} \right)$
A. 3
B. 2
C. 0
D. 1
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1-[Chuyên Khoa Học Tự Nhiên 2017] Số nghiệm của phương trình $\log {\left( {x – 1} \right)^2} = \sqrt 2 $ là
A. 2
B. 1
C. 0
D. Một số khác
GIẢI
Phương trình $ \Leftrightarrow \log {\left( {x – 1} \right)^2} – \sqrt 2 = 0$ . Sử dụng chức năng MODE 7 để tìm số nghiệm với Start -9 End 10 Step 1

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy có hai khoảng đổi dấu $ \Rightarrow $ Phương trình ban đầu có 2 nghiệm
$ \Rightarrow $ A là đáp án chính xác
Chú ý : Để tránh bỏ sót nghiệm ta thường thử thêm 1 hoặc 2 lần nữa với hai khoảng Start End khác nhau Ví dụ Start -29 End -10 Step 1 hoặc Sart 11 End 30 Step 1. Ta thấy không có khoảng đổi dấu nào nữa
$ \Rightarrow $ Chắc ăn hơn với 2 nghiệm tìm được

Bài 2-[THPT Lục Ngạn – Bắc Giang 2017]
Số nghiệm của phương trình $\left( {x – 2} \right)\left[ {{{\log }_{0.5}}\left( {{x^2} – 5x + 6} \right) + 1} \right] = 0$ là :
A. 1
B. 3
C. 0
D. 2
GIẢI
Tìm điều kiện của phương trình : ${x^2} – 5x + 6 > 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x > 3\\
x < 2
\end{array} \right.$

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Phương trình $\left( {x – 2} \right)\left[ {{{\log }_{0.5}}\left( {{x^2} – 5x + 6} \right) + 1} \right] = 0$ . Vì điều kiện chia hai khoảng nên ta MODE 7 hai lần. Lần thứ nhất với Start -7 End 2 Step 0.5
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy có 1 nghiệm x=1
Lần thứ hai với Start 3 End 12 Start 0.5
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta lại thấy có nghiệm x=4 $ \Rightarrow $ Phương trình có 2 nghiệm 1 và 4 . $ \Rightarrow $ Đáp án chính xác là D

Bài 3-[THPT Lục Ngạn – Bắc Giang 2017] Phương trình ${3^{{x^2} – 2x – 3}} + {3^{{x^2} – 3x + 2}} = {3^{2{x^2} – 5x – 1}} + 1$
A. Có ba nghiệm thực phân biệt B. Vô nghiệm
C. Có hai nghiệm thực phân biệt D. Có bốn nghiệm thực phân biệt
GIẢI
Phương trình $ \Leftrightarrow {3^{{x^2} – 2x – 3}} + {3^{{x^2} – 3x + 2}} – {3^{2{x^2} – 5x – 1}} – 1 = 0$ . Sử dụng MODE 7 với Start -9 End 0 Step 0.5

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy có 1 nghiệm x=-1
Tiếp tục MODE 7 với Start 0 End 9 Step 0.5
Ta lại thấy có thêm ba nghiệm x=1;2;3 $ \Rightarrow $ Tổng cộng 4 nghiệm $ \Rightarrow $ Đáp án chính xác là D

Bài 4-[THPT HN Amsterdam 2017] Tìm số nghiệm của phương trình ${2^{\frac{1}{x}}} + {2^{\sqrt x }} = 3$ :
A. 1
B. 2
C. Vô số
D. Không có nghiệm
GIẢI
Phương trình $ \Leftrightarrow {2^{\frac{1}{x}}} + {2^{\sqrt x }} – 3 = 0$ (điều kiện $x \ge 0$). Sử dụng MODE 7 với Start 0 End 4.5 Step 0.25

Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trên đoạn $\left[ {0;4.5} \right]$ không có nghiệm nào
Tiếp tục MODE 7 với Start $4.5$ End 9 Step 0.25
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Dự đoán phương trình vô nghiệm. Để chắn ăn hơn ta thử lần cuối với Start 9 End 28 Step 1
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Giá trị của F(X) luôn tăng đến $ + \propto $ $ \Rightarrow $ Phương trình vô nghiệm $ \Rightarrow $ Đáp án chính xác là D
Bài 5-[THPT Nhân Chính – Hà Nội 2017]
Cho phương trình $2{\log _2}x + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {1 – \sqrt x } \right) = \frac{1}{2}{\log _{\sqrt 2 }}\left( {x – 2\sqrt x + 2} \right)$. Số nghiệm của phương trình là ;
A. 2 nghiệm
B. Vô số nghiệm
C. 1 nghiệm
D. Vô nghiệm
GIẢI
Phương trình $ \Leftrightarrow 2{\log _2}x + {\log _{\frac{1}{3}}}\left( {1 – \sqrt x } \right) – \frac{1}{2}{\log _{\sqrt 2 }}\left( {x – 2\sqrt x + 2} \right) = 0$ (điều kiện $0 \le x \le 1$). Sử dụng MODE 7 với Start 0 End 1 Step 0.1
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Ta thấy có 1 nghiệm duy nhất thuộc khoảng $\left( {0.6;0.7} \right)$ $ \Rightarrow $ Đáp án chính xác là C
Bài 6-[Thi HK1 chuyên Nguyễn Du – Đắc Lắc năm 2017]
Tìm số nghiệm của phương trình $\log {\left( {x – 2} \right)^2} = 2\log x + {\log _{\sqrt {10} }}\left( {x + 4} \right)$
A. 3
B. 2
C. 0
D. 1
GIẢI
Phương trình $ \Leftrightarrow \log {\left( {x – 2} \right)^2} – 2\log x – {\log _{\sqrt {10} }}\left( {x + 4} \right) = 0$ (điều kiện $x \ge 0$). Sử dụng MODE 7 với Start 0 End 4.5 Step 0.25
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trên đoạn $\left[ {0;4.5} \right]$ có 1 nghiệm
Tiếp tục MODE 7 với Start 4.5 End 9 Step 0.25
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Trên khoảng này không thu được nghiệm nào. Để chắn ăn hơn ta thử lần cuối với Start 9 End 28 Step 1
Cách tìm số nghiệm của phương trình mũ

Cũng không thu được nghiệm $ \Rightarrow $ Tóm lại phương trình có nghiệm duy nhất $ \Rightarrow $ Đáp án chính xác là C.

Healthy4life