Cách tính trượt giá theo CPI

Giá các mặt hàng tiêu dùng như quạt, điều hoà nhiệt độ tăng cao trong mùa hè.

Rổ hàng hóa, dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng là danh mục gồm các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư. Danh mục hiện nay để tính CPI ở nước ta có 494 loại mặt hàng. Vấn đề không phải là có bao nhiêu hàng trong rổ mà là phương pháp thống kê sử dụng có đúng đắn và khách quan để hàng hóa được chọn vào rổ phản ánh 100% tiêu dùng của người dân hay không.

Vài nét về chỉ số giá tiêu dùng

... Qua các lần rà soát "rổ" hàng tính CPI, số lượng mặt hàng đại diện đã tăng từ 296 (năm gốc 1995) lên 396 (năm gốc 2000) và 494 (năm gốc 2005). Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng cũng được rà soát và cập nhật theo số liệu các năm 2000 và 2005.

Ðáng chú ý, tỷ trọng chi cho tiêu dùng lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống đã giảm dần từ 60,86% năm 1995 xuống 47,9% năm 2000 và 42,85% năm 2005 (tỷ trọng này của các nước khác như Ấn Ðộ năm 2000 là 48,47%; Philippines năm 2000 là 46,58%; Thái-lan năm 2002 là 36,06% và Mông Cổ năm 2004 là 42,2%; Singapore năm 2004 là 23%).

Từ năm 1998 đến nay, CPI hằng tháng được tính với các gốc so sánh như sau:  Năm gốc cố định (hiện nay là năm 2005); Cùng tháng năm trước; tháng 12 năm trước; tháng trước. Mỗi gốc so sánh trên có ý nghĩa và phản ánh sự biến động giá tiêu dùng theo các góc độ khác nhau. Nếu so với năm gốc cố định, CPI phản ánh tình hình biến động và mức độ trượt giá sau một số năm, phục vụ công tác nghiên cứu phân tích biến động giá thời kỳ dài. Nếu so với cùng tháng năm trước, CPI phản ánh tình hình biến động và mức độ trượt giá sau một năm.

Từ CPI hằng tháng so với cùng tháng năm trước sẽ tính được CPI bình quân quý, sáu tháng và cả năm so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu so với tháng 12 năm trước, CPI phản ánh mức độ trượt giá lũy kế từng tháng trong năm, từ đó nhận xét đánh giá xu hướng biến động giá qua từng tháng trong năm. Và nếu so với tháng trước, CPI phản ánh mức độ biến động giá thị trường qua mỗi tháng để thấy giá cả trong tháng đó ổn định hay biến động. Ðồng thời với số liệu hằng tháng, Tổng cục Thống kê cũng tính CPI hằng quý và cả năm với gốc so sánh là cùng kỳ năm trước.

Bắt đầu từ tháng 9-2007 ngoài các gốc so sánh nêu ở trên, Tổng cục Thống kê đã tính và công bố thêm số liệu CPI bình quân từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

Từ trước đến nay khi công bố CPI cả năm, chúng ta thường sử dụng CPI của tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước, cách sử dụng gốc so sánh này là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi đánh giá tỷ lệ lạm phát của cả năm nên dùng chỉ số giá tiêu dùng cả năm báo cáo so với năm trước (so sánh bình quân chỉ số giá của 12 tháng năm báo cáo với bình quân chỉ số giá của 12 tháng năm trước). CPI theo gốc so sánh này mới thật sự phản ánh sự biến động giá cả thị trường qua một năm và chúng được sử dụng để loại trừ yếu tố giá cho các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được tính bằng giá trị theo giá thực tế hằng năm.

Việc sử dụng gốc so sánh nào còn phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng, nếu người sử dụng muốn tính GDP bình quân quý hay năm theo giá so sánh thì phải dùng chỉ số giá bình quân quý hoặc năm. Nếu muốn so sánh sự mất giá của VND, USD hay giá trị tài sản ngay trên thị trường thì dùng chỉ số giá ở từng thời điểm nhất định (gốc so sánh với tháng 12 năm trước). Nếu muốn biết chiều hướng giá thì so sánh chỉ số giá hằng tháng.

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê đang thực hiện là áp dụng theo phương pháp luận quốc tế trong tài liệu hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biên soạn năm 2004 (Phương pháp tính CPI theo hướng dẫn chung của ILO được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng) và cũng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Nhiều năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cử chuyên gia đến Việt Nam để rà soát và đánh giá nguồn thông tin, phương pháp tính CPI của Tổng cục Thống kê và nhận xét rằng phương pháp tính, mặt hàng đại diện và quyền số dùng tính CPI là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thực tế thời gian qua, các cơ quan Ðảng và Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khác ở trong nước sử dụng số liệu về chỉ số giá tiêu dùng cũng đánh giá số liệu CPI đã phản ánh đúng xu hướng biến động giá tiêu dùng của nước ta.

Theo quy định việc áp dụng phương pháp luận quốc tế này yêu cầu phải rà soát lại rổ hàng, quyền số theo chu kỳ thông thường là bốn, năm năm/lần. Lần rà soát và cập nhật gần đây nhất của Tổng cục Thống kê được thực hiện vào tháng 5-2006 để áp dụng tính chỉ số giá tiêu dùng cho thời kỳ 2006-2010.

Trên cơ sở Danh mục hàng hóa dịch vụ đại diện điều tra giá tiêu dùng hiện nay gồm 496 mặt hàng (tính cả hai mặt hàng vàng và USD), Tổng cục Thống kê quy định 82 mặt hàng và dịch vụ điều tra ba kỳ/tháng; 405 loại hàng hóa và dịch vụ điều tra 1 kỳ/tháng; chín loại hàng hóa chỉ thu thập giá khi nhà nước có điều chỉnh giá.

Ðối với các loại hàng hóa, dịch vụ điều tra ba kỳ/tháng, thời gian điều tra được quy định như sau: kỳ 1 điều tra vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo; kỳ 2 điều tra vào ngày 5 tháng báo cáo; kỳ 3 điều tra vào ngày 15 tháng báo cáo...

Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát

Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước. CPI biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước biểu thị sự biến động về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia.

CPI không phải là chỉ số áp dụng cho GDP. Nhưng vì tiêu dùng cuối cùng ở nhiều nước lên tới 50-90% GDP, nên CPI và chỉ số giảm phát cho GDP thường không khác nhau nhiều, kể cả ở những nước mà tỷ lệ tiêu dùng chỉ khoảng 50-60% GDP.

CPI nhằm giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tâm lý của dân chúng. CPI có thể đo lường hằng tháng, không như chỉ số giảm phát cho GDP có tính tổng hợp hơn nên chỉ có thể đo lường hằng quý ở mức tin cậy hạn chế và nếu muốn đạt độ tin cậy cao thì phải là chỉ số hằng năm vì lúc đó thống kê mới có thể thu thập đầy đủ. CPI thường theo rất sát chỉ số giảm phát GDP vì tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong GDP. Vì vậy CPI được coi là thước đo lạm phát, các nước trên thế giới cũng đang sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ lạm phát. Lạm phát hay tăng giá đối với các nhà kinh tế là đồng nghĩa.

Lạm phát cơ bản chính là lạm phát thể hiện việc thay đổi mức giá mang tính chất lâu dài, loại bỏ những biến động giá mang tính chất tạm thời trong chỉ số giá tiêu dùng.

Theo Milton Friedman, nếu giá cả tăng liên tục trong thời gian dài thì đó phải là một hiện tượng tiền tệ, do đó lạm phát cơ bản là lạm phát chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ. Phương pháp chung của việc xây dựng thước đo lạm phát cơ bản là loại bỏ ảnh hưởng của những biến động tạm thời đến giá cả một số hàng hóa trong CPI, để bảo đảm lạm phát cơ bản phản ánh chính xác xu hướng biến động dài hạn của lạm phát.

Những biến động tạm thời có thể có tác động làm tăng hoặc giảm CPI, do đó, khi loại trừ ảnh hưởng của những biến động tạm thời ra khỏi CPI, không phải lúc nào lạm phát cơ bản cũng thấp hơn lạm phát chung (được đo lường bằng CPI), nhưng về dài hạn, lạm phát cơ bản có độ biến động ít hơn lạm phát chung và phản ánh chính xác hơn xu hướng lâu dài của lạm phát.

Lạm phát cơ bản là một chỉ báo quan trọng đối với xu hướng lạm phát hiện hành và trong tương lai. Chỉ số này giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể nhận biết được sự biến động giá tiêu dùng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay đó là xu thế lâu dài. Vì vậy, lạm phát cơ bản là thông tin đầu vào quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

Nguồn số liệu để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản chính là số liệu CPI được tính hằng tháng. Như vậy, muốn tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (hoặc CPI trừ giá năng lượng và thực phẩm), điều trước tiên cơ quan thống kê các nước phải tính CPI có đầy đủ các nhóm hàng liên quan đến đời sống dân cư, sau đó mới tiến hành tính toán loại trừ các ảnh hưởng gây ra các "cú sốc" ngẫu nhiên để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (LPCB).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Trưởng Thống kê (TCTK) đã ban hành Quyết định 894/QÐ-TCTK ngày 6-12-2004 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành giữa NHNN và TCTK để nghiên cứu phương pháp tính LPCB...

Nguyễn Ðức Thắng

Tỷ lệ lạm phát (tiếng Anh: Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.

Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm xuống sức mua của đồng tiền. Nó là một biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực cũng như để điểu chỉnh mức lương.

Bài chi tiết: Chỉ số giảm phát GDP và Chỉ số giá tiêu dùng

Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

Tỷ lệ lạm phát = 100% x Po – P-1
P-1

Có một số công thức khác nữa, ví dụ:

Tỷ lệ lạm phát = (log Po - log P-1) x 100%

Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:

  • căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian
  • căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.

Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng năm được tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong năm.

Tính theo chỉ số giảm phát GDP

Tỷ lệ lạm phát 2022 so với năm 2021 được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát 2022 = 100 x Chỉ số giảm phát GDP 2022 - Chỉ số giảm phát GDP 2021
Chỉ số giảm phát GDP 2021

Do chỉ số giảm phát được tính bằng GDP giá thực tế/GDP giá gốc so sánh, hiện nay giá gốc so sánh là giá 2021, sự chuyển đổi về giá gốc chủ yếu dựa chỉ số giá PPI (trừ ngành xây dựng và ngành bán và sửa chữa xe có động cơ) nên có thể nói Tỷ lệ lạm phát IR tính theo chỉ số giảm phát GDP là Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá người bán PPI.[cần dẫn nguồn]

  • Lạm phát
  • Giảm phát
  • Cung ứng tiền tệ
  • Lãi suất

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tỷ_lệ_lạm_phát&oldid=67881640”

Video liên quan

Chủ đề