Ca sĩ ngọt là ai?

Ngọt là một ban nhạc indie pop Việt Nam gồm 4 thành viên: Vũ Đinh Trọng Thắng (hát, guitar đệm), Nguyễn Chí Hùng (guitar chính), Phan Việt Hoàng (guitar bass) và Nguyễn Hùng Nam Anh (trống). Được thành lập vào năm 2013 tại Hà Nội, Ngọt sớm tạo được tiếng vang trong cộng đồng âm nhạc trên toàn quốc. Cũng thông qua mạng xã hội và chất riêng trong các sáng tác, ban nhạc dần trở thành một trong những nghệ sĩ nổi bật tại Việt Nam.

Ca sĩ ngọt là ai?

Ca sĩ ngọt là ai?

Ca sĩ ngọt là ai?

Ngọt là cái tên quen thuộc với nhiều người yêu nhạc.

Tuy nhiên, mới đây, Ngọt bất ngờ thông báo một tin không mấy vui vẻ đến người hâm mộ. Trang cá nhân của nhóm đăng tải bài viết: "Chúng tôi xin thông báo kể từ hôm nay Chí Hùng sẽ rời Ngọt để tập trung cho các dự án riêng. Xin cảm ơn người anh em đã cống hiến cho ban nhạc những năm qua. Mong Hùng vẫn sẽ có những hôm chơi giao lưu với Ngọt trên các sân khấu sắp tới nhé!"

Ca sĩ ngọt là ai?

Thông báo rời nhóm của thành viên Chí Hùng.

Ca sĩ ngọt là ai?

Tay guitar của nhóm sẽ tách riêng để hoạt động cá nhân.

Nhiều người hâm mộ tỏ vẻ hụt hẫng trước thông báo rời nhóm của Chí Hùng. Một số cho biết vô cùng thích anh chàng vì màu sắc mà Chí Hùng mang lại cho Ngọt vô cùng độc đáo, có chút "Tây" và cách Chí Hùng chơi đàn lại vô cùng truyền cảm hứng. Dù vẫn chúc cho chặng đường sắp tới của anh chàng được suôn sẻ, khán giả vẫn vô cùng tiếc nuối khi Ngọt mất đi một thành viên đầy thu hút và tài năng.

- Từ hồi có Chí Hùng, các bản phối của Ngọt như lên 1 tầm cao mới. Giờ đi tiếc quá. 

- Cái gì đang xảy ra vậy ạ...

- Ơ kìa sao lại thế...

- Cảm ơn anh vì thời gian qua và chúc anh may mắn trên con đường riêng.

- Buồn thật nhưng chúc anh Chí Hùng thành công với lựa chọn của mình ạ.

- Lại một guitar khác rời Ngọt...

Ca sĩ ngọt là ai?

Ca sĩ ngọt là ai?

Nhiều người hâm mộ phản ứng trước thông tin Chí Hùng rời nhóm.

Hãy theo dõi SAOstar để biết thêm tin tức về Ngọt.

Ca sĩ ngọt là ai?
Ca sĩ ngọt là ai?

Nguồn hình ảnh, Mỹ Thanh

Chụp lại hình ảnh,

Vũ Đinh Trọng Thắng trên sân khấu hòa nhạc In the Spotlight

Không gian kỹ thuật số và mạng toàn cầu cung cấp môi trường dung dưỡng những tài năng trẻ, từ đó vụt sáng các nghệ sĩ độc lập, rồi đàng hoàng có chỗ trong thị trường âm nhạc.

Ngọt nằm trong số đó. Thành công Ngọt có được phần lớn từ tài năng và tự lực. Họ trở thành đại diện không chỉ cho thế hệ mình mà cho một cách làm nhạc mới, từ sự thôi thúc của bản thân. Hơn ai hết, thủ lĩnh của Ngọt- Vũ Đinh Trọng Thắng (sinh năm 1995) hiểu rõ con đường những nghệ sĩ như anh đang đi.

Vũ Đinh Trọng Thắng cho rằng nghệ sĩ Việt Nam hầu hết là 'indie' theo nghĩa "tự tay làm mọi việc"- khác với nghệ sĩ ở các nền âm nhạc phát triển có công ty quản lý.

Síu Phạm và phim 'Con đường trên núi'

Hương Giang Idol nói về áp lực và hạnh phúc

Kay Nguyễn: Từ đam mê xem phim đến Cô Ba Sài Gòn

Sự khác biệt của giới indie so với nghệ sĩ (có tên tuổi) trên thị trường tại Việt Nam theo anh ở tinh thần viết nhạc: Viết để phục vụ ai, để làm gì…

"Tôi nghĩ nếu đã có quá nhiều người viết nhạc để phục vụ thị trường và khán giả thì phải có đối trọng là các nghệ sĩ viết nhạc vì nhạc, vì bản thân họ," Thắng nói. "Một thứ âm nhạc vị kỷ hoàn toàn. Đấy là vẻ đẹp." Tuy nhiên anh cũng khẳng định, hai lối viết tuy xuất phát điểm khác nhau nhưng đều có những đóng góp tích cực cho nghệ thuật, không thể nói bên nào hơn bên nào.

Ca sĩ ngọt là ai?
Ca sĩ ngọt là ai?

Nguồn hình ảnh, Nguyen Manh Ha

Chụp lại hình ảnh,

Vũ Đinh Trọng Thắng

Thắng nhìn nhận thế nào về thế hệ âm nhạc của chính mình?

Tôi cảm giác thế hệ âm nhạc của tôi là sản phẩm của một sự bội thực từ thế hệ trước. Âm nhạc trước đây được làm dầy quá, giả lập nhiều quá. Đến lượt chúng tôi chỉ hát với mỗi guitar thùng và thu thô thôi, khán giả lại thấy mới. Một nghệ sĩ tự sáng tác, tự hát, tự chơi nhạc cụ, tự làm hết các thứ khác với lớp trước hoàn toàn.

Người ta thấy tại sao âm nhạc trước đây lại phức tạp đến vậy. Tại sao muốn làm ca sĩ lại phải đặt mua bài của một nhạc sĩ khác, đặt sản xuất bên này, đặt ban nhạc chỗ kia… Thì giờ đây xuất hiện một kiểu khiến người ta nghĩ, ừ nó cũng đơn giản và cứ thế phát huy.

Các nghệ sĩ lớp trước rất quan tâm đến việc hiện đại hóa nhạc dân gian và làm nhạc dân gian đương đại, nhưng vô tình lại khiến cho lớp trẻ bị bội thực. Xem trên TV suốt, thành ra lớp trẻ thấy có cần cứu nó đâu, nó quá nhiều. Dù thực ra nó gặp nguy hiểm thật. Nhưng cái nó cần không phải là được phổ biến mà phải được phát hiện lại. Như thế lại phải chờ đến thế hệ sau: "Chả thấy nhạc dân gian đâu nhỉ"- và họ hỏi nhau: "Nước nào cũng có nhạc dân gian thì nhạc dân gian nước mình là gì…" Khi đó họ sẽ phát hiện ra nhạc dân gian rất hay. Các nhạc sĩ về sau sẽ bảo: "Tôi không hiểu tại sao thế hệ trước lại không làm cái này, hay thế này cơ mà." Mà đâu biết thế hệ trước đã bị bội thực…

Nói thế không có nghĩa là tôi không làm gì liên quan đến dân gian. Tôi vẫn đang làm, vẫn đang cố gắng để đưa ra một cái gì tôi cảm thấy thật sự mạnh.

Là người làm nhạc, bạn có chủ động nghe chất liệu dân gian nguyên gốc?

Tôi vẫn bị cảm giác bội thực. Nghe nhiều nhất là khi đi taxi, người ta bật nhạc bolero. Tôi cũng nghe mấy album ca trù do anh em bạn bè giới thiệu. Tôi nghe chưa đủ nhiều, thật sự cần nghiên cứu thêm.

Ca sĩ ngọt là ai?
Ca sĩ ngọt là ai?

Nguồn hình ảnh, Tired City

Chụp lại hình ảnh,

Vũ Đinh Trọng Thắng và Ngọt mơ một ngày đưa nhạc Việt vượt biên giới

Ngoài là kết quả của sự bội thực, lớp nghệ sĩ indie còn điểm chung gì đáng chú ý?

Cái tôi đang sợ nhất là người ta sẽ dùng những phát hiện mới để định nghĩa luôn về thế hệ tôi một cách vội vàng. Ví dụ đăng nhạc lên chỉ có hát và guitar thu thô và người ta bảo đấy là indie: "Đấy là nhạc của thế hệ mình, bây giờ bọn mình ai cũng làm thế đi". Khi bọn tôi tham gia In the Spotlight liền bị nghi ngại: "Làm nhạc dầy thế này, làm sân khấu lớn thế này, các bạn có nghĩ nó còn là indie nữa không, nó có gọi là chất của các bạn không, hay là các bạn đã thay đổi rồi…"

Tôi bảo đấy chỉ là cái khái niệm của thế hệ mình về indie (một người đánh guitar và hát) chứ indie đâu phải như thế. Và chắc chắn tôi sẽ từ chối việc định nghĩa âm nhạc của thế hệ này chỉ là như thế thôi. Nó xứng đáng nhiều hơn thế. Nó sẽ có cái mùi riêng của nó, nhưng không thể nào đơn giản như thế.

Nó thế nào do chính những người như bạn quyết định mà?

Đúng, nhưng thực sự tôi vẫn chưa tìm ra. Tôi cứ tập trung vào viết nhạc hay thôi. Có lẽ tôi sẽ thành nghệ sĩ không có mùi gì cụ thể. Nhiều nghệ sĩ mà tôi rất thần tượng cũng như thế. Họ không đứng cho một thời đại nào nhất định, sẽ là một cái gì đó vô thời gian. Cái đấy cũng hay. Nếu rơi vào vị trí đấy, bọn tôi sẽ không định nghĩa được thế hệ này mà để những người khác định nghĩa.

Thực sự tôi cũng không biết nhiều về thế hệ mình. Có thời gian tôi rút hẳn ra khỏi mọi người, đến lúc quay lại không hiểu thế hệ của mình luôn. Kiểu nó quá "loạn lạc" và tôi không bắt được tần số của họ. Sau đó tôi bắt đầu viết nhạc lại và bắt lại được tần số đó. Tôi học được của thế hệ tôi và định nghĩa lại được chút tần số của thế hệ. Những cái tiêu cực kiểu "trẻ trâu" như đua xe ngoài đường không thuộc thế hệ mới mà là tàn dư của thế hệ cũ. Thế hệ nào cũng có những người lịch sự, nhưng những người lịch sự của thế hệ tôi cảm giác hơi khác chút. Họ có chút tếu táo, tinh nghịch hơn, nhưng vẫn biết chừng mực. Khi cần đứng trong tổng thể xã hội, họ vẫn vào hàng, đi đúng làn. Để chơi đùa, để nghịch, họ vẫn là những người có tâm lý phản kháng rất cao, quẫy đạp rất nhiều. Đấy là cái tôi tự hào và muốn thấy ở thế hệ mình.

Ca sĩ ngọt là ai?
Ca sĩ ngọt là ai?

Nguồn hình ảnh, Alamy

Chụp lại hình ảnh,

Họ trở thành đại diện không chỉ cho thế hệ mình mà cho một cách làm nhạc mới, từ sự thôi thúc của bản thân

Vì thế trong dòng nhạc "không chính thức" undergound mới có một số bài lời hơi bậy một chút?

Có lẽ là thế hệ sau sẽ bội thực vì… nói bậy, vì thế hệ này nói bậy hơi nhiều. Nhưng quan trọng là biết nói bậy đúng cách. Nó cũng là một phần văn hóa dân gian mình phải lưu truyền. Nếu không ai nói bậy trong tiếng Việt thì người nước ngoài có giữ được mấy từ đấy cho mình đâu?! Mình vẫn phải giữ chứ!

Dù sao ở Thắng vẫn có cái gì đấy tách biệt khỏi thế hệ của chính bạn?

Có thể tôi đại diện cho những người không đứng trong một trường phái nào, văn hóa nào. Tôi đã cố đi chơi với những người trong cộng đồng rock, hip-hop, goth, hipster… Nhưng tôi không đứng vào được bất cứ đâu. Tôi phải đứng một mình. Cuối cùng tôi học cách tự hào khi đứng một mình. Tất nhiên vẫn phải có một sự "cùng nhau" trong việc đứng một mình đó. Có vẻ chính việc đứng tách ra để có cái nhìn riêng về từng thành phần một trong xã hội khiến tôi viết được nhạc.

Thế hệ các bạn còn thành công ở điểm… hạ được giá vé nghe nhạc?

Hạ để tăng. Đây là một thời điểm vừa xấu vừa tốt. Tin (có vẻ) xấu là những cái miễn phí bắt đầu rút hết khỏi Việt Nam. Tin tốt là vì mọi người nhìn nhận Việt Nam là thị trường đáng đứng riêng, như thế quyền nghệ sĩ phải được thiết lập trong mọi lĩnh vực từ sách báo, truyện tranh đến âm nhạc. Khi quyền nghệ sĩ được thắt chặt thì việc đạo nhái càng ít đi và những thứ được nghe miễn phí cũng ít hơn. Người nghe nhạc phải quen dần với điều đó. Khán giả (trẻ) cũng làm quen việc trả tiền đi nghe nhạc bằng cách bắt đầu đi xem indie giá rẻ trước…

Rồi thì khán giả của nhạc indie cũng sẽ trưởng thành và thu nhập cao hơn, nghệ sĩ của họ cũng thế?

Nhìn lại bản thân tôi cũng hiếm khi bỏ tiền đi nghe nhạc, nếu có cũng phải cân nhắc bài toán tài chính. Nhưng mỗi khi trả tiền mình thường cảm thấy: Đội này đắt hẳn là họ hay.