Các hình thức xử lý kur luật

31/03/2022 07:33

Hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật thì cũng sẽ bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật theo pháp luật lao động. Vậy thì cách xác định hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm như thế nào? Hệ quả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

>>>Xem thêm: Quy trình xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp theo bộ luật lao động 2019 

Mục Lục

  • Khiển trách
    • Trường hợp áp dụng
    • Hệ quả
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng
    • Trường hợp áp dụng
    • Hệ quả
  • Cách chức
    • Trường hợp áp dụng
    • Hệ quả
  • Sa thải
    • Trường hợp áp dụng
    • Hệ quả
  • Các trường hợp không được tiến hành kỷ luật lao động

Khiển trách

Trường hợp áp dụng

  • Trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) thì khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động.
  • Thông thường khiển trách được áp dụng đối với những người phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ và nhằm tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm.

Hệ quả

Khiển trách

  • Các hành vi vi phạm bị xử lý khiển trách có thể được quy định trong nội quy lao động mà nếu người lao động vi phạm thì cấp trên hoặc bộ phận có thẩm quyền xử lý sẽ có thể khiển trách bằng miệng hoặc gửi bằng văn bản để khiển trách.
  • Trong một số trường hợp thì khiển trách có thể là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp xử lý nặng hơn khi người lao động tiếp tục vi phạm.

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

Trường hợp áp dụng

  • Hình thức này áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm với mức độ nặng hơn so với khiển trách và thực tế thường được áp dụng khi người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tiếp tục có hành vi vi phạm với thái độ xem thường kỉ luật lao động.

Hệ quả

  • Khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động bị áp dụng xử lý theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương thì chẳng hạn quy định công ty là cứ 12 tháng thì được nâng lương 1 lần, thời điểm nâng lương gần nhất là 1/1/2020 thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này, người lao động vào 1/1/2021 sẽ không được nâng lương mà sẽ phải đến ngày 1/7/2021 mới được tiếp tục nâng lương.

>>>Xem thêm: Chính sách quản lý kỷ luật lao động được xây dựng thế nào

Cách chức

Trường hợp áp dụng

  • Cách chức đương nhiên chỉ được áp dụng đối với những đối tượng người lao động nắm giữ những chức vụ nhất định trong đơn vị sử dụng lao động.
  • Hình thức này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm và người sử dụng lao động xem là nghiêm trọng mà không thể áp dụng khiển trách hay là kéo dài thời hạn nâng lương.
  • Cũng giống như hình thức khiển trách và kéo dài thời gian nâng lương thì cách chức sẽ do người sử dụng lao động chủ động quyết định trong nội quy lao động và áp dụng vào thực tiễn. Có nghĩa là không bắt buộc hành vi vi phạm nào sẽ tương ứng với hình thức xử lý nào mà sẽ do người sử dụng lao động cân nhắc, chủ động áp dụng.

Hệ quả

  • Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động với hình thức này sẽ không được nắm giữ chức vụ hiện tại nữa. Hình thức này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố vật chất và cả danh tiếng của người đó.

Sa thải

Sa thải trong lao động

Trường hợp áp dụng

  • Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất, nghiêm khắc nhất trong các hình thức được quy định tại Điều 124 BLLĐ 2019, và riêng về sa thải, tại Điều 125 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp mà người sử dụng lao động chỉ được áp dụng sa thải:
  • Trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Trong đó, tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
  • Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.
  • Có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình; (Điểm c Khoản 6 Điều 189 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Hệ quả

  • Người lao động bị áp dụng hình thức sa thải sẽ dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nói cách khác là người lao động sẽ nghỉ việc, không được làm công việc này nữa.
  • Bên cạnh đó, người lao động khi bị sa thải sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc được quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019.

>>>Xem thêm: Biên bản xử lý kỷ luật lao động bắt buộc có những thành phần nào

Các trường hợp không được tiến hành kỷ luật lao động

Căn cứ theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 122 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp không được tiến hành kỷ luật lao động bao gồm:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của BLLĐ;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật hiện hành thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật lao động nhanh nhất có thể nhé.