Cách lách thuế vãng lai

Đại diện Công ty may thêu MDK đối thoại về quyết toán thuế cùng đại diện Cục Thuế TP.HCM (trái) - Ảnh: TỰ TRUNG

Tại buổi đối thoại do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM phối hợp với Cục Thuế TP.HCM tổ chức ngày 27-3, phần lớn câu hỏi được người nộp thuế nêu ra là xoay quanh vấn đề quyết toán thuế.

Quyết toán thuế TNCN vẫn gặp khó

Đại diện Công ty cổ phần Động Lực VN (Q.7, TP.HCM) cho hay có trường hợp làm tại công ty nhưng sau đó nghỉ việc nên thuộc diện phải tự đi quyết toán thuế thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2018. Công ty đã cấp đủ chứng từ nhưng cán bộ Chi cục Thuế Q.Tân Bình trả hồ sơ vì không có thư xác nhận.

Trả lời, ông Nguyễn Văn Thiện, trưởng phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Cục Thuế TP.HCM, khẳng định cơ quan thuế chỉ yêu cầu thư xác nhận với cá nhân là người nước ngoài, làm việc trong các lãnh sự quán, đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ. Ngay sau đó, lãnh đạo Chi cục Thuế Q.Tân Bình xuống tận nơi ghi nhận thông tin và hứa sẽ chấn chỉnh.

Doanh nghiệp cũng "đau đầu" khi mã số thuế của người lao động đã bị khóa. Như trường hợp người lao động có mã số thuế trước đây dùng để đăng ký hộ kinh doanh cá thể và bị khóa do nợ thuế, nay đã nộp thuế khắc phục nhưng chi cục thuế nói ngày 1-4 mới có thể mở mã số thuế, không kịp để quyết toán. Lãnh đạo Chi cục Thuế Q.Tân Bình đã hứa sẽ xem xét giải quyết sớm.

Chia nhỏ thu nhập có là lách thuế?

Khá nhiều doanh nghiệp nêu thắc mắc quanh quy định phải khấu trừ thuế TNCN 10% với các khoản thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng/lần trở lên dù quy định này đã được áp dụng từ lâu.

Đại diện Thư viện Pháp luật thắc mắc: Theo quy định, khoản thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng/lần trở lên phải khấu trừ thuế TNCN 10%. Nhưng hiện các văn bản hướng dẫn chưa thống nhất. Chẳng hạn với thu nhập 30 triệu đồng/tháng doanh nghiệp có thể chi mỗi ngày 1 lần, trong 30 ngày, mỗi lần 1 triệu doanh nghiệp có bị cho là lách luật không?

Trả lời, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết nếu vậy doanh nghiệp phải ký hàng loạt hợp đồng trong một tháng và phải chứng minh kết quả cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệpsẽ gặp rủi ro, dẫn đến tranh chấp với người lao động, chưa kể doanh nghiệp có khả năng bị truy thu thuế do làm không đúng.

Cơ quan thuế cũng khó xử

Một tình huống phát sinh là tranh chấp người phụ thuộc. Doanh nghiệp nêu ra trường hợp người lao động ly hôn, tòa xử cho nuôi con nhưng người chồng nhất quyết không trả lại quyền tính người phụ thuộc.

Câu hỏi này chính cơ quan thuế cũng khó xử vì theo nguyên tắc, việc giảm trừ người phụ thuộc nếu có thay đổi thì chính người chồng phải làm thủ tục giảm người phụ thuộc, sau đó người vợ kê khai thêm. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau dù tòa đã có bản án, cơ quan thuế cũng không biết làm thế nào.

Một trường hợp khác cũng khiến doanh nghiệp "đau đầu" là khấu trừ thuế với người chưa đủ 18 tuổi, chưa có mã số thuế nhưng cha mẹ quyết không chịu khai khoản thu nhập này vào thu nhập của mình. Sau tìm hiểu, đại diện Cục Thuế TP cho biết sẽ tháo gỡ bằng cách cấp mã số thuế phụ thuộc rồi sau đó cấp mã số chính.

Người lao động khai sai, doanh nghiệp không phải chịu

Thực tế thời gian qua nhiều lao động vãng lai xin làm cam kết thu nhập chưa đến mức phải chịu thuế để không bị khấu trừ khoản thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng/lần. Doanh nghiệp lo người lao động có thu nhập cao hơn mức này. Cục Thuế TP khẳng định người lao động sẽ tự khai tự chịu trách nhiệm khi khai sai.

Hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ sau 1-4 không bị phạt

ÁNH HỒNG

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Trần Thị Bảo Thảo góp ý một số vấn đề liên quan đến việc tính thuế GTGT vãng lai cho hoạt động xây dựng ngoại tỉnh, cụ thể như sau:

Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/12/2015 quy định như sau:

“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

Ví dụ 18: - Công ty A có trụ sở tại Hà Nội ký hợp đồng với công ty C để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Sơn La mà công ty C là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT trên 1 tỷ đồng thì công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Sơn La...”.

Theo ví dụ nêu trong Thông tư, khi công ty A ký hợp đồng trực tiếp với công ty C là chủ đầu tư thì mới thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế vãng lai ngoại tỉnh cho giá trị hóa đơn thu tiền chủ đầu tư trên 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo nội dung Công văn 4754/TCT-KK (ngày 13/10/2017 của Tổng cục Thuế về việc kê khai, nộp thuế vãng lai cho hoạt động xây dựng ngoại tỉnh), thì cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ đều phải nộp thuế vãng lai trên giá trị nhà thầu phụ đã lập hóa đơn cho nhà thầu chính, và nhà thầu chính lập hóa đơn cho chủ đầu tư là bị trùng; ngoài ra cũng không nằm trong các trường hợp ví dụ được nêu ra ở Thông tư.

Bà Thảo đề nghị cơ quan chức năng xem xét ý kiến nêu trên của bà.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC: “Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh”.

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp nhà thầu phụ không có trụ sở chính hoặc trụ sở đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh nơi chủ đầu tư có công trình xây dựng, lắp đặt thì hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình có liên quan của nhà thầu phụ là hoạt động vãng lai ngoại tỉnh là phù hợp quy định hiện hành.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020, trong đó, Khoản 3, Điều 42 có quy định:

“Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này”.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cũng như trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn.

Tổng cục Thuế ghi nhận ý kiến của bà Trần Thị Bảo Thảo để nghiên cứu hướng dẫn việc khai, tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt của người nộp thuế tại địa phương nơi người nộp thuế không có đơn vị trực thuộc bảo đảm thu đúng, thu đủ, không trùng lắp nguồn thu thuế.

Chinhphu.vn


Thuế vãng lai là loại thuế phát sinh ngoài tỉnh khác với địa điểm của doanh nghiệp đặt trụ sở trên đăng ký kinh doanh.

Khi phát sinh loại thuế này doanh nghiệp sẽ phải tiến hành Cách lập tờ khai thuế giá trị gia tăng vãng lai và nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác với tỉnh, thành phố trên đăng ký kinh doanh. 

1. Đối tượng nộp thuế vãng lai, ngoại tỉnh

– Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đơn vị đặt trụ sở

– Là doanh nghiệp kinh doanh có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, nhưng không thực hiện hạch toán kế toán, không kê khai thuế. 

– Ví dụ cụ thể:

Công ty A có địa chỉ trên đăng ký kinh doanh đặt tại: Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Năm 2014 đã ký hợp đồng với Công ty B đặt tại tỉnh Bắc Giang. Và công trình này thi công tại Huyện Văn Giang,  tỉnh Bắc Giang với nội dung thi công: Thi công lắp đặt sữa chữa cầu .

Như vậy công ty A phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT( tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh)

2. Thuế suất thuế vãng lai phải nộp

– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thì chịu thuế 2% x Doanh thu

– Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5% thì chịu thuế suất 1% x Doanh thu

– Ví dụ cụ thể

Tháng 12/2014 Công ty A ( nhà thầu) xuất trả hoá đơn hoàn thành nghiệm thu công trình cầu cho công ty B( chủ đầu tư)  với doanh thu phát sinh là 2.673.179.720, thuế suất thuế GTGT của hoá đơn phát sinh là 10%. Căn cứ theo quy định công ty A phải nộp số tiền thuế GTGT vãng lai cho Chi cục thuế Huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Biang theo tỷ lệ tạm nộp 2% trên  doanh thu là: 53.463.594đ

– Sau khi nộp tờ khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh này thì công ty A nộp số thuế GTGT 2% vào kho bạc nhà nước, có hai cách nộp:

Cách 1: Kế toán lên kho bạc nhà nước tại tỉnh nơi phát sinh công trình ngoại tỉnh nộp bằng tiền mặt ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp. Trường hợp này hơi mất thời gian nhưng chắc chắn tiền nộp thuế sẽ được đẩy đúng vào mã số thuế của doanh nghiệp và Công ty A được khấu trừ luôn tại thời điểm nộp.

Cách 2: Công ty A dùng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền thuế tại nơi đặt trụ sở, với cách này tiết kiệm được thời gian đi lại của kế toán nhưng không chắc chắn sẽ được khấu trừ tại thời điểm nộp vì nếu có vấn đề trong quá trình nộp tiền sẽ bị trả về doanh nghiệp. Và như vậy tại thời điểm này Công ty A không được khấu trừ 2% thuế này mà phải đợi xử lý.

– Sau khi có chứng từ nộp tiền công ty A sẽ được khấu trừ vào chỉ tiêu 39 trên tờ khai thuế GTGT trên HKTT.

 3. Cách hạch toán thuế vãng lai chi tiết

–  Bước 1: Căn cứ hoá đơn xuất công trình nghiệm thu hoàn thành

Nợ TK 131: Công nợ phải thu

   Có TK 5112: doanh thu

   Có TK 3331: 10% thuế GTGT

– Bước 2: Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT vãng lai( mẫu số 05/GTGT)

Nợ TK 3331: 2% thuế GTGT vãng lai

   Có TK 3338:

–  Khi nộp thuế vãng lai

Nợ TK 3338:

  Có TK 111, 112

Như vậy kế toán trong công ty xây dựng cần hiểu được đặc trưng của loại thuế này để hạch toán thuế vãng lai và kê khai kịp thời. 

Chú ý: Các bạn có thể tách tiền thuế vãng lai bằng TK 3338, như vậy sẽ theo dõi được tiền thuế vãng lai còn phải nộp, không bị nhầm lẫn với tiền thuế GTGT trên TK 33311

Video liên quan

Chủ đề