Hậu quả của ly hôn dưới góc nhìn xã hội học

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘIPHẠM THỊ KIM ANHLY HÔN Ở ĐÔ THỊ:THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢPTHÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH)Chuyên ngành: Xã hội họcMã số: 60 31 03 01LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. LÊ NGỌC VĂNHÀ NỘI, năm 2016LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học,cơ sở học viện tại thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy, cô trong Học việnKhoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thứcmới về chuyên ngành Xã hội học và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu khoa học tại Học viện.Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. LêNgọc Văn, một người thầy chân thành, trách nhiệm đã hướng dẫn tôi với tấtcả lòng nhiệt tình của người thầy giáo trong suốt quá trình nghiên cứu và viếtluận văn.Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh,Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, Toà án nhân dân tỉnh TâyNinh, Toà án nhân dân thành phố Tây Ninh và Uỷ ban Dân số và Kế hoạchhoá gia đình thành phố Tây Ninh đã hỗ trợ cung cấp số liệu, thông tin và tạođiều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Xin chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác, đồng nghiệp, bạn bè,người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.Tây Ninh, tháng 7 năm 2016PHẠM THỊ KIM ANHLỜI CAM ĐOANHọc viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác.Học viênPhạm Thị Kim AnhMỤC LỤCMỞ ĐẦU..........................................................................................................1Chương 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.................................................121.1. Các khái niệm công cụ.............................................................................121.2. Lý thuyết áp dụng.....................................................................................171.3. Một vài đặc điểm và địa bàn nghiên cứu..................................................21Chương 2. Thực trạng ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh....252.1. Tỷ lệ ly hôn...............................................................................................252.2. Nguyên đơn ly hôn...................................................................................272.3. Tuổi ly hôn của phụ nữ và năm giới.........................................................362.4. Nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn...............................................402.5. Độ dài của hôn nhân.................................................................................40Chương 3: Nguyên nhân và hậu quả ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnhTây Ninh.........................................................................................................483.1. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn.........................................................483.2. Hậu quả của ly hông.................................................................................64KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................76TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................81DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂUSố hiệuTên bảng, biểubảng, biểuBiểu đồ 2.1Biểu đồ 2.2Biểu đồ 2.3Số vụ ly hôn trong án hôn nhân và gia đình tạithành phố Tây Ninh.Số vụ ly hôn và dân số trung bình của thành phốTây Ninh từ năm 2011 đến 2015.Nguyên đơn trong hồ sơ ly hôn tại thành phố TâyNinh.Trang252628Biểu đồ 2.4 Khoảng cách tuổi của vợ và chồng.43Biểu đồ 3.1 Các nguyên nhân ly hôn tại thành phố Tây Ninh.48Bảng 2.1Tuổi ly hôn của vợ và chồng.36Bảng 2.2Độ dài của hôn nhân.41MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiGia đình là tế bào của xã hội, là nơi giáo dục, đào tạo nguồn lao độngcủa đất nước và hôn nhân là sợi dây gắn kết tạo nên gia đình. Tất cả các quốcgia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất quan tâm đến vấn đềgia đình. Hôn nhân bền vững sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc. Ngược lại,nếu hôn nhân không bền vững thì sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến giađình, xã hội và cộng đồng. Ly hôn là hiện tượng xã hội tiêu biểu cho hôn nhânkhông bền vững.Ở phương Tây trong những thập kỷ gần đây, gia đình đang ở trong tìnhtrạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao và nhiều hìnhthức thay đổi của gia đình. Theo bảng số liệu “Ly hôn và tỉ lệ ly hôn thô” năm2011 do Bộ phận thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSTAT) tổng hợp cho thấytỷ lệ ly hôn trên toàn thế giới rất cao, những nước có tỷ lệ ly hôn thô cao nhấtthế giới là Belarus 4,1%, Nga 4,8%, Moldova 3,1%, Mỹ 3,6% [20]. Và hiệnnay, một số nước ở Châu Á cũng được chú ý vì tỉ lệ ly hôn tăng đáng kể nhưTrung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. Theo thống kê ở Mỹ năm 2014: có813.862 vụ ly hôn và huỷ bỏ hôn ước so với 2.140.272 vụ kết hôn, tỉ lệ ly hônthô ở Mỹ năm 2014 là 3,2% so với tỉ lệ kết hôn thô là 6,9%. Như vậy tỉ lệ lyhôn chiếm gần phân nửa tỉ lệ kết hôn [19].Việt Nam là nước có nền văn hoá với nhiều điểm khác biệt so với cácnước phương Tây, tuy đi sau cả trăm năm về sự phát triển công nghiệp hoá,hiện đại hoá và đô thị hoá nhưng cũng đối diện với các vấn đề của một xã hộiđang phát triển theo xu hướng của các nước phương Tây do ảnh hưởng vănhoá du nhập qua sự phát triển hội nhập và mạng Internet,... Ở Việt Nam, lyhôn đang là một thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây. Trongbáo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân1và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này quanăm khác, đặc biệt là sau khi đất nước đổi mới. Nếu năm 1992, cả nước có32.000 vụ ly hôn thì con số này tăng dần và đến năm 2006 là 69.523 vụ.Ly hôn, một hiện tượng xã hội phức tạp, nó làm biến đổi hệ giá trị củagia đình, làm cho xã hội nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Ly hôn đượcnhiều ngành quan tâm, nghiên cứu, trong đó có ngành Xã hội học. Hiện tượngly hôn là mặt trái của hôn nhân một khi quan hệ hôn nhân tan vỡ. Tuy vậy, nócũng có tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Mặt tích cực là giải phóngcho mỗi cá nhân khi hôn nhân thật sự tan vỡ, là cách giải thoát tốt nhất chomỗi cá nhân. Nhưng mặt tiêu cực thì lúc nào cũng nặng nề và để lại di chứngtheo thời gian cho cá nhân trong cuộc và quan trọng hơn hết là sự ảnh hưởngcủa nó đối với cả một xã hội đang phát triển. Gia đình là một trong nhữngnhân tố quan trọng, quyết định sự bền vững của xã hội. Xây dựng gia đìnhViệt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiếnlược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay. Bêncạnh đó, hiện tượng ly hôn đang là một thực trạng bức xúc của xã hội vì lyhôn là sự chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng, sự phân chia tài sản, nuôidưỡng con cái,….và một loạt vấn đề xảy ra sau ly hôn mà xã hội phải giảiquyết cho các thế hệ thứ hai như xu hướng không kết hôn của những cá nhânsống trong gia đình đổ vỡ, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các giađình ly hôn tăng nhanh, trẻ bỏ học, nghiện hút,…Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tiến lên Chủ nghĩa xã hội là mục tiêucủa cả nước trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũngcó những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực.Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn có xu hướng ngày càng tăng. Năm2001, tỷ lệ ly hôn thô (CDR) ở Việt Nam là 0,69, đến năm 2005 tỷ lệ này là0,80 và năm 2010 là 1,12, tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm [18, pg. 114].2Hiện tượng ly hôn đang diễn ra ngày càng gia tăng không chỉ ở các thành phốlớn mà nó còn diễn ra ở các tỉnh đang trên đà đô thị hoá. Trong quá trình pháttriển và đổi mới của đất nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học vềhiện tượng ly hôn ở đô thị, nông thôn, vùng cao và thực tế trong quá trìnhnghiên cứu xã hội học cho thấy, mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi giaiđoạn lịch sử làm nảy sinh những nguyên nhân chính yếu khác nhau. Thànhphố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh - một tỉnh nằm sát biên giới phía Tây củaViệt Nam, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã và đang cónhững bước phát triển mạnh mẽ tại đây. Bên cạnh những thành tựu đạt đượctừ quá trình này như tăng trưởng kinh tế, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phát triển,đời sống của người dân tăng lên, thành phố Tây Ninh cũng đang phải đối mặtvới hàng loạt các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tội phạm gia tăng, lyhôn, … Từ thực tế những vấn đề xã hội đang gia tăng tại địa phương, bản thânhọc viên muốn tìm hiểu vấn đề ly hôn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninhdiễn ra theo chiều hướng nào, những nguyên nhân chính nào dẫn đến ly hônvà hậu quả của ly hôn ra sao. Học viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Lyhôn ở đô thị: thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (nghiên cứu trường hợpthành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh)” nhằm tìm hiểu rõ hơn về một khía cạnhxã hội tại địa phương học viên đang sống.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài“Ly hôn” là một chủ đề không phải là mới mà đã có khá nhiều côngtrình nghiên cứu, nhiều bài viết.Ở phương Tây, với sự phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội thìnhững nghiên cứu về xã hội cũng rất được chú ý với những hình thức mới xảyra trong xã hội. Tỉ lệ ly hôn cao và những hình thức biến tướng của gia đìnhthu hút nhiều sự nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội. Ở Mỹ, tính đến năm32009, có tới 1.980 bài viết đăng trên tạp chí khoa học xã hội có liên quan đếnchủ đề ly hôn [6].Năm 1977, Robert Chester tập hợp số liệu ly hôn trên 11 nước Châu Âuvà phân tích nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Ông nhấn mạnh các lý do dẫn đếnly hôn rất đặc biệt và không giống nhau ở nước này so với nước khác, nhưngcó giá trị chung. Trong số những yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ ly hôn,có những yếu tố rất dễ nhận biết như có thai trước hôn nhân, tuổi kết hôn quásớm. Có yếu tố khó đo đếm nhưng có giá trị như: khác tôn giáo, khác nguồngốc gia đình tác động đến lối sống khác nhau, chưa tìm hiểu kỹ trước khi kếthôn.Trong cuốn sách của 02 nhà khoa học nữ Judith S.Wallerstein và JoanB. Kelly (Mỹ), “Surviving the Breakup: How Children and Parents Copewith Divorce”, Nxb Basic Books, 1980, tạm dịch “Còn sống sót sau cuộcchia tay: Làm thế nào trẻ em và cha mẹ đối phó với ly hôn” đã đưa ra mộtphân tích sắc sảo dưới góc độ xã hội học, tâm lý học về ly hôn, đó là: nhữngkhó khăn, hạnh phúc sau ly hôn của từng trường hợp ly hôn điển hình, khảnăng tái hôn, thu nhập của vợ chồng sau ly hôn, nhất là thái độ, cuộc sống củanhững đứa con sau ly hôn. Nhìn chung, ly hôn ở các nước phát triển rất đượcquan tâm nghiên cứu và hiện nay họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lý giảicho những hậu quả ảnh hưởng đến xã hội hiện đại.Ở Việt Nam, từ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển và hội nhậpthì các vấn đề của gia đình ngày càng bức thiết, trong đó có ly hôn đã đượccác nhà Xã hội học quan tâm nghiên cứu từ những năm 90, đã có nhiều côngtrình được tiến hành và công bố, cụ thể:Nghiên cứu “Những gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” do ViệnNghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 1989. Nghiên cứu này đã phântích thực trạng đời sống kinh tế và tình cảm của người phụ nữ ly hôn, ly thân4ở nông thôn miền núi phía Bắc. Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiêncứu này đã chỉ ra những khó khăn về kinh tế như là nguyên nhân cơ bản dẫnđến ly hôn.Nghiên cứu tiếp theo là “Nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong LuậtHôn nhân và gia đình năm 1986 và việc thực hiện quyền đó” do Trung ươngHội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 1994. Nghiên cứu này thống kêtình hình ly hôn ở Việt Nam qua các số liệu của Toà án nhân dân tối cao;đồng thời phân tích nguyên nhân ly hôn dựa trên 517 bộ hồ sơ ly hôn lưu trữtại toà án thuộc 04 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phú, Quảng Nam – ĐàNẵng và thành phố Hồ Chí Minh) thời gian 02 năm 1993 – 1994. Dựa trên cáchồ sơ này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ly hôn dotính tình không hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (20,51%), tiếp đến là do khác biệt vềnghề nghiệp và lý do ngoại tình chiếm tỉ lệ rất thấp.Năm 1998 – 1999, công trình “Nghiên cứu ly hôn – trường hợp HàNội” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện, đã khắc phục được hạnchế của những nghiên cứu trước. Lần đầu tiên nghiên cứu này sử dụng cácphương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu như thu thập các tài liệu thốngkê, lập bảng hỏi, chọn mẫu và tiến hành thu thập thông tin từ những đối tượngcó liên quan đến ly hôn. Chính vì vậy, những nguyên nhân thực tế được làmsáng rõ hơn.Tháng 6/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quỹ nhi đồng LiênHiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã công bố kết quả Điều tra Gia đình ViệtNam năm 2006. Theo kết quả này thì hiện tượng ly hôn đang tăng lên, chủyếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ củahai giới. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18 – 60và cao hơn ở thành thị (thành thị là 3,3%, nông thôn là 2,6%) và tỷ lệ phụ nữxin ly hôn cao gấp 02 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly5hôn đều sống với mẹ. Trong số những người đã ly hôn, 27,7% cho biết lý doly hôn là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết nguyên nhân ly hôn làdo ngoại tình, còn lại là do kinh tế (13%) và bạo lực gia đình (6,7%) [2].Trong các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu đi sâu vào tìm hiểunguyên nhân ly hôn và tiến hành phân tích trên diện rộng, chưa phân tích sâutới đặc điểm của ly hôn (như: tuổi ly hôn, thời gian sống chung, sự khác biệtgiữa nghề nghiệp của vợ và chồng) và chưa có những nghiên cứu chuyên sâuvề đặc điểm ly hôn ở các khu vực đô thị nói riêng. Vì thế, trong luận văn này,tôi muốn tập trung phân tích những đặc điểm khác biệt giữa vợ và chồng dẫnđến ly hôn ở khu vực đô thị để thấy rõ hơn bức tranh ly hôn đang diễn ra ở đôthị như thế nào.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuTìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng ly hôn;trên cơ sở đó, nêu lên một số khuyến nghị nhằm củng cố sự bền vững của giađình, giảm thiểu ly hôn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài có các nhiệm vụnghiên cứu sau đây:1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến đềtài nhằm biết được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứuđã có, từ đó học viên có cơ sở xây dựng mục tiêu, nội dung, câu hỏi, giảthuyết, phương pháp, lựa chọn lý thuyết nghiên cứu.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.3. Điều tra khảo sát thực tế, lấy số liệu thống kê liên quan đến đề tài.4. Phân tích, đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả ly hôntrên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.65. Đưa ra một số khuyến nghị củng cố sự bền vững của gia đình, giảmtỷ lệ ly hôn.4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng, những nguyên nhân thựctế và hậu quả của ly hôn ở đô thị.4.2. Phạm vi nghiên cứu1. Phạm vi không gianLuận văn nghiên cứu về các trường hợp ly hôn tại thành phố Tây Ninh,tỉnh Tây Ninh.2. Phạm vi thời gianHiện tượng ly hôn được quan sát trong khoảng thời gian là 05 năm, từnăm 2011 đến năm 2015.3. Phạm vi nội dungLuận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hậu quảly hôn tại thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh.4.3. Khách thể nghiên cứuCác hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh và những đốitượng (cán bộ tòa án; hang xóm, người thân của người ly hôn; đối tượng đã lyhôn) tham gia vào cuộc phỏng vấn sâu.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5.1. Phương pháp luận chungTrong luận văn này, tôi sử dụng Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủnghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận.Hiện tượng ly hôn trong gia đình cần phải được xem xét trong mốiquan hệ với các hiện tượng khác như quan hệ tình dục trước hôn nhân, quanhệ tình dục ngoài hôn nhân; trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhóm7xã hội, truyền thông đại chúng và đồng thời cần phải xem xét từng trường hợpvề điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội của từng gia đình ở đô thị.Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lịch sử cụthể như tác động của truyền thống văn hoá.Việc giải thích các hiện tượng xã hội mang tính khách quan có nghĩa làkhi nghiên cứu hiện tượng ly hôn, chúng ta không nên áp đặt ý chủ quan củamình để kết luận mà phải nghiên cứu, tìm hiểu bản chất bên trong của hiệntượng này.5.2. Phương pháp nghiên cứuĐề tài sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin sau:- Phương pháp phân tích tài liệu.Phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập nhữngthông tin và số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nàyđược sử dụng làm phương pháp chính nhằm làm luận chứng cho lập luận đềra. Tài liệu phân tích gồm các hồ sơ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố TâyNinh, tỉnh Tây Ninh trong 05 năm (từ 2011 đến 2015). Cụ thể, tôi tiến hànhđọc và phân tích toàn bộ hồ sơ ly hôn trong vòng 01 tháng để:+ Thống kê và phân tích về số liệu ly hôn của từng năm; về nguyên đơnly hơn; về tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giới; về nghề nghiệp và học vấn củangười ly hôn và về độ dài của hôn nhân để nhằm tìm hiểu thực trạng ly hônđang diễn ra như thế nào và thực trạng này bị tác động từ đâu.+ Đọc từng hồ sơ (trong Đơn xin ly hôn, trong Biên bản hoà giải, tronglời khai của nguyên đơn và bị đơn, trong kết quả xác minh,…) để thống kênhững nguyên nhân thực sự dẫn đến ly hôn nhằm tìm ra những nguyên nhânnào tác động nhiều nhất đến ly hôn.8+ Cũng qua hồ sơ ly hôn, tôi tiến hành phân tích những vấn đề có thểđặt ra sau ly hôn cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực nhằm giúp chúng tathấy được những hậu quả của gia đình sau ly hôn.- Phương pháp phỏng vấn sâu.Cùng với việc phân tích các lý do mà các cặp ly hôn khai tại toà, tôicòn tham khảo thêm ý kiến của người có quan hệ gần gũi với đối tượng ly hônđể thấy rõ hơn nguyên nhân ly hôn và hậu quả sau ly hôn.Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng đã ly hôn (trongđó có 05 nam và 05 nữ) nhằm thu thập thêm về nguyên nhân dẫn đến ly hônđể phục vụ cho mục đích của luận văn này.5.3. Câu hỏi nghiên cứu1. Ly hôn ở thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 đến năm2015 diễn ra như thế nào?2. Những nguyên nhân nào dẫn đến ly hôn?3. Ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên gia đình?5.4. Giả thuyết nghiên cứuGiả thuyết 1: Ly hôn có chiều hướng gia tăng theo thời gian và xảy ranhiều hơn ở các cặp vợ chồng trẻ từ 25 đến 35 tuổi.Giả thuyết 2: Khó khăn kinh tế, ngoại tình và bạo lực gia đình là nhữngnguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.Giả thuyết 3: Phụ nữ và trẻ em là những người chịu hậu quả nặng nềcủa ly hôn.5.5. Khung phân tích9Yếu tố chủ quan:nghề nghiệp, tuổi,giới tính, trình độhọc vấn,....Yếu tố kháchquan: môi trườngsống, dư luận xãhội, phong tục,luật pháp,....Gia đìnhLy hônHậu quảpháp lýcủa lyhônHậu quảcá nhânvà xã hộicủa lyhônCác nguyên nhân của ly hôn xảy ra trong gia đình nảy sinh dưới tácđộng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Từ đó tạo ra hậu quả sau ly hôn(gồm hậu quả pháp lý và hậu quả xã hội) và chúng tác động trở lại tới xã hộivà đời sống của mỗi cá nhân trong gia đình.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn106.1. Ý nghĩa lý luậnLuận văn góp phần làm rõ khái niệm “Ly hôn ở đô thị” và kiểm chứngtính đúng đắn của các lý thuyết xung đột và lý thuyết hiện đại hoá liên quanđến ly hôn.6.2. Ý nghĩa thực tiễnLuận văn mang lại một sự hiểu biết tương đối có hệ thống về thựctrạng, xu hướng, nguyên nhân và hậu quả của ly hôn diễn ra trong các giađình đô thị ở Tây Ninh; cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quanchức năng trong việc củng cố sự bền vững của gia đình, giảm thiểu ly hôn.7. Cơ cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được kếtcấu thành 03 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.Chương 2: Thực trạng ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.Chương 3: Nguyên nhân và hậu quả ly hôn tại thành phố Tây Ninh,tỉnh Tây Ninh.11Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1. Các khái niệm công cụ1.1.1. Gia đìnhGia đình là một khái niệm phức hợp gồm các yếu tố sinh học, tâm lý,văn hoá, kinh tế,… khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hộinào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về giađình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dungnghiên cứu và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội và chođến nay, gia đình đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song tựuchung lại, các định nghĩa về gia đình thường được xác định theo một trong haicách tiếp cận: tiếp cận vĩ mô hoặc tiếp cận vi mô.Theo cách tiếp cận vĩ mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là mộtthiết chế xã hội, một đơn vị cơ sở của xã hội, thực hiện những chức năng xãhội nhất định, trước hết là chức năng tái sinh sản ra con người: “Gia đình làmột thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nógắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệcon nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhaunhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thựchiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”[17, pg. 306].Theo cách tiếp cận vi mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là mộtnhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể để nhận diện nó (có quan hệ với nhaubởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tínhqua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung). Nhưng để phùhợp với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay thì định nghĩa sau đây thể hiện tấtcả những đặc trưng của gia đình Việt: “Gia đình là một nhóm người, có quan12hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặctrưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sáchchung”[15, tr. 25-31].Với những khái niệm trên, ta có thể hình dung được gia đình, nơi màcon người sinh ra, lớn lên, là nơi bắt đầu hình thành nhân cách sống trong xãhội. Gia đình là mối liên hệ giữa vợ chồng, con cái. Nó có quy luật phát triểnriêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù.Ở đề tài này, tôi xin được định nghĩa gia đình như sau: Gia đình là mộtđơn vị xã hội vi mô, được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân (quan hệtính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệhôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại hai bên). Các thànhviên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, đượcNhà nước thừa nhận và bảo hộ một cách hợp pháp.1.1.2. Hôn nhânNhìn nhận từ góc độ xã hội, hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chunghoàn toàn của một người đàn ông và một người đàn bà, sự sống chung hoàntoàn này gồm những thành phần vật chất: ở chung cùng một mái nhà, ănchung cùng một mâm cơm, hưởng chung những sung sướng vật chất, cùngđồng lao cộng khổ để có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống đáp ứng cho hạnhphúc hôn nhân. Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, làmột yêu cầu cần phải có đối với mỗi cá nhân, hôn nhân như là một nếp sốngcần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con ngườithông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội.Từ phía luật pháp hiện nay: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng saukhi kết hôn [10, tr. 2]. Ở một số nước phương Tây, hôn nhân đồng giới đãđược công nhận, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn chịu sự phản đối của rấtnhiều người, về phía Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định “Nhà13nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2Điều 8).1.1.3. Kết hôn“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theoquy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” [10, tr. 2].Trong Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm cáchành vi sau đây:a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người đang có chồng, vợ;d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòngmáu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹnuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, chachồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kếvới con riêng của chồng;đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thươngmại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinhsản vô tính;h) Bạo lực gia đình;i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bánngười, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằmmục đích trục lợi.1.1.4. Ly hôn14Nếu như kết hôn là chuyện bình thường, là bước khởi đầu cho việc tạolập gia đình, thì ly hôn là sự bất bình thường – là sự chấm dứt quan hệ hônnhân và gia đình. “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án” [10, tr. 3].Trong xã hội truyền thống Việt Nam, kết hôn hay ly hôn phụ thuộc rấtnhiều vào gia đình và những luật lệ của xã hội. Còn trong xã hội hiện nay,mỗi cá nhân có quyền tự do kết hôn cũng như quyền tự do ly hôn và họ đượcpháp luật hiện hành bảo vệ quyền lợi chính đáng. Điều 54, 55 của Luật Hônnhân và gia đình năm 2014 có ghi: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toàán tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trongtrường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tựnguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng củavợ và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thoả thuận đượchoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và conthì Toà án giải quyết việc ly hôn.1.1.5. Thao tác hoá khái niệm Ly hônThao tác hoá khái niệm Ly hôn nhằm làm rõ những vấn đề đang xảy ratừ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến ly hôn.Thực trạng ly hôn: ở đô thị, chất lượng cuộc sống người dân thay đổi,làm cho gia đình ở đô thị cũng biến đổi về quy mô, cơ cấu, chức năng. Giađình ở đô thị có xu hướng vươn tới cái mới, cái luôn thay đổi; đề cao tính tựdo cá nhân, mối quan hệ chiều ngang và đề cao mặt pháp lý; mỗi thành viênđến tuổi lao động trong gia đình đều có nghề nghiệp khác nhau. Ngược lại vớiđô thị, ở nông thôn các thành viên trong gia đình đa phần cùng làm chung mộtcông việc; truyền thống gia đình được đặt trên lợi ích cá nhân, đòi hỏi sự phụctùng tuyệt đối của con cái đối với cha mẹ; đề cao lòng hiếu thảo, sự biết ơn15cha mẹ, tôn kính tổ tiên, tôn trọng quá khứ,... Chính sự khác biệt đó phảichăng làm cho tỷ lệ ly hôn ở đô thị cao hơn ở nông thôn; tuổi thọ của hônnhân ở đô thị thấp hơn ở nông thôn; phụ nữ ở đô thị chủ động ly hôn nhiềuhơn ở nông thôn. Và ở đây, ta cần đi sâu phân tích về tỷ lệ ly hôn, người đứngđơn ly hôn, độ tuổi của phụ nữ và nam giới khi ly hôn, độ đài của hôn nhân,nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn để thấy rõ được thực trạng ly hôndiễn ra ở mỗi nơi như thế nào.Nguyên nhân ly hôn: xã hội đô thị đông dân cư tạo cho con người cónhiều mối quan hệ đa chiều với gia đình, nhóm bạn bè, cơ quan,… để pháttriển về học vấn, trình độ, kinh tế, địa vị xã hội. Khác với đô thị, ở nông thônmối quan hệ chỉ giới hạn ở luỹ tre làng. Chính sự giao thiệp rộng rãi của cưdân đô thị phải chăng ảnh hưởng đến đời sống gia đình, làm cho nguyên nhânly hôn ở đô thị phức tạp hơn ở nông thôn. Vì vậy, việc tìm hiểu những nguyênnhân về kinh tế, ngoại tình, bạo lực gia đình, tính tình không hợp, mâu thuẫncon dâu (rể) với gia đình nhà chồng (vợ),…và so sánh xem nguyên nhân nàotác động đến ly hôn nhiều nhất là rất cần thiết.Hậu quả ly hôn: ở nông thôn, nếu ly hôn xảy ra thì với sự đùm bọc củagia đình truyền thống, tình làng, nghĩa xóm, những hệ luỵ của nó sẽ được xãhội truyền thống điều tiết. Nhưng ở xã hội đô thị, nơi mà kinh tế chi phối cuộcsống của con người thì hệ luỵ sau ly hôn về gia đình có thể rất lớn. Trẻ em cólẽ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn hẳn người bố hay người mẹ vì gia đình là nơi trẻem lớn lên, là nơi bắt đầu hình thành nhân cách sống. Vì vậy, ta cần tìm hiểunhững vấn đề sau ly hôn cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực đối với cá nhânvà xã hội để thấy rõ được những hậu quả của ly hôn.Các nhân tố tác động đến ly hôn: có lẽ ở đô thị mang yếu tố hiện đạinhiều hơn ở nông thôn. Vì khi sống ở đô thị, quá trình giao lưu văn hoá tấtyếu xảy ra, chúng ta ít nhiều bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, làm cho16con người cởi mở hơn với nhau; mối quan hệ giữa các cá nhân bình đẳng hơn;phụ nữ ở đô thị có điều kiện nâng cao trình độ, độc lập về kinh tế và bìnhđẳng với chồng nhiều hơn. Trong khi ở nông thôn, văn hoá truyền thống vẫnđược lưu giữ; người chồng vẫn là trụ cột của gia đình về kinh tế và quyền lực;phụ nữ ở nông thôn chủ yếu ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái.Như vậy, chính sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị về kinh tế, vănhoá – xã hội làm cho ly hôn ở đô thị có thể khác hơn nhiều so với ly hôn ởnông thôn. Và việc đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và cácyếu tố tác động đến ly hôn sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề ly hôn hiện nay.1.2. Lý thuyết áp dụng1.2.1. Lý thuyết xung đột xã hộiTrong luận văn này, tôi tiếp cận theo lý thuyết xung đột xã hội để giảithích các nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh TâyNinh.Lý thuyết xung đột xã hội cho rằng xã hội được hình thành bởi cácnhóm xã hội khác nhau. Các nhóm xã hội khác nhau có lợi ích khác nhau vàthường xung đột với nhau bởi vì nguồn lực như của cải và quyền lực là hữuhạn và được phân bổ không đồng đều. Trong quá trình cạnh tranh, một nhómchiếm ưu thế và ở vị trí thống trị. Nhóm ưu thế này sau đó sử dụng quyền lựccủa mình để kiểm soát các nguồn lực nhằm đảm bảo rằng xã hội vận hànhtheo cách phục vụ lợi ích riêng của mình. Về bản chất, xã hội có xu hướngxung đột. Xung đột có thể làm xã hội thay đổi và những thay đổi này có thểdẫn đến phân phối của cải và quyền lực công bằng hơn [17, pg. 74].Theo quan điểm của Karl Marx: ông được coi là “cha đẻ” của lýthuyết xung đột xã hội, các công trình của ông về xung đột giai cấp, lợi íchcủa giai cấp, quyền sở hữu, quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất và sự17bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác là tiền thân cho sự phát triển củalý thuyết xung đột xã hội.Ông là người đã áp dụng một cách nhìn tổng quát để giải thích nhóm xãhội. Theo ông, chính trong quá trình phân công lao động xã hội, mối quan hệvề mặt tư liệu sản xuất là vấn đề tất yếu để hình thành các tầng lớp, giai cấpkhác nhau. Vì chúng khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất dẫn đến sựphân hoá trong quá trình sản xuất và bất bình đẳng là không thể tránh khỏitrong việc phân công sản phẩm xã hội và mâu thuẫn nảy sinh từ đó. Vì thếMarx nói rằng mọi nguyên nhân đều có nguyên nhân từ yếu tố kinh tế.Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến sự khác nhau về vị thế xãhội và các quan hệ bất bình đẳng trong các giai cấp, các nhóm xã hội, các cánhân khi đó mâu thuẫn nảy sinh. Từ mâu thuẫn kinh tế chuyển sang mâuthuẫn trong lĩnh vực chính trị, quyền lực là một chặng đường không xa. Mâuthuẫn hoặc xung đột xuất hiện do bất bình đẳng trong giai cấp, các cá nhântrong xã hội, do mối quan hệ thống trị và bị trị. Mâu thuẫn là động lực thúcđẩy quan hệ xã hội. Mâu thuẫn có quan hệ mật thiết với các tổ chức xã hội màông gọi là các hình thái kinh tế xã hội và xung đột không phải là cái gì khácnằm ngoài cơ cấu xã hội mà nó là kết quả của quá trình vận hành xã hội trênvới tư cách là một hệ thống có cấu trúc xác định.Theo quan điểm của Dahrendorf: ông cho rằng, trong bất cứ một môhình tổ chức xã hội như thế nào thì quá trình xung đột là không thể tránh khỏi.Theo ông, muốn giải quyết được xung đột trước tiên phải xây dựng được môhình xung đột. Trong xã hội có những loại mô hình xung đột như:Xung đột theo mô hình quyền lực: nó gắn liền với các quyền lợi chínhtrị của tầng lớp thống trị trong xã hội.18Xung đột mặt lợi ích hay kinh tế: nó gắn liền với quyền lợi hay lợi ích,khả năng sử dụng những cơ may vật chất, mô hình này liên quan tới toàn thểcác thành viên trong xã hội.Xung đột về mặt đạo đức, tinh thần: nó liên quan đến cách cư xử giữacon người với nhau liên quan đến giá trị vật chất và tinh thần, thẩm mỹ và tôngiáo.Ông đưa ra các cách giải quyết các xung đột như: nếu xung đột về mặtlợi ích kinh tế, phải lấy lợi ích kinh tế để giải quyết; nếu xung đột về mặt tinhthần và tôn giáo, phải lấy chính các yếu tố đó để giải quyết. Và phải công khaihoá các xung đột, mức độ công khai hoá càng lớn thì tỷ lệ giải quyết các xungđột càng nhanh.Vận dụng lý thuyết xung đột xã hội vào trong hôn nhân gia đình, lýthuyết này coi gia đình là một xã hội thu nhỏ, mỗi thành viên trong đó theođuổi những nhu cầu, giá trị và mục tiêu khác nhau và như thế thì mâu thuẫn,xung đột giữa các thành viên trong gia đình là không thể tránh khỏi. Theo lýthuyết này, ly hôn là kết quả cuối cùng của một quan hệ hôn nhân mà ở đóxung đột đã phát triển đến đỉnh điểm làm cho cuộc hôn nhân tan vỡ và trở nênkhông thể hàn gắn được. Lý thuyết này giúp ta nhìn nhận những nguyên nhântại sao cuộc hôn nhân lại thất bại và dẫn đến ly hôn.1.2.2. Lý thuyết hiện đại hoáLý thuyết hiện đại hoá mô tả và giải thích quá trình chuyển đổi từ xãhội truyền thống hoặc kém phát triển trở thành xã hội hiện đại.Xã hội học đã hình thành ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX trong các xãhội đã kinh qua những biến chuyển to lớn do cuộc cách mạng công nghiệpđem lại, do đó nhiều nhà xã hội học cố gắng mô tả và giải thích sự hình thànhcác xã hội hiện đại.19Nhà xã hội học Đức Ferdinand Toennies đã mô tả sự hình thành quátrình hiện đại hoá như là bước quá độ từ xã hội cộng đồng sang một xã hộihiệp hội. Theo quan điểm của ông, đây là một quá trình có liên hệ đến việcbiến mất dần dần các cộng đồng và sự gia tăng tầm quan trọng của cá nhân.Theo sự phân tích của É. Durkheim về biến chuyển xã hội, quá trìnhhiện đại hoá liên quan đến việc phân công lao động gia tăng trong các hoạtđộng sản xuất. Nó là việc chuyên môn hoá cao trong hoạt động của conngười, hay nói cách khác, mỗi cá nhân chỉ đảm nhận một hay vài công việcchuyên biệt mà thôi. Đối với Durkheim, quá trình hiện đại hoá là việc chuyểntừ sự đoàn kết có tính cách máy móc sang sự đoàn kết hữu cơ. Ông nhìn quátrình này như việc thay đổi, biến chuyển của cơ sở đoàn kết xã hội, từ nhữngràng buộc dựa trên sự giống nhau đến sự lệ thuộc hỗ tương kinh tế dựa trên sựphân công lao động trong các xã hội công nghiệp rộng lớn hơn, phức tạp hơn.Trong các thập kỷ gần đây, quá trình hiện đại hoá cũng tác động đếncác nước đang phát triển. A. Giddens quan niệm, lý thuyết hiện đại hoá là mộttrong những lý thuyết hướng về thị trường vốn giải thích sự kém phát triểncủa các quốc gia nghèo là do những rào cản về văn hoá và định chế. Lý thuyếthiện đại hoá lập luận: khi các xã hội truyền thống biến đổi do quá trình côngnghiệp hoá, dần dần chúng sẽ mang những nét tương tự các xã hội ở Châu Âuvà Bắc Mỹ. Hiện nay, các nước đang phát triển phải đối đầu với những vấn đềxã hội nghiêm trọng do nghèo đói và gia tăng dân số nhanh gây nên. Lýthuyết hiện đại hoá cho rằng, khi quá trình công nghiệp hoá xảy ra ở các nướctiền công nghiệp thì các xã hội này cũng kinh qua các mô thức biến đổi xã hộiđã từng xảy ra ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, như: quá trình đô thị hoá, sựgia tăng dân số cao sẽ giảm bớt với thời gian, chuyên môn hoá trong sản xuất,tương quan xã hội có tính cách khách quan, phi ngã, tôn giáo truyền thống20