Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học

Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học

Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non là yếu tố bắt buộc, cần phải có của tất cả các trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả trường sư phạm mầm non công lập và trường mầm non ngoài công lập. Vậy làm thế nào để có một bản kế hoạch tốt, xin mời các bạn tham khảo hướng dẫn sau đây.

Những nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Trước khi tiến hành lập kế hoạch, người thực hiện cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:

  • Nguyên tắc 1: Kế hoạch năm học phải quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ trong 1 năm học. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch năm học của trường.
  • Nguyên tắc 2: Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện, có trọng tâm. Cụ thể:
    • Cân đối: đảm bảo cân bằng giữa các công việc, các hoạt động của nhà trường như: cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ, cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, cân đối giữa các hoạt động giáo dục,…
    • Toàn diện: Kế hoạch phải đề cập đầy đủ các khía cạnh hoạt động của nhà trường.
    • Có trọng tâm: tập trung vào những vấn đề quan trọng của nhà trường trong năm học, không lan man.
  • Nguyên tắc 3: Kế hoạch năm học phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và có trọng tâm.
  • Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tập trung dân chủ.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải đảm bảo quyền dân chủ, thảo luận để phát huy trí tuệ, thu thập ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên vào việc xây dựng kế hoạch. Đồng thời đảm bảo tính tập trung trên cơ sở dân chủ.

  • Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch.

Kế hoạch sau khi tiếp thu ý kiến của quần chúng, được cấp trên duyệt thì trở thành văn bản mang tính pháp lý. Đó là quyết định quan trọng của nhà trường và mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện, hoàn thành kế hoạch.

Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học
Những nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Các bước xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Khi xây dựng kế hoạch năm học phải tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tổng kết việc thực hiện kế hoạch năm học vừa qua từ đó xác định điểm xuất phát của nhà trường trước khi bước vào năm học mới.
  • Nắm vững nhiệm vụ năm học mới và các văn bản, chỉ thị chỉ đạo của cấp trên.
  • Nắm rõ tình hình địa phương về hoạt động Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non, số lượng trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo và nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.

Từ những yếu tố trên, người lập kế hoạch đã có cơ sở cho việc lên kế hoạch năm học mới.

Bước 2: Dự thảo kế hoạch 

Những việc cần làm ở bước này là:

  • Dự báo những mục tiêu cần đạt
  • Lựa chọn các biện pháp tối ưu tương ứng để thực hiện mục tiêu
  • Dự kiến điều kiện thực hiện kế hoạch 
Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học
Các bước xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Bước 3: Duyệt kế hoạch nội bộ

Hiệu trưởng sẽ trình bày dự thảo kế hoạch trước những người thực hiện để thu thập ý kiến của mọi người. Sau đó, dựa trên những ý kiến để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên duyệt.

Bước 4:  Trình duyệt kế hoạch và chính thức hóa kế hoạch

  • Trình duyệt kế hoạch với phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương để tiếp thu sự chỉ đạo, tạo điều kiện tốt để nhà trường thực hiện kế hoạch.
  • Kế hoạch sau khi trình lên được cấp trên duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để điều hành công việc của nhà trường. 

TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÔNG Á NGAY HÔM NAY!

ĐĂNG KÝ NGAY

Nội dung trong bản kế hoạch 

Nội dung bản kế hoạch phải trả lời được 3 câu hỏi:

  • Phải làm gì?
  • Làm như thế nào?
  • Bao giờ thì hoàn thành?

Thông thường một bản kế hoạch giáo dục năm học cho trường mầm non sẽ gồm có 2 phần:

  • Kế hoạch chung
  • Công tác trọng tâm hàng tháng

Nội dung của từng phần, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Phần I: Kế hoạch chung

Phần này, người thực hiện kế hoạch cần nêu rõ đặc điểm tình hình của trường (những thuận lợi, khó khăn) và mục tiêu phấn đấu trong năm học. Trong đó, mục tiêu sẽ chia ra thành mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Phần mục tiêu cụ thể có thể chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn như mục tiêu số lượng, chất lượng,…

Biện pháp thực hiện mục tiêu là những lựa chọn tối ưu, đáp ứng các mục tiêu tương ứng. Ví dụ như: biện pháp phát triển số lượng trẻ, biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,…

Phần II: Công tác trọng tâm hàng tháng

Được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trong tháng đó và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học là khâu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong chu trình quản lý. Toàn bộ nội dung chương trình hoạt động đều được lập ra bám sát theo bản kế hoạch và tiêu chuẩn giáo viên mầm non này. Vì vậy, xây dựng một bản kế hoạch giáo dục chất lượng và khả thi là yêu cầu bắt buộc đối với người đứng đầu trường mầm non.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tổ chức và chỉ đạo để thực hiện kế hoạch 

Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học
Tổ chức và chỉ đạo để thực hiện kế hoạch

Đây là khâu biến kế hoạch thành hiện thực. Quá trình thực hiện cần tiến hành các công việc sau:

  • Phổ biến kế hoạch đến người thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân.
  • Hướng dẫn làm thế hoạch và duyệt kế hoạch.
  • Phát động phong trào thi đua. Hàng tháng tổ chức họp hội đồng 1 lần để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng, bàn bạc kế hoạch cho tháng tiếp theo trên tinh thần dân chủ.
  • Thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
  • Tích cực tham mưu với lãnh đạo, kết hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực thực hiện kế hoạch.
  • Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch theo học kỳ và cuối năm học. Đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được và rút ra bài học kinh nghiệm. Động viên, khen thưởng những bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Trên đây là hướng dẫn cách lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non và những nguyên tắc lập kế hoạch trong giáo dục mầm non là gì?. Những người giữ chức vụ quản lý tại các trường mầm non (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn) hoặc những ai có dự định mở trường mầm non tư thục có thể tham khảo để phục vụ công tác lập kế hoạch cho năm học.

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 4 THCS: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS. Để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

  • Gợi ý đáp án mô đun 4 đại trà THCS

Gợi ý đáp án module 4

Câu hỏi:

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Trả lời:

Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

(1) Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng dành cho môn Sinh học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

(3) Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp (nếu có). Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới cho các bạn câu trả lời trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.