Cách hoàn thành các phương trình hóa học năm 2024

Ở dạng bài tập này, để bài thường cho một phản ứng có n chất (kể cả chất phản ứng và sản phẩm), trong đó đã biết (n – 1) chất. Yêu cầu xác định chất còn lại và hệ số còn thiếu.

Để xác định chất còn lại trong phản ứng cần nhớ: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

Ví dụ: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ dấu hỏi trong phương trình hóa học sau:

?Cu + ? → 2CuO

Hướng dẫn:

– Vế phải có Cu và O nên chất còn thiếu ở vế trái phải là O2.

– Vế phải có 2 nguyên tử Cu nên để số nguyên tử Cu ở vế trái bằng số nguyên tử Cu ở vế phải thì hệ số của Cu ở vế trái là 2.

Vậy phương trình hóa học là: 2Cu + O2 → 2CuO.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu ? trong phương trình hóa học sau:

  1. Fe + ?HCl → FeCl2 + H2
  1. CaO + ?HCl → CaCl2 + ?

Hướng dẫn giải:

  1. Thấy vế phải có 2 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử H, để số nguyên tử Cl và H ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước phân tử HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  1. Vế trái có Ca, H, Cl, O vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa cả H và O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.

Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Ví dụ 2: Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

– Xác định các chỉ số x và y

Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay

Chọn x = 2 thì y = 3.

– Cân bằng phương trình hóa học:

Thay x và y vào sơ đồ được:

Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al

2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

– Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

– Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: Fe + … → FeCl2 + H2. Chất còn thiếu trong sơ đồ trên là

  1. Cl2.
  1. Cl.
  1. HCl.
  1. Cl2O.

Chọn C

Vế phải có chứa Fe, Cl, H do đó chất còn thiếu ở vế trái phải chứa cả H và Cl.

Vậy chất còn thiếu là HCl.

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: FeClx + Cl2 → FeCl3. Giá trị của x là

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Chọn B

Do sắt có 2 hóa trị là II và III nên FeClx có thể là FeCl2 hoặc FeCl3

⇒ Loại đáp án A và D.

Do vế phải là FeCl3 nên vế trái không thể là FeCl3 ⇒ loại đáp án C

Câu 3: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + aHCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

Giá trị của a là

  1. 4.
  1. 6.
  1. 8.
  1. 10.

Chọn C

Vế phải có 8 nguyên tử H, để số H ở hai vế bằng nhau cần thêm 8 vào trước HCl.

Vậy a = 8.

Câu 4: Có sơ đồ phản ứng hóa học:

Al + AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag. Hệ số thích hợp trong phản ứng là

  1. 1 : 2 : 3 : 4.
  1. 2 : 3 : 2 : 5.
  1. 2 : 4 : 3 : 1.

D.1 : 3 : 1 : 3.

Đáp án D

Phương trình hóa học:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:

CaO + ? HNO3 → Ca(NO3)2 + ?

Hệ số trước HNO3 và chất còn thiếu trong sơ đồ phản ứng lần lượt là

  1. 1 và H2O.
  1. 2 và H2O.
  1. 2 và HNO3.
  1. 2 và NO2.

Đáp án B

CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Câu 6: Cho phương trình phản ứng hoá học sau: MnO2 + 4? → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Chất còn thiếu trong phương trình là

  1. Cl2.
  1. H2O.
  1. HCl.
  1. Cl2O.

Đáp án C

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + ?

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là

  1. 1 : 1.
  1. 2 : 1.
  1. 1 : 2.
  1. 1 : 3.

Phương trình hóa học:

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl

Tỉ lệ số phân tử K2CO3 : số phân tử CaCl2 là 1 : 1.

Câu 8: Hoà tan nhôm (Al) trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) thu được nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí là

  1. H2.
  1. O2.
  1. CO2.
  1. H2O.

Đáp án A

Khí là H2.

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

Câu 9: Có sơ đồ phản ứng sau: Al + Fe3O4 → ? + Al2O3. Đơn chất còn thiếu trong sơ đồ và tổng hệ số các chất sản phẩm lần lượt là