Là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp và số người làm nông nghiệp lớn, nhưng Hà Nội vẫn là “vùng trũng” về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do đất đai sản xuất của người dân nhỏ lẻ, không tập trung; hạ tầng sản xuất nông nghiệp hạn chế và chi phí đầu tư mua sắm máy móc lớn. Người dân chưa mặn mà đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, thời gian qua thành phố Hà Nội tập trung hoàn thành dồn điền đổi thửa đất gắn với quy hoạch lại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hỗ trợ nông dân đầu tư mua sắm máy móc… Nhờ đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhanh chóng nâng cao, sức lao động của nông dân từng bước được giải phóng. Đại diện Phòng Kinh tế UBND huyện Thạch Thất cho biết, địa phương sớm đầu tư cơ giới hóa và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện đúng lịch thời vụ, giải phóng sức lao động cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất. Các biện pháp thâm canh sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã giảm được 15% chi phí, năng suất lúa các vụ tăng từ 10 đến 15% so với phương pháp gieo trồng truyền thống. Hiện nay, tỷ lệ diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch trên địa bàn huyện đạt gần 100%, tưới tiêu đạt 95% diện tích đất canh tác. Năm 2021, huyện phối hợp Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thực hiện mô hình sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy máy tại xã Canh Nậu, với quy mô 15.000 khay mạ, diện tích cấy lúa hơn 60 ha. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, hiệu quả cơ giới trong sản xuất nông nghiệp rất rõ ràng. Cụ thể đối với trồng lúa, trung bình một ngày, một máy cấy bốn hàng cấy được một héc-ta, tương đương 30 người cấy lúa bằng tay. Việc sử dụng máy cấy giúp cấy thưa, tạo điều kiện để ruộng lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh cũng như ô nhiễm môi trường cho nên lúa đẻ sớm, đẻ khỏe, tập trung, bông lúa to, dài. Năng suất lúa cấy máy cao hơn cấy tay từ 10 đến 15%. Đặc biệt, việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần thay đổi nhận thức của nông dân trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giúp người dân yên tâm đầu tư máy móc, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại các địa phương không đồng đều và còn hạn chế. Cơ giới hóa vẫn tập trung vào khâu làm đất và thu hoạch, trong khi khâu gieo cấy và chăm sóc còn thấp. Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025", góp phần phát triển nông nghiệp ổn định, chuyển dịch cơ cấu nội ngành và tăng trưởng hằng năm đạt 2,5 đến 3%, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ. Mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đối với các cây chủ lực đạt từ 15 đến 98%; các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Cụ thể, cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 98%, khâu gieo cấy 15%, khâu chăm sóc 60%, khâu thu hoạch (lúa) 95%. Thành phố cũng phấn đấu phát triển 46 tổ, nhóm dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, sản xuất cây màu. Để hoàn thành mục tiêu phát triển cơ giới hóa, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hợp đồng vay vốn của Quỹ Khuyến nông thành phố, lãi suất vay vốn ngân hàng với thời hạn vay tối đa ba năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm khi mua các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng kinh phí đầu tư cơ giới hóa hơn 1.760 tỷ đồng. Cơ giới hóa trong sản xuất hết sức quan trọng, nó mang tính đột phá giúp giải phóng sức lao động và tăng hiệu suất, hiệu quả trong sản xuất… Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 1.000 máy kéo lớn bốn bánh (trên 35 mã lực); 4.000 máy kéo cỡ trung bốn bánh (từ 18 - 35 mã lực); 11.000 máy kéo nhỏ hai bánh (công suất dưới 12 mã lực); 3.200 động cơ điện, 12.250 động cơ tĩnh (xăng, diesel) và 650 máy phát điện, 1.600 phương tiện vận tải trên đường và trên sông (riêng tàu thuyền vận tải trên sông chỉ có 20 chiếc). Nhìn chung, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đồng đều với từng vùng sản xuất, chưa đồng bộ trong từng khâu, từng loại cây, con. Hiện tại, cơ giới chỉ mới đáp ứng được một phần khâu làm đất và vận chuyển, các khâu còn lại mức độ áp dụng cơ giới còn rất hạn chế, nhất là khâu gieo trồng và thu hoạch. Bên cạnh đó, người nông dân nhận thức chưa đầy đủ và chưa hình thành thói quen sử dụng loại giống có bản quyền. Giá thành sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp còn cao, nguyên liệu đầu vào chưa chủ động, mức độ ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong khâu chăm sóc và thu hoạch còn rất thấp. Phần lớn địa hình của tỉnh Lâm Đồng là đồi núi, đất nông nghiệp có diện tích lớn và tập trung là khá ít, tập quán canh tác nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến nên hạn chế ứng dụng cơ giới, hiện tại cơ giới hóa nông nghiệp chỉ mới áp dụng ở một số khâu cơ bản và đơn giản trong quy trình sản xuất như: Khâu làm đất, chăm sóc, vận chuyển... còn lại các khâu khác có tính phức tạp thì áp dụng cơ giới còn rất hạn chế như: Khâu gieo trồng, thu hoạch, phân loại. Riêng khâu thu hoạch và khâu gieo trồng cà phê, rau, hoa chưa áp dụng cơ giới mà hoàn toàn thực hiện bằng thủ công. Nguyên nhân là do chưa có máy móc chuyên dụng cho các loại cây này. Từ thực trạng của việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như trên thì mục tiêu ứng dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ nay đến năm 2030: Làm đất được cơ giới hóa trên 95% (trong đó lúa 98,73%; ngô 97,5%; đậu 96,1%; rau 97,8%; hoa 100%, chè 100%, cà phê 58,6%). Khâu chăm sóc, tỷ lệ cơ giới hóa 20-30% (trong đó lúa 26,7%; ngô là 21,8%; đậu 4,1%; rau 32,7%; hoa 87,9%, chè 40%, cà phê 16,3%). Khâu thu hoạch, đối với cây lúa 98,8%, ngô 87,5%; đậu, rau, hoa, cà phê (tỷ lệ 0%), chè nâng lên 13,5%. Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã sớm triển khai, thực hiện chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, thông qua đó đã hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các trang trại: 02 hệ thống máy gieo hạt tự động 6 trong 1 theo công nghệ mới; 02 hệ thống máy sấy cà phê theo công nghệ sấy đảo chiều, khoang sấy đôi; 03 hệ thống máy sấy lúa theo công nghệ sấy tĩnh vi ngang, đảo chiều gió sấy, 90 máy nông nghiệp đa năng công suất nhỏ, với kinh phí thực hiện 3.678.500.000 đồng. Trong đó: ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.893.400.000 đồng. Tổ chức 03 cuộc hội thảo về ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp cho các Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ nông dân đang sản xuất rau, hoa, cà phê, lúa với số lượng 110 người tham gia. Thông qua công tác tập huấn, tuyên truyền, học tập kinh nghiệm, hội thảo chuyên đề… nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nâng cao nhận thức và đầu tư đẩy mạnh áp dụng cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Một số giải pháp của việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới cần tập trung đó là: Tập trung nguồn lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT, mở rộng liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bón phân và thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, tập trung vào một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, thiếu lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch. Khuyến khích đầu tư ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất; trong đó tăng cường áp dụng cơ giới các khâu còn yếu để phát huy hiệu quả tối ưu của quy trình sản xuất, cụ thể: Cây rau, hoa: Áp dụng cơ giới khâu gieo trồng, khâu chăm sóc, khâu thu hoạch, khâu sau thu hoạch; Cây chè: Áp dụng cơ giới khâu chăm sóc, khâu thu hoạch và khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch; Cây cà phê: Áp dụng cơ giới khâu thu hoạch, khâu chăm sóc, khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch; Cây lúa: Áp dụng cơ giới khâu gieo hạt, khâu chăm sóc, khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch; Bò sữa: Áp dụng cơ giới khâu chuồng trại, khâu chăm sóc và khâu thu hoạch (vắt sữa). |