Cách nuôi thỏ Newzealand

Thỏ New Zealand trắng hay thỏ trắng New Zealand là một giống thỏ nhà được nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ để lấy thịt và làm cảnh. Chúng là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn và là một giống thỏ được nuôi phổ biến để lấy thịt thỏ[1], ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da. Ở Việt Nam, thỏ Thỏ New Zealand trắng còn được gọi là thỏ New Zealand vì các dòng khác không du nhập vào Việt Nam.

Show

Cách nuôi thỏ Newzealand

Thỏ trắng Tân Tây Lan là một trong những giống thỏ lấy thịt thông dụng, chúng lớn nhanh, trọng lượng đến 5,5kg/con, tỷ lệ xẻ thịt đạt 55%, với thịt có chất lượng

Thỏ New Zealand trắng có lông trắng bông dày, mắt đỏ hồng điều này giúp người ta có thể dễ dàng phân biệt thỏ Newzealand với các giống thỏ khác bởi bộ lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng. Trọng lượng con trưởng thành khoảng 4,5–5 kg/con, khối lượng của một con thỏ trưởng thành vào khoảng từ 5- 5,5 kg/con.[2][3] chúng lớn nhanh, thỏ từ khi sinh ra đến khi xuất chuồng vào khoảng 3 tháng và đạt trọng lượng từ 2,2 kg – 2,5 kg[1]. Khối lượng của thỏ sơ sinh 50 - 60g, cai sữa đạt 600 - 700g, 3 tháng tuổi đạt 2,8 - 3,0 kg/con, trưởng thành đạt 4,5 - 5,5 kg/con, tỷ lệ xẻ thịt đạt từ 52 - 55%. Thịt có chất lượng tốt, hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng nhiều (0,64%) cholesterol thấp (1,36 mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon bổ, có tác dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì[4].

Chúng có ngoại hình giống nhau và không phải là lưỡng hình giới tính nên việc phân biết đực cái có khó khăn. Để phân biệt giới tính cần béc bộ phận sinh dục của chúng ra xem, một tay cầm da gáy thỏ nhấc lên tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa. Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn đó là con cái. Khi chọn giống khi thỏ được 45 -50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 - 1,7 kg/con, hoạt bát, không bị thương tật, dị tật.

Tập tính ăn

Thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Thức ăn chủ yếu của thỏ là thức ăn xanh (các loại rau, củ quả có trong tự nhiên) và một lượng cám tinh[1]. Lượng thức ăn cho thỏ/ngày bằng 30 - 40% trọng lượng cơ thể. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50-60% khẩu phần ăn/ngày như thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu...), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang), Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cải). Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn.

Cần cung cấp nước sạch mỗi con 0,1 - 0,5lít/ngày và được thay hàng ngày. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc. Sau 12h thức ăn không được thỏ ăn hết cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy. Thỏ rất thích ăn về ban đêm còn ban ngày thì ngủ nhiều, ban đêm thỏ ăn gấp 2 - 2,5 lần ban ngày. Vào buổi sáng thỏ uống nước sau đó ăn thức ăn hạt (ngô, thóc) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng). Trước khi giết thịt 7 ngày nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm) để tăng chất lượng thịt.

Sinh sản

Đây là loài động vật rất mắn đẻ, trung bình một con đẻ từ 7 - 8 lứa/năm, một lứa đẻ từ 6 - bảy con. Thỏ động dục lúc 4-4,5 tháng tuổi, phối giống lần đầu khoảng 5-6 tháng tuổi. Với thỏ lần đầu tiên sinh sản, thì không có biểu hiện động dục ra bên ngoài, chủ yếu dựa vào tháng tuổi để cho thỏ phối giống. Còn với các thỏ đã sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thọ sưng, mảy và có màu đỏ nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục. Trung bình mỗi năm thỏ New Zealand đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 7-8 con. Thỏ mang thai 28-32 ngày, trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai.

 

Thỏ trắng

Trọng lượng thỏ sơ sinh 55-60g/con, trọng lượng cai sữa khoảng 1 tháng tuổi là 650-700g/con, lúc 3 tháng tuổi đạt 2,8–3 kg/con, sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng gần 3 kg/con. 30 ngày tuổi, đạt trọng lượng khoảng 650-700g, thỏ hậu bị đạt trọng lượng 3-3.5 kg.[5]

Tuổi bắt đầu cho phối giống ở thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 6 tháng. Khi thỏ cái động dục, thỏ cái khi đó bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có màu đỏ, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái phối giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau, cách nhau 4 - 6 giờ.

Đây là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn.[2] Chúng sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp và gia đình. Thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau.[6] Thỏ New Zealand là giống vật nuôi rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại tỉnh Bình Phước.[3] Chỉ cần diện tích đất 130m2 có thể xây dựng được hệ thống chuồng trại quy mô khoảng 600 con. Phối giống, thỏ này được phối giống với thỏ mắt ngọc ở địa phương. Kết quả là đàn thỏ lai lớn nhanh lại ít bệnh so với giống thỏ mắt ngọc thịt thỏ lai ngon.[7] da thỏ trắng New Zealand còn được người Nhật sử dụng để sản xuất dược phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người[1].

  1. ^ a b c d “Mô hình sản xuất giống thỏ trắng New Zealand”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2015. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b “Kỹ thuật nuôi thỏ Newzealand”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ a b “Kỹ thuật nhà nông: Nuôi thỏ New Zealand cho thu nhập cao”. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Kỹ thuật nuôi thỏ trắng
  5. ^ “Một số giống thỏ ở Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “Kỹ thuật nuôi thỏ”. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 10: Liên kết nuôi thỏ”. Thanh Niên Online. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.

  • Rubins, Suzanne (2001). “Simple Beauty: In Praise of the New Zealand White”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
  • American Federation of New Zealand Rabbit Breeders
  • ARBA
  • New Zealand Rabbit Breed History
  • Breeds of Rabbits

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thỏ_trắng_New_Zealand&oldid=68270774”

Anh Tư cho biết, anh chọn nghề nuôi giống thỏ Newzealand để khởi nghiệp bởi loại vật nuôi này có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng…

Cách nuôi thỏ Newzealand
Anh Tư chăm sóc thỏ

Với quy trình chăn nuôi khép kín, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương nhằm tiết kiệm chi phí để nuôi thỏ Newzealand, anh Dương Văn Tư (SN 1991 ) ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đi đầu trong phong trào khởi nghiệp, nhiều năm liền là tấm gương về lao động, sản xuất giỏi tại địa phương để mọi người học tập.

Nghề nuôi thỏ được anh Tư ấp ủ từ năm 2014. Thời gian đó, anh tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi và đặc biệt ấn tượng với mô hình nuôi thỏ Newzealand. Từ đó, anh đã tự tìm tòi kiến thức, kỹ thuật về loại vật nuôi này trên sách, báo và khăn gói ra tận Sơn Tây (Hà Nội) để tham quan, học hỏi kinh nghiệm những mô hình thành công ở đây suốt hơn một tháng trời. Sau đó, anh trở về quê hương lập nghiệp và bắt tay chuẩn bị xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ.

Anh Tư cho biết, anh chọn nghề nuôi giống thỏ Newzealand để khởi nghiệp bởi loại vật nuôi này có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng… Với số vốn 250 triệu vay mượn từ anh em bạn bè và ngân hàng, anh bắt tay vào xây dựng 2 trang trại nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm trên diện tích 300 m2 đất của gia đình. Ban đầu, anh nuôi thử nghiệm 20 cặp thỏ bố mẹ, thấy có hiệu quả, anh tăng thêm 100 con; cho đến thời điểm này, đàn thỏ sinh sản của anh đã lên đến 200 con.

Anh Tư chia sẻ: Nuôi thỏ tuy khó vì luôn đòi hỏi cao về kĩ thuật thú y, khâu chọn giống… nhưng cũng rất dễ, chỉ cần làm chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, khử trùng kịp thời; còn nguồn thức ăn chủ yếu là lúa, gạo, cám, chuối, rau, cỏ thì luôn luôn có sẵn ở quê lúa Lệ Thủy, chỉ cần trộn thêm với một ít hỗn hợp bột thức ăn của lợn, gà, hoặc vịt, theo tỷ lệ nhất định tùy vào hình thức nuôi thỏ sinh sản hay nuôi thịt. Thỏ Newzealand là loài có tốc độ sinh sản nhanh, đều, mỗi thỏ mẹ 1 năm có thể sinh sản từ 7 - 8 lứa, mỗi lứa từ 6 - 9 con. Đối với thỏ thịt thương phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, thời điểm xuất chuồng chỉ từ 3 – 3,5 tháng tuổi…

Hiện tại, trung bình mỗi tháng anh Tư xuất bán được trên 1 tấn thỏ thịt với giá từ 85.000 - 90.000 đ/kg và cung cấp 200 con thỏ giống cho khách hàng trong, ngoài huyện với mức giá từ 145.000 - 150.000 đ/con, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng trên 12 triệu đồng. Lợi nhuận thu được hàng năm từ nuôi thỏ đạt trên 140 triệu đồng. Điều đáng quý là trang trại thỏ của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương trên 6 triệu đồng/tháng…

Không chỉ bằng nghị lực, nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ dám làm để vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình mình, anh Dương Văn Tư còn luôn nhiệt tình hướng dẫn các bạn trẻ có cùng sở thích phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, gia trại. Anh thực sự là tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.